Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin tổng hợp

Trong 6 tháng đầu năm 2025, các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng có kết quả kinh doanh nổi bật

18:10 19/07/2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng đạt khoảng 29.515 tỷ đồng, bằng 47,05% kế hoạch năm 2025; doanh thu đạt 30.065 tỷ đồng, bằng 46,67% kế hoạch; lợi nhuận khoảng 2.358 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra trong 6 tháng đầu năm là 537 tỷ đồng.

4895d043 0d73 433a 9da4 20ceb0794857

Đáng chú ý, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) bước đầu có lãi sau 2 năm gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (HUD), Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (HANCORP), Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), Tổng công ty Viglacera, Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam (VMSC), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cơ bản có lãi và hoàn thành kế hoạch.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đánh giá, hiện 13 doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng có tổng vốn điều lệ khoảng 30.800 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm khoảng 27.834 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đạt doanh thu khoảng 30.065 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 2.358 tỷ đồng – vượt xa kế hoạch đề ra 537 tỷ đồng.

"Đây là minh chứng cho sự nỗ lực của các doanh nghiệp, vai trò quản lý của đại diện vốn Nhà nước", ông Hùng nói.

bo xay dung moi 1740888628185519078241

Trong 6 tháng đầu năm 2025, các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng có kết quả kinh doanh nổi bật

Cũng theo ông Hùng, trong thời gian tới, các doanh nghiệp có nhiều thuận lợi, nhất là khi Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/8. Luật mới là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng đưa ra chỉ đạo rõ ràng đối với một số doanh nghiệp. Ví dụ đối với Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD): Sớm hoàn thành thủ tục thoái vốn tại một số đơn vị thành viên, khẩn trương tham mưu Bộ điều chỉnh kế hoạch cổ phần hóa, đồng thời nhanh chóng triển khai kinh doanh các dự án đủ điều kiện nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận.

Đối với Tổng công ty Lắp máy Việt Nam – CTCP (LILAMA) cần xây dựng phương án tái cơ cấu giai đoạn 2026–2030, lồng ghép vào chiến lược phát triển doanh nghiệp. LILAMA cần chủ động phối hợp với các Cục, Vụ, Ban Quản lý dự án để tìm kiếm công việc mới, đặc biệt trong lĩnh vực đường sắt, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Vụ Quản lý doanh nghiệp để hoàn tất công tác quyết toán vốn Nhà nước.

Tại Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA) cần tích cực thực hiện thoái vốn, cổ phần hóa và tái cơ cấu doanh nghiệp; báo cáo sớm để Bộ kịp thời tham mưu Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch.

Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP (HANCORP): Xây dựng đề án chiến lược phát triển dài hạn, trong đó bao gồm phương án tái cơ cấu và kế hoạch phát triển 5 năm. Bộ Xây dựng tiếp tục là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Tại Tổng công ty Viglacera – CTCP (VIGLACERA) cần phối hợp với Vụ Quản lý doanh nghiệp tham mưu Bộ tháo gỡ khó khăn trong công tác thẩm định giá hai khoản đầu tư tại Cuba, sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Thứ trưởng cũng giao Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng phương án hợp nhất Nhà xuất bản Giao thông và Nhà xuất bản Xây dựng. Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng đề nghị các doanh nghiệp thuộc Bộ cần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau; tích cực tham gia liên danh nhà thầu và phối hợp với các Cục, Vụ, Ban Quản lý dự án để mở rộng cơ hội công việc.

"Trong 6 tháng cuối năm 2025, các doanh nghiệp có vốn Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng cần đẩy mạnh tái cơ cấu, chủ động mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh để hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra.
Với tinh thần chủ động, sáng tạo, tôi tin tưởng rằng các doanh nghiệp sẽ hoàn thành và vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025", Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng nói.

Đức Trí-Link gốc

Cùng chủ đề

Thị trường chứng khoán Việt sắp có “làn gió mới” mảng cho vay tiêu dùng
Thị trường chứng khoán Việt sắp có “làn gió mới” mảng cho vay tiêu dùng

Tin tức về việc F88 gia nhập thị trường tài chính thay thế ở Việt Nam sẽ có tác động đến ngành tài chính, đặc biệt là lĩnh vực cho vay tiêu dùng. F88, với quy mô lớn và chiến lược tập trung vào công nghệ, có thể thay đổi cảnh quan cạnh tranh trong ngành. Sự xuất hiện của F88 cũng mở ra cơ hội mới cho người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm đối tượng khó vay của các tổ chức tín dụng truyền thống.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-07-2025 9:40:05
Nhà đồng sáng lập Dragon Capital mở màn The Investor mùa 2 – The Resilients
Nhà đồng sáng lập Dragon Capital mở màn The Investor mùa 2 – The Resilients

Tin tức về talkshow "The Investors" mùa 2 với sự tham gia của ông Trần Thanh Tân từ Dragon Capital và VPBankS sẽ có tác động đáng kể đến ngành tài chính và chứng khoán tại Việt Nam. Sự chia sẻ kinh nghiệm và tầm nhìn chiến lược từ một nhà đầu tư và một công ty quản lý quỹ hàng đầu như Dragon Capital sẽ cung cấp thông tin hữu ích và cảm hứng cho cộng đồng đầu tư, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự đổi mới công nghệ của VPBankS thông qua ứng dụng StockGuru cũng sẽ mang lại trải nghiệm đầu tư tiên tiến và cá nhân hóa hơn cho nhà đầu tư, đồng thời thách thức cách thức tương tác truyền thống với thị trường.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-07-2025 7:55:07
Microsoft ngừng sử dụng kỹ sư ở Trung Quốc cho công nghệ hỗ trợ quân sự Mỹ
Microsoft ngừng sử dụng kỹ sư ở Trung Quốc cho công nghệ hỗ trợ quân sự Mỹ

Tin tức về việc Microsoft ngừng sử dụng kỹ sư Trung Quốc trong việc hỗ trợ kỹ thuật cho quân đội Mỹ có thể tác động đến ngành công nghiệp công nghệ thông tin và bảo mật mạng. Điều này có thể gây ra sự lo ngại về an ninh mạng và làm thay đổi cách thức làm việc của các công ty công nghệ khi hợp tác với chính phủ và tổ chức quân đội.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 19-07-2025 7:40:07

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K