Đường xu hướng (Trendline) trong chứng khoán: Định nghĩa, cách vẽ và ứng dụng
Nhà đầu tư chứng khoán muốn thành công đều cần xác định đúng xu hướng thị trường để đặt lệnh phù hợp. Một trong những công cụ xác định xu hướng thị trường phổ biến chính là đường xu hướng (Trendline). Vậy đường xu hướng là gì, cách vẽ như thế nào, các ứng dụng của đường này là gì? Mời bạn cùng VNSC tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Đường xu hướng (trendline) là gì?
Đường xu hướng (Trendline) là đường thẳng nối các đỉnh hoặc các đáy trên biểu đồ, có tác dụng biểu thị xu hướng biến động giá trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, độ dốc của đường xu hướng có thể biểu thị tốc độ biến đổi của giá, độ dốc lớn nghĩa là giá biến động nhanh, độ dốc nhỏ nghĩa là giá biến động chậm.
Nhà đầu tư có thể lựa chọn các khung thời gian khác nhau để vẽ đường xu hướng như 1 phút, 5 phút, hàng ngày, hàng tuần… tùy theo mục đích đầu tư lướt sóng, ngắn hạn hoặc dài hạn. Nếu đầu tư lướt sóng hoặc ngắn hạn, bạn nên cài đặt khoảng thời gian ngắn giúp theo dõi những biến động nhỏ nhất của thị trường để đưa ra quyết định kịp thời.
Các loại đường xu hướng
Đường xu hướng gồm 3 loại, bao gồm đường xu hướng tăng (Uptrend), đường xu hướng giảm (Downtrend) và đường xu hướng đi ngang (Sideway). Cụ thể như sau:
Đường xu hướng tăng (Uptrend)
Đây là đường nối các đáy tăng dần, đáy sau cao hơn đáy trước, tạo thành đường thẳng hướng lên trên, còn được gọi là đường hỗ trợ. Theo đó, khi giá chạm đến đường xu hướng tăng thì giá có xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng, nhà đầu tư có thể dựa vào dấu hiệu này để mua vào.
Đường xu hướng giảm (Downtrend)
Đây là đường nối các đỉnh, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, tạo thành đường thẳng hướng xuống dưới, còn được gọi là đường kháng cự. Theo đó, khi giá chạm vào đường xu hướng giảm thường sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm, đây là dấu hiệu để bán ra.
Đường xu hướng ngang (Sideway)
Đây là đường nối các đỉnh hoặc các đáy tương đương nhau, tạo thành đường thẳng gần như nằm ngang. Đường này cho thấy giá không biến động hoặc biến động không đáng kể. Trong giai đoạn này, giá đang không xác định rõ xu hướng. Nhà đầu tư có thể mua gom dần hoặc dứt khoát chờ tới khi có một tín hiệu xác định xu hướng rõ ràng hơn.
Hướng dẫn các bước vẽ đường xu hướng
Để vẽ đường xu hướng, bạn cần nối các đỉnh hoặc các đáy với nhau để tạo thành một đường thẳng. Có 4 bước cơ bản như sau:
- Bước 1 – Xác định xu hướng: Bạn quan sát biểu đồ giá, so sánh các đỉnh và các đáy để xác định xu hướng giá. Xu hướng giảm thường các các đỉnh giảm dần, xu hướng tăng thường có các đáy tăng dần.
- Bước 2 – Đánh dấu các đỉnh hoặc đáy trên biểu đồ: Nếu đang trong xu hướng giảm, bạn hãy đánh dấu các đỉnh trên biểu đồ. Ngược lại, hãy đánh dấu các đáy trên biểu đồ nếu đang trong xu hướng tăng.
- Bước 3 – Vẽ đường xu hướng: Bạn thực hiện nối 2 hoặc nhiều đỉnh/ đáy với nhau để tạo thành đường thẳng thể hiện xu hướng giá của thị trường. Nối các đỉnh sẽ tạo thành đường xu hướng giá giảm, nối các đáy sẽ tạo thành đường xu hướng tăng.
Ứng dụng của đường xu hướng (trendline) trong giao dịch chứng khoán
Trong chứng khoán, đường xu hướng có thể được sử dụng để xác định vùng hỗ trợ – kháng cự, kênh giá, xu hướng thị trường, điểm mua, điểm bán phù hợp. Cụ thể như sau:
Xác định xu hướng
Đây là chức năng cơ bản nhất của đường xu hướng. Không chỉ xác định xu hướng, đường này còn cho biết mức biến động lớn hay nhỏ, nhanh hay chậm và dự đoán xu hướng giá trong tương lai.
Xác định vùng hỗ trợ và vùng kháng cự
Vùng hỗ trợ được xác định dựa vào đường xu hướng giảm, vùng kháng cự được xác định dựa vào đường xu hướng tăng. Khi giá hoạt động trong vùng hỗ trợ là dấu hiệu mua vào, khi giá hoạt động trong vùng kháng cự là dấu hiệu bán ra.
Xác định kênh giá (Kênh xu hướng)
Kênh giá được xác định bởi 2 đường xu hướng song song với nhau. Vẽ một đường thẳng song song với đường trendline tăng và di chuyển đến vị trí tiếp xúc với nhiều đỉnh nhất sẽ tạo thành kênh xu hướng tăng. Ngược lại, vẽ một đường thẳng song song với đường xu hướng giảm và di chuyển đến vị trí tiếp xúc với nhiều đáy nhất sẽ tạo thành kênh xu hướng giảm.
Bạn có thể xác định nhiều kênh xu hướng trên biểu đồ, tạo thành những vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Đây có thể là căn cứ để bạn xác định điểm mua và điểm bán phù hợp nhất. Cụ thể, khi giá tiệm cận đường xu hướng bên dưới kênh giá là dấu hiệu mua vào, tiệm cận đường phía trên kênh giá là dấu hiệu bán ra.
Xác định điểm vào lệnh
Thông thường, nhà đầu tư sẽ mua vào khi giá tiệm cận đường xu hướng tăng khi thị trường đang trong xu hướng tăng. Ngược lại, nhà đầu tư sẽ bán ra khi giá tiệm cận với đường xu hướng giảm khi đang trong xu hướng giảm.
Xác định điểm đặt lệnh cắt lỗ (Stop-loss)
Đường xu hướng có thể được sử dụng để xác định điểm đặt lệnh cắt lỗ, giúp bạn hạn chế rủi ro khi đầu tư. Cụ thể, lệnh cắt lỗ thường được đặt dưới đường xu hướng tăng và trên đường xu hướng giảm trong các xu hướng tương ứng.
Xác định điểm đặt lệnh chốt lời
Mức giá có thể nằm dưới, chạm hoặc vượt qua đường xu hướng. Trường hợp giá vượt qua có thể là dấu hiệu đảo chiều, báo hiệu nhà đầu tư nên đặt lệnh chốt lời. Bạn có thể đặt lệnh chốt lời ngay sau khi giá vượt qua đường trendline hoặc kết hợp với các chỉ báo khác như RSI, MACD… để xác định điểm đặt lệnh chính xác nhất.
Lưu ý khi áp dụng đường trendline trong chứng khoán
Đường xu hướng không hoàn hảo, không đưa ra chỉ báo chính xác hoàn toàn. Vì vậy, khi sử dụng đường trendline, bạn cần chú ý một số điều sau:
- Mức độ tin cậy: Đường xu hướng càng dốc càng dễ bị phá vỡ, độ tin cậy của những đường này khá thấp. Đồng thời, đường xu hướng có độ dốc quá ít cũng không mang lại hiệu quả tốt. Lúc này bạn nên sử dụng các chỉ báo khác hoặc vẽ lại đường xu hướng để thu được kết quả chính xác hơn.
- Xu hướng mạnh: Xu hướng càng mạnh hơn khi giá chạm vào đường xu hướng càng nhiều lần nhưng không bị phá vỡ.
- Quản trị rủi ro: Bạn nên đặt lệnh chốt lời và cắt lỗ trong mọi giao dịch để bảo toàn vốn và hạn chế rủi ro, tránh bị cuốn theo xu hướng đám đông.
- Ưu tiên sử dụng đường trendline nối từ nhiều đỉnh và đáy: Thực tế, các đỉnh và đáy không phải lúc nào cũng nằm trên một đường thẳng, bạn cần chọn ít nhất 2 điểm và nối với nhau để tạo thành đường trendline. Do đó, trong một giai đoạn thị trường có thể vẽ được nhiều đường trendline. Trong những đường này, bạn nên ưu tiên sử dụng những đường trendline nối từ càng nhiều đỉnh và đáy càng tốt vì sẽ mang lại độ chính xác cao hơn.
- Kết hợp các chỉ báo khác: Đường trendline có thể dự đoán đúng xu hướng trong giai đoạn ngắn nhưng không đảm bảo luôn chính xác, đặc biệt khi thị trường xấu. Xu hướng có thể bị phá vỡ và đảo chiều do thị trường biến động. Vì vậy, bạn nên kết hợp nhiều chỉ báo khác nhau để dự đoán xu hướng giá, tránh phụ thuộc vào đường xu hướng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về định nghĩa, phân loại, cách vẽ, ứng dụng và lưu ý khi sử dụng đường xu hướng (trendline). VNSC mong rằng những thông tin này có thể giúp bạn hiểu và vận dụng tốt nhất đường xu hướng trong giao dịch, mang lại lợi nhuận cao khi đầu tư.
Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.
VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây
Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006
- Website: https://vnsc.vn
- Hỗ trợ trực tiếp: m.me/finhayvn
- Group Cộng đồng Finhay: https://www.facebook.com/groups/finhay/
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
- Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay
- HayBond – Đầu tư an tâm, lợi nhuận hấp dẫn
- [Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay
- CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN
- Thận trọng Finhay và VNSC by Finhay bị giả mạo [Cảnh báo]
- Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay
- VNSC CBTT Nghị quyết HĐQT thông qua giao dịch giữa VNSC và CTCP Finhay Việt Nam
- Viettel Construction – CTR trả cổ tức 27,2% bằng tiền, thị giá tăng 42%
- Bản tin chứng khoán ngày 18/09: Thanh khoản cải thiện, VN-Index hồi phục
- Phân tích cổ phiếu IDI – Cuối năm 2024 có nên đầu tư không?
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu