Chi phí chìm là gì? Các nhận biết bẫy chi phí chìm
Chi phí chìm là một trong những yếu tố quan trọng bạn cần cân nhắc trước khi ra quyết định. Việc nhận biết và tránh bẫy chi phí chìm sẽ giúp chúng ta đưa ra những quyết định tài chính thông minh hơn, tránh lãng phí nguồn lực. Hãy cùng VNSC tìm hiểu chi phí chìm là gì, cách nhận biết bẫy chi phí chìm và những chiến lược để tránh mắc phải sai lầm phổ biến này nhé!
Chi phí chìm là gì?
Chi phí chìm (sunk cost) là những khoản chi phí đã được chi trả và không thể thu hồi lại được, bất kể điều gì xảy ra trong tương lai.
Ví dụ điển hình bao gồm tiền đã chi cho nghiên cứu và phát triển, chi phí tiếp thị đã bỏ ra hoặc thiết bị đã mua và không thể bán lại với giá trị tương đương.
Đặc điểm của chi phí chìm
- Không thể thu hồi: Một khi chi phí chìm đã phát sinh, không có cách nào để lấy lại số tiền đó.
- Không ảnh hưởng tới quyết định tương lai: Về mặt lý thuyết, chi phí chìm không thể ảnh hưởng đến các quyết định tương lai vì chúng không thể thay đổi được.
- Thường bị bỏ qua trong phân tích kinh tế: Trong các phân tích chi phí – lợi nhuận, chi phí chìm thường không được tính đến vì chúng không ảnh hưởng đến dòng tiền tương lai.
Ảnh hưởng của chi phí chìm đến việc kinh doanh
- Quyết định đầu tư: Chi phí chìm có thể dẫn đến quyết định tiếp tục đầu tư vào một dự án không hiệu quả chỉ vì đã đầu tư quá nhiều vào nó trước đó rồi. Đây là bẫy chi phí chìm, nơi doanh nghiệp cố gắng “cứu” khoản đầu tư ban đầu mà không đánh giá lại tính khả thi của dự án.
- Lãng phí tài nguyên: Việc không nhận biết và xử lý chi phí chìm sẽ dẫn đến lãng phí tài nguyên, khi doanh nghiệp tiếp tục sử dụng vốn, nhân lực và thời gian vào các dự án không có triển vọng.
- Giảm hiệu quả kinh doanh: Các quyết định bị ảnh hưởng bởi chi phí chìm thường không tối ưu, làm giảm hiệu quả kinh doanh tổng thể và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Phân biệt chi phí chìm và chi phí cơ hội
Sau đây là bảng chi tiết giúp phân biệt 2 khái niệm chi phí chìm và chi phí cơ hội:
So sánh chi phí chìm và chi phí cơ hội
Chi phí chìm (Sunk Cost) | Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) | |
Định nghĩa | Là những khoản chi phí đã bỏ ra và không thể thu hồi lại được, bất kể quyết định tương lai như thế nào. | Là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ lỡ khi đưa ra một quyết định. Đây là lợi ích tiềm năng mà một người hoặc doanh nghiệp bỏ qua khi chọn một phương án thay vì phương án khác. |
Đặc điểm | Không thể thay đổi hoặc thu hồi.Không nên ảnh hưởng đến các quyết định tương lai vì chúng không còn giá trị hiện tại. | Luôn liên quan đến quyết định giữa các lựa chọn khác nhau.Thể hiện giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua. |
Đo lường | Đo bằng tiền một cách chắc chắn. | Là giá trị ước tính, mang tính tương đối, sẽ bao gồm cả các giá trị không bằng tiền. |
Trình bày | Thể hiện bằng các con số ghi nhận theo nguyên tắc kế toán trong báo cáo tài chính của công ty. | Không được thể hiện trên báo cáo tài chính nhưng có thể thể hiện trên một vài báo cáo quản trị doanh nghiệp. |
Ví dụ | Tiền đã chi cho một chiến dịch quảng cáo không thành công hoặc chi phí mua một thiết bị lỗi thời không thể bán lại. | Nếu bạn quyết định sử dụng 100 triệu đồng để mở một quán cà phê thay vì đầu tư vào cổ phiếu, chi phí cơ hội là lợi nhuận bạn có thể kiếm được từ việc đầu tư vào cổ phiếu. |
Bẫy chi phí chìm là gì?
Bẫy chi phí chìm (Sunk Cost Fallacy) là hiện tượng khi con người hoặc doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào một dự án hoặc quyết định chỉ vì đã bỏ ra khoản chi phí lớn trước đó, mặc dù việc tiếp tục đầu tư có thể không mang lại lợi ích hoặc thậm chí gây thiệt hại thêm.
Nguyên nhân:
- Con người thường không muốn thừa nhận rằng các khoản đầu tư trước đây của họ đã thất bại.
- Sợ mất mặt hoặc nhận sự chỉ trích từ người khác nếu từ bỏ một dự án đã đầu tư nhiều.
- Không nhận thức rõ về chi phí chìm và tiếp tục đầu tư theo quán tính.
Ví dụ: Doanh nghiệp đã đầu tư hàng triệu đồng vào phát triển một sản phẩm mới nhưng thị trường không đón nhận. Thay vì dừng dự án để giảm thiểu thiệt hại, họ tiếp tục đổ thêm tiền vào với hy vọng sẽ thành công trong tương lai.
Tác động của bẫy chi phí chìm:
- Lãng phí tài nguyên khi tiếp tục đổ tiền vào các dự án không hiệu quả làm lãng phí tài nguyên và cơ hội khác.
- Các quyết định bị ảnh hưởng bởi chi phí chìm thường không tối ưu, làm giảm hiệu quả hoạt động.
- Doanh nghiệp có thể bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh mới và tiềm năng hơn do bị ràng buộc bởi các dự án không hiệu quả.
Cách để tránh bẫy chi phí chìm hiệu quả
Nhận thức rõ ràng về chi phí chìm, chi phí cơ hội cũng như tránh bẫy chi phí chìm sẽ giúp doanh nghiệp và cá nhân đưa ra những quyết định tài chính thông minh hơn. Sau đây là những cách giúp đánh bẫy chi phí chìm hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo:
- Đánh giá lại dự án: Sử dụng các công cụ phân tích để đánh giá lại dự án và quyết định trên cơ sở lợi ích và chi phí tương lai, không phải quá khứ.
- Lập kế hoạch với nhiều kịch bản khác nhau, chẳng hạn như Kế hoạch A, Kế hoạch A1, Kế hoạch B. Điều này giúp đảm bảo rằng khi kế hoạch ban đầu gặp trục trặc hoặc không như ý, bạn vẫn có những phương án dự phòng để tiếp tục tiến bước. Thay vì đau đầu suy nghĩ về việc trả lời câu hỏi có hay không, giữ lại hay tiếp tục, nhà quản trị nên linh hoạt và chuẩn bị nhiều phương án thay thế.
- Sử dụng phân tích khoa học: Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và phân tích thay vì cảm xúc. Lên kế hoạch chi phí một cách kỹ lưỡng trước khi thực hiện chi tiêu.
- Đào tạo nhân viên: Huấn luyện nhân viên và quản lý về chi phí chìm cũng như tầm quan trọng của việc không để nó ảnh hưởng đến quyết định tương lai. Khuyến khích việc tự đánh giá và giám sát bản thân. Nếu có thể, hạn chế đưa vào nhóm ra quyết định những người có xu hướng làm phát sinh và che giấu các chi phí chìm.
Chi phí chìm là một yếu tố thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến quyết định và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Bằng cách nâng cao nhận thức về chi phí chìm cùng với các gợi ý cách tránh bẫy trên đây sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa ảnh hưởng của chi phí chìm, từ đó duy trì sự phát triển bền vững của tổ chức trong thị trường ngày càng cạnh tranh hiện nay.
Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.
VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây
Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006
- Website: https://vnsc.vn
- Hỗ trợ trực tiếp: m.me/finhayvn
- Group Cộng đồng Finhay: https://www.facebook.com/groups/finhay/
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
- Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay
- HayBond – Đầu tư an tâm, lợi nhuận hấp dẫn
- [Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay
- CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN
- Thận trọng Finhay và VNSC by Finhay bị giả mạo [Cảnh báo]
- Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay
- Viettel Construction – CTR trả cổ tức 27,2% bằng tiền, thị giá tăng 42%
- Bản tin chứng khoán ngày 18/09: Thanh khoản cải thiện, VN-Index hồi phục
- Phân tích cổ phiếu IDI – Cuối năm 2024 có nên đầu tư không?
- Tập đoàn Novaland (NVL) tiết lộ lý do chậm công bố báo cáo tài chính soát xét nửa đầu năm 2024
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu