Nên gửi tiết kiệm hay đầu tư? Gợi ý một số hình thức đầu tư phổ biến hiện nay
Đứng trước lựa chọn tiết kiệm hay đầu tư, nhiều người phân vân giữ sự an toàn của ngân hàng và cơ hội gia tăng tài sản từ đầu tư. Mỗi lựa chọn đều có ưu và nhược điểm riêng. Để đưa ra quyết định phù hợp, bạn cần hiểu rõ mục tiêu tài chính, khả năng chấp nhận rủi ro cũng như tình hình kinh tế hiện tại. Vậy đâu mới là con đường giúp bạn bảo toàn và gia tăng tài sản tốt nhất? Hãy cùng VNSC tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Nên gửi tiết kiệm ngân hàng hay đầu tư?
Để đưa ra quyết định lựa chọn tiết kiệm hay đầu tư, trước tiên, bạn cần hiểu rõ định nghĩa và ưu – nhược điểm của hai hình thức này. Cụ thể như sau:
Tổng quan về gửi tiết kiệm ngân hàng
Gửi tiết kiệm ngân hàng là gửi một số tiền vào tài khoản ngân hàng với kỳ hạn và lãi suất cố định. Gửi tiết kiệm ngân hàng có những ưu và nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Ít rủi ro, tính an toàn cao, không yêu cầu người gửi có kiến thức về tài chính, phù hợp với tất cả mọi người.
- Nhược điểm: Lãi suất thấp (thường chỉ dao động từ 4 – 7%/năm với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lại, với kỳ hạn ngắn hơn thì lãi suất cũng thấp hơn), không phù hợp để gia tăng tài sản, trường hợp rút trước kỳ hạn sẽ tính lãi suất rất thấp – 0,1%/năm.
Tổng quan về đầu tư
Trong bối cảnh bài viết này, đầu tư là việc sử dụng tiền hoặc tài sản khác để thực hiện một kế hoạch nhằm thu lợi nhuận trong tương lai. Đầu tư có nhiều hình thức như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, vàng… Mỗi hình thức đầu tư có những ưu và nhược điểm khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung đều có những ưu – nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Mang lại lợi nhuận cao hơn, có thể cao hơn nhiều lần so với gửi tiết kiệm ngân hàng, có đa dạng hình thức đầu tư phù hợp với các đối tượng khác nhau.
- Nhược điểm: Thường yêu cầu nguồn vốn lớn hơn gửi tiết kiệm, nhà đầu tư phải có kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực đầu tư, tính rủi ro cao hơn gửi tiết kiệm, đòi hỏi nhà đầu tư phải thường xuyên theo dõi và phân tích biến động thị trường.
Các yếu tố cần cân nhắc trước khi quyết định tiết kiệm hay đầu tư
Bên cạnh việc hiểu rõ ưu – nhược điểm của từng hình thức, để lựa chọn tiết kiệm hay đầu tư, bạn cần cân nhắc các yếu tố cá nhân như mục tiêu tài chính, hiệu suất mong muốn, khả năng chấp nhận rủi ro và tình hình hiện tại kinh nghiệm. Cụ thể như sau:
Mục tiêu tài chính cá nhân
Trước khi quyết định tiết kiệm hay đầu tư, bạn cần xác định mục tiêu tài chính cá nhân của mình. Nếu bạn có kế hoạch ngắn hạn như mua sắm hoặc đi du lịch, gửi tiết kiệm có thể là lựa chọn phù hợp vì tính chất thanh toán cao. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tăng tài sản trong thời hạn dài như mua nhà hoặc chuẩn bị nghỉ hưu, đầu tư có thể mang lại cơ hội sinh lời tốt hơn.
Hiệu suất đầu tư mong muốn
Việc đánh giá hiệu suất đầu tư là điều cần thiết để xác định mức độ sinh lời mà bạn mong muốn. Gửi tiết kiệm có lãi suất cố định, thường dao động từ 4 – 7% mỗi năm, phù hợp cho những ai không muốn chịu rủi ro cao. Đầu tư có thể mang lại hiệu suất cao hơn, từ 10%/năm trở lên, tuy nhiên, nếu thị trường biến động không như mong muốn, bạn có thể mất một phần hoặc toàn bộ số vốn bỏ ra.
Khả năng chấp nhận rủi ro
Khả năng chấp nhận rủi ro là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn giữa tiết kiệm và đầu tư. Nếu bạn có khả năng chấp nhận rủi ro cao thì đầu tư vào chứng khoán hoặc tiền điện tử có thể là những lựa chọn hấp dẫn nhất. Nếu bạn muốn bảo toàn vốn và không muốn mất tiền, hãy gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc đầu tư vào các sản phẩm ít rủi ro hơn như trái phiếu hay chứng chỉ quỹ.
Thời gian và kế hoạch chi tiêu tương lai
Nếu bạn có số tiền nhàn rỗi không cần sử dụng đến trong thời gian ngắn (dưới 1 – 2 năm), gửi tiết kiệm ngân hàng có thể là lựa chọn phù hợp hơn. Ngược lại, nếu bạn có số tiền nhàn rỗi dài hạn, không cần sử dụng ngay lập tức, bạn có thể chọn đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận.
Kế hoạch chi tiêu cũng ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn tiết kiệm hay đầu tư. Chẳng hạn, nếu bạn cần chuẩn bị một số tiền cho chuyến du lịch trong 2 – 3 tháng tới, gửi tiết kiệm là lựa chọn phù hợp vì ít rủi ro và có thể gửi trong ngắn hạn. Nếu bạn cần chuẩn bị tiền cho con học đại học, tiền mua nhà, bạn có thể cân nhắc chọn tiết kiệm nếu yêu thích sự ổn định, đầu tư nếu muốn sinh lời cao hơn.
Tình hình kinh tế và lãi suất
Khi lãi suất ngân hàng ở mức cao (7 – 9%/năm), gửi tiết kiệm có thể là lựa chọn tốt vì mang lại lợi nhuận tương đối tốt, đồng thời có sự an toàn và ổn định. Tuy nhiên, khi lãi giảm, số tiền sinh lời từ việc gửi tiết kiệm không cao, thậm chí giá trị thức có thể giảm đi do tác động của lạm phát. Trong trường hợp này, đầu tư có thể giúp bạn duy trì và tăng giá trị tài sản tốt hơn.
Khi nào nên gửi tiết kiệm ngân hàng?
Tại Việt Nam, gửi tiết kiệm ngân hàng là giải pháp lựa chọn an toàn nhất, ít rủi ro nhất khi bạn muốn bảo toàn vốn và nhận một phần lợi nhuận nhỏ. Hình thức này sẽ phù hợp khi:
- Bạn muốn có nguồn thu nhập thụ động ổn định nhưng không yêu cầu lợi nhuận cao.
- Bạn cần một khoản dự phòng cho những tình huống khẩn cấp vì khoản tiết kiệm có thể rút bất kỳ lúc nào.
- Bạn có kế hoạch tài chính ngắn và trung hạn như tiết kiệm tiền du lịch, học tập… trong 1 – 3 năm.
- Thị trường tài chính chính đang không ổn định.
- Bạn mới bắt đầu tích lũy tài sản và chưa có kinh nghiệm đầu tư.
Khi nào nên quyết định đầu tư?
Đầu tư là lựa chọn mạo hiểm hơn so với gửi tiết kiệm, thường phù hợp khi:
- Bạn có nguồn tiền nhàn rỗi trong khoảng thời gian dài, tối thiểu trên 1 năm.
- Bạn có kế hoạch dài hạn và mong muốn tăng giá trị tài sản.
- Bạn có kiến thức về lĩnh vực bạn có dự định đầu tư.
- Bạn có nguồn tiền nhàn rỗi đủ lớn, phù hợp với hình thức đầu tư mà bạn lựa chọn.
- Lãi suất tiết kiệm thấp và thị trường tài chính không đang trong giai đoạn biến động mạnh.
Khi nào nên kết hợp tiết kiệm và đầu tư?
Bạn có thể lựa chọn kết hợp tiết kiệm và đầu tư thay vì chỉ lựa chọn một trong hai. Cách này phù hợp khi:
- Bạn muốn bảo vệ một phần vốn, đảm bảo rằng bạn luôn có một khoản dự phòng để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, gửi tiết kiệm là lựa chọn hợp lý. Phần vốn còn lại bạn có thể đầu tư vào những lĩnh vực có tính rủi ro cao hơn như chứng khoán, bất động sản, chứng chỉ quỹ…
- Bạn có mục tiêu tài chính dài hạn và ngắn hạn khác nhau. Chẳng hạn, các mục tiêu tài chính ngắn hạn hoặc trung hạn như mua sắm lớn, du lịch, giáo dục trong vòng 1 – 3 năm sẽ phù hợp với gửi tiết kiệm, các mục tiêu dài hạn như tích lũy tài sản, chuẩn bị cho nghỉ hưu có thể phù hợp với đầu tư dài hạn.
- Thị trường tài chính biến động, bạn muốn gửi tiết kiệm để có một khoản dự phòng an toàn, vừa muốn tiếp tục đầu tư để nắm bắt những cơ hội đặc biệt trong giai đoạn này.
Một số hình thức đầu tư phổ biến hiện nay
Có rất nhiều hình thức đầu tư trên thị trường tài chính, tuy nhiên, dưới đây là 5 hình thức phổ biến nhất hiện nay. Bao gồm chứng khoán, trái phiếu, vàng, bất động sản và tiền điện tử. Cụ thể như sau:
Đầu tư cổ phiếu
Đầu tư cổ phiếu là hình thức mua cổ phần của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, qua đó nhà đầu tư trở thành cổ đông và có quyền hưởng lợi nhuận từ sự tăng trưởng của công ty, dưới dạng cổ tức hoặc lợi nhuận từ việc bán cổ phiếu khi giá tăng.
Cổ phiếu được phân thành hai loại chính: cổ phiếu thường (common stock) và cổ phiếu ưu đãi (preferred stock). Cổ phiếu thường cho phép người sở hữu có quyền biểu quyết trong các cuộc họp cổ đông và nhận cổ tức biến động theo kết quả kinh doanh của công ty. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết nhưng thường được nhận cổ tức cố định.
Ưu điểm của đầu tư cổ phiếu là khả năng sinh lợi nhuận cao nếu công ty phát triển tốt hoặc giá cổ phiếu tăng. Đây cũng là một cách đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là rủi ro cao, vì giá cổ phiếu có thể biến động mạnh do nhiều yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị hoặc kết quả kinh doanh của công ty.
Đầu tư cổ phiếu phù hợp với những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro và có kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán. Để bắt đầu, nhà đầu tư có thể cần ít nhất vài triệu đồng tùy vào giá cổ phiếu của từng công ty, tuy nhiên, số vốn tối thiểu sẽ phụ thuộc vào quy định mua lô lẻ hoặc lô chẵn của từng sàn giao dịch.
Đầu tư chứng chỉ quỹ
Đầu tư chứng chỉ quỹ là một lựa chọn khá mới mẻ tại Việt Nam. Với hình thức này, bạn cùng các nhà đầu tư khác sẽ góp vốn vào một quỹ đầu tư cụ thể. Tại đây, chuyên gia thuộc các công ty quản lý quỹ để họ phân bổ nguồn tiền vào các loại tài sản khác nhau (thường là cổ phiếu và trái phiếu) nhằm mục đích sinh lời trung và dài hạn.
Có 3 loại quỹ phổ biến trên thị trường gồm: Quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu và quỹ cân bằng (kết hợp giữa cổ phiếu và trái phiếu). Trong đó, quỹ cổ phiếu là loại quỹ có mức độ rủi ro cao nhất nhưng cũng đem lại lợi nhuận lớn nhất. Ngược lại, quỹ trái phiếu là lựa chọn an toàn nhất nhưng tỷ lệ sinh lời sẽ thấp hơn.
Dù vậy, ngay cả với quỹ cổ phiếu thì mức độ rủi ro vẫn thấp hơn so với đầu tư chứng khoán hay crypto bởi các công ty quản lý quỹ thường xây dựng danh mục tương đối đa dạng, trong đó có nhiều cổ phiếu an toàn.
Đầu tư vàng
Đầu tư vàng là hình thức mua vàng nhằm mục đích sinh lời khi giá vàng tăng hoặc để bảo toàn giá trị tài sản. Đây là một kênh đầu tư phổ biến từ lâu vì vàng có tính thanh khoản cao và khả năng duy trì giá trị trong dài hạn, đặc biệt trong thời kỳ lạm phát hoặc bất ổn kinh tế.
Có hai loại hình đầu tư vàng chính: vàng vật chất (vàng miếng, vàng trang sức) và vàng tài khoản (vàng chứng chỉ, giao dịch vàng trực tuyến). Vàng vật chất phổ biến ở Việt Nam, trong khi vàng tài khoản thường được giao dịch qua các sàn quốc tế.
Ưu điểm của đầu tư vàng là tính an toàn và khả năng bảo toàn giá trị tốt trong dài hạn. Vàng cũng dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt khi cần. Tuy nhiên, nhược điểm là mức độ biến động giá có thể khá lớn trong ngắn hạn, và việc bảo quản vàng vật chất có thể gặp rủi ro mất cắp hoặc chi phí lưu trữ. Thêm vào đó, vàng không mang lại thu nhập thụ động như lãi suất hay cổ tức.
Đầu tư vàng phù hợp với những người muốn bảo vệ tài sản trước rủi ro lạm phát hoặc những biến động kinh tế. Người mới bắt đầu đầu tư cũng có thể chọn vàng vì tính đơn giản và phổ biến của hình thức nay. Số vốn tối thiểu cần để đầu tư vàng thường phụ thuộc vào giá vàng tại thời điểm mua, thông thường khoảng vài triệu đồng là đã có thể mua được một chỉ vàng.
Đầu tư bất động sản
Đầu tư bất động sản là việc mua, sở hữu, quản lý, cho thuê hoặc bán bất động sản nhằm mục đích thu lợi nhuận. Bất động sản bao gồm nhiều loại hình như nhà ở, đất đai, tòa nhà thương mại, khu công nghiệp và khu nghỉ dưỡng.
Đầu tư bất động sản có thể phân loại thành hai hình thức chính: đầu tư bất động sản để cho thuê (như nhà ở, văn phòng cho thuê) và đầu tư để mua bán kiếm lời (mua thấp bán cao, đầu tư lướt sóng). Ngoài ra, còn có đầu tư bất động sản công nghiệp hoặc nghỉ dưỡng, dành cho những nhà đầu tư có vốn lớn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Đầu tư bất động sản có tiềm năng sinh lời cao, tạo ra dòng tiền ổn định từ việc cho thuê và là kênh giữ tài sản an toàn, đặc biệt trong giai đoạn lạm phát. Tuy nhiên, nhược điểm là cần vốn đầu tư lớn, tính thanh khoản thấp (khó bán nhanh khi cần tiền gấp) và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố pháp lý, quy hoạch hoặc biến động thị trường.
Loại hình này phù hợp với những người có vốn lớn, mong muốn đầu tư dài hạn hoặc những người có kinh nghiệm trong việc phân tích thị trường bất động sản. Số vốn tối thiểu cần có để đầu tư bất động sản phụ thuộc vào loại hình và vị trí của bất động sản, giá nhà ở nông thôn sẽ thấp hơn giá nhà ở thành phố.
Đầu tư tiền điện tử
Đầu tư tiền điện tử (crypto) là việc mua, bán hoặc nắm giữ các loại tiền kỹ thuật số dựa trên công nghệ blockchain như Bitcoin, Ethereum và nhiều loại khác. Tiền điện tử bao gồm tiền mã hóa (cryptocurrency), nền tảng hợp đồng thông minh và các token tiện ích (utility tokens). Nhà đầu tư thường mua tiền điện tử thông qua sàn giao dịch, ví điện tử hoặc tham gia các hoạt động như staking và yield farming để tăng lợi nhuận.
Ưu điểm của đầu tư tiền điện tử là tiềm năng sinh lời cao, tính thanh khoản tốt và khả năng giao dịch toàn cầu. Tuy nhiên, hình thức này cũng có những rủi ro đáng kể như biến động giá mạnh, thiếu sự quản lý từ các cơ quan chính thống và nguy cơ bị hack hoặc lừa đảo. Vì vậy, đầu tư tiền điện tử phù hợp với những người có khả năng chịu đựng rủi ro cao, đã hiểu rõ về thị trường và có kiến thức công nghệ.
Như vậy, việc lựa chọn giữa tiết kiệm hay đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ mục tiêu tài chính, hiệu suất mong muốn cho đến khả năng chấp nhận rủi ro. Để đạt được hiệu quả cao trong việc tích lũy và gia tăng tài sản, bạn có thể cân nhắc kết hợp cả hai phương pháp, vừa đảm bảo an toàn vừa sử dụng cơ hội sinh lời. VNSC mong rằng bài viết này có thể giúp bạn lựa chọn được hình thức tiết kiệm và đầu tư phù hợp nhất.
Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.
VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây
Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006
- Website: https://vnsc.vn
- Hỗ trợ trực tiếp: m.me/finhayvn
- Group Cộng đồng Finhay: https://www.facebook.com/groups/finhay/
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
- Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay
- Chứng khoán Vina tự hào trở thành “Đại lý phân phối – Thành viên lập quỹ tích cực năm 2024”
- VNSC by Finhay năm thứ 2 liên tiếp được vinh danh quốc tế về ứng dụng AI trong lĩnh vực chứng khoán
- VNSC by Finhay hợp tác cùng Dragon Capital nâng cao kiến thức về quỹ mở
- HayBond – Đầu tư an tâm, lợi nhuận hấp dẫn
- [Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay
- CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN
- Thận trọng Finhay và VNSC by Finhay bị giả mạo [Cảnh báo]
- Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay
- Công ty Vĩnh Hoàn (VHC) chuẩn bị trả cổ tức 20% bằng tiền khi cán đích lợi nhuận sớm hơn dự kiến
- Bản tin chứng khoán ngày 07/11: Nhóm công nghệ tăng mạnh, thị trường giảm nhiệt
- VNSC by Finhay trở thành đại lý phân phối của PVCB Capital
- Ông Donald Trump làm Tổng thống Mỹ sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế và chứng khoán Việt Nam?
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu