Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

Vietjet quay lại nhờ SAGS hỗ trợ phục vụ mặt đất tại Tân Sơn Nhất đến 22/5

Vietjet đề nghị SAGS trước mắt hỗ trợ phục vụ khai thác mặt đất cho các chuyến bay quốc tế đến và đi của Vietjet từ ngày 22/4 đến ngày 22/5 (tập trung vào dịch vụ sân đỗ).

di may bay vietjet air co tot khong 12122020 1

Theo Tạp chí Hàng không, CTCP Hãng hàng không Vietjet vừa có văn bản gửi Công ty cổ phần phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS, mã CK: SGN) về việc đề nghị hỗ trợ các chuyến bay quốc tế của Vietjet.

Theo đó, trong quá trình chuyển giao dịch vụ giữa Vietjet và SAGS, do thời gian gấp rút và một số yếu tố khách quan ngoài mong muốn, đã phát sinh một vài gián đoạn trong khâu phối hợp và triển khai công tác phục vụ mặt đất.

Mặc dù Vietjet đã chủ động chuẩn bị và phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan nhưng vẫn có một số tình huống phát sinh thực tế nằm ngoài khả năng kiểm soát.

Theo như thống nhất giữa hai bên, Vietjet đề nghị SAGS trước mắt hỗ trợ phục vụ khai thác mặt đất cho các chuyến bay quốc tế đến và đi của Vietjet từ ngày 22/4 đến ngày 22/5 (tập trung vào dịch vụ sân đỗ).

Trước đó, ngày 18/4, Công ty Cổ phần phục vụ Mặt đất Sài Gòn công bố thông tin sự kiện có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cụ thể từ ngày 20/04/2025, Công ty cổ phần phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) sẽ chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất trọn gói cho Công ty cổ phần hàng không Vietjet (hãng Vietjet) tại Cảng Hàng không quốc tế Tần Sơn Nhất. Lý do là hãng Vietjet sẽ tự thực hiện dịch vụ mặt đất tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Ngày 22/4, Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Hãng hàng không Vietjet về việc bảo đảm chất lượng phục vụ mặt đất tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sau khi hãng này chính thức triển khai mô hình tự phục vụ từ ngày 20/4.

Theo Cục Hàng không, quá trình Vietjet triển khai tiếp quản dịch vụ mặt đất sau khi chấm dứt hợp đồng với Công ty cổ phần phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) còn nhiều bất cập, khiến phần lớn các chuyến bay trong hai ngày 20, 21/4 bị chậm, ảnh hưởng đến chất lượng khai thác và gây bức xúc cho hành khách.

Trước tình hình này, Cục Hàng không yêu cầu Vietjet bố trí đầy đủ nhân sự, đặc biệt là lực lượng phục vụ hành khách và hành lý, cùng trang thiết bị phục vụ mặt đất tại Tân Sơn Nhất theo đúng phương án đã được phê duyệt. Đồng thời, hãng cần khẩn trương xây dựng và triển khai phương án phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ mặt đất khác tại sân bay, nhằm bảo đảm hoạt động khai thác không bị gián đoạn.

Cục cũng đề nghị Vietjet rà soát lại kế hoạch khai thác, đặc biệt là thời gian quay đầu máy bay và khối lượng công việc mặt đất để điều chỉnh phù hợp với năng lực phục vụ hiện tại. Hãng phải thực hiện nghiêm các quy định liên quan đến nghĩa vụ của người vận chuyển đối với hành khách trong trường hợp chuyến bay bị chậm, hủy hoặc kéo dài bất thường.

Ngoài Tân Sơn Nhất, Vietjet cũng cần duy trì sự ổn định trong công tác phục vụ mặt đất tại sân bay Nội Bài, đặc biệt trong bối cảnh có thể phải điều chuyển nhân sự nội bộ giữa các sân bay.

Chiều ngày 22/4, Vietjet cho biết các hoạt động khai thác tại sân bay đã cơ bản trở lại bình thường.

Hãng xin lỗi hành khách trên các chuyến bay bị ảnh hưởng, công bố chính sách đền bù bằng E-voucher trị giá 500.000 đồng cho các chuyến bay nội địa và 1.000.000 đồng cho chuyến bay quốc tế, áp dụng với các chuyến bay bị chậm từ 2 tiếng trở lên trong hai ngày 20, 21/4.

Lịch Thiệp

Link gốc

Cùng chủ đề

Bản tin chứng khoán ngày 29/04: Thị trường ảm đạm trước lễ
Bản tin chứng khoán ngày 29/04: Thị trường ảm đạm trước lễ

Hôm nay, thị trường tiếp tục có một phiên giao dịch ảm đạm trước thềm nghỉ lễ. Cảng biển là nhóm duy nhất có diễn biến đáng chú ý trong …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:26:40
Khối ngoại bán ròng mạnh tay hơn 300 tỷ đồng phiên cuối tháng 4, đâu là tâm điểm “xả hàng”?
Khối ngoại bán ròng mạnh tay hơn 300 tỷ đồng phiên cuối tháng 4, đâu là tâm điểm “xả hàng”?

Tin tức về diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 đã tạo ra tác động ngược chiều đối với các ngành liên quan. Cổ phiếu VRE và MWG được mua ròng mạnh nhất, trong khi VIC và SAB bị bán ròng mạnh. Sự mua ròng của VRE và MWG có thể do nhà đầu tư đánh giá tích cực về triển vọng của hai công ty này, trong khi bán ròng của VIC và SAB có thể phản ánh sự lo ngại về tình hình kinh doanh của họ.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:20:11
VNINDEX kết thúc tháng “sóng gió” tại mốc 1.226 điểm
VNINDEX kết thúc tháng “sóng gió” tại mốc 1.226 điểm

Tin tức về cổ phiếu SAB của Sabeco giảm mạnh sau khi công bố kết quả kinh doanh yếu kém đã tác động tiêu cực đến ngành sản xuất bia - rượu - nước giải khát. Sự suy giảm trong doanh thu và lợi nhuận của Sabeco đã khiến nhà đầu tư lo ngại về tương lai của công ty và ngành công nghiệp. Điều này đã góp phần làm rung lắc thị trường chứng khoán, khiến VN-Index không thể "thoát hiểm" khỏi áp lực bán ra.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:05:19

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K