Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

SAS: Báo lãi tăng 145%, “hái tiền” từ kinh doanh phòng chờ: Bỏ ra 1 đồng, thu lời 4 đồng

Lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhờ ngành hàng không hồi phục. Đặc biệt là thị trường Trung Quốc với tổng lượt khách tăng tới 78%.

sasco

CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, mã chứng khoán SAS) vừa công bố BCTC quý 1/2025, ghi nhận doanh thu thuần 764 tỷ – tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Trong cơ cấu doanh thu, mảng kinh doanh phòng chờ thương gia dã vượt qua mảng kinh doanh hàng miễn thuế để trở thành mảng đóng góp doanh thu lớn nhất với gần 229 tỷ – tăng 29% so với cùng kỳ. Giá vốn mảng này chỉ vào khoảng 43 tỷ đồng, tương đương biên lãi gộp lên đến 82% (1 đồng vốn 4 đồng lời).

Trong khi đó, dù sụt giảm nhẹ, doanh thu cửa hàng miễn thuế vẫn đạt 223 tỷ đồng. Được biết, hoạt động kinh doanh của SAS tập trung tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất – cửa ngõ hàng không lớn nhất cả nước.

Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế Công ty thu về 113 tỷ – gấp gần 2,5 lần so với quý 1/2024. Theo SAS, lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhờ ngành hàng không đang dần hồi phục. Đặc biệt là thị trường Trung Quốc với tổng lượt khách tăng tới 78%.

screen shot 2025 04 23 at 09 48 33

SAS là công ty do “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch và vợ là cựu nữ diễn viên Lê Hồng Thủy Tiên làm thành viên HĐQT. Đây là công ty chuyên bán lẻ, kinh doanh hàng miễn thuế và kinh doanh dịch vụ tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch SAS từ năm 2017. Từ đó, SAS được ví như “gà đẻ trứng vàng” cho hệ sinh thái của doanh nhân này. IPP Group cũng đầu tư nắm giữ hơn 10% cổ phần CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài – Nasco (NAS) và hợp tác với Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) tại sân bay quốc tế Cam Ranh.

Tính đến ngày 31/3/2025, SAS có tổng tài sản 2.499 tỷ đồng. Đáng chú ý, SAS đang có danh mục bất động sản đầu tư với 6 lô đất tại Phú Quốc, tổng diện tích gần 3,2ha với nguyên giá 37 tỷ đồng. Công ty có cơ cấu vốn khá “đẹp” với vốn chủ sở hữu 1.752 tỷ, lợi nhuận giữ lại 413 tỷ đồng và không vay nợ ngân hàng.

screen shot 2025 04 23 at 09 47 39

Trí Túc-Link gốc

Cùng chủ đề

Bản tin chứng khoán ngày 29/04: Thị trường ảm đạm trước lễ
Bản tin chứng khoán ngày 29/04: Thị trường ảm đạm trước lễ

Hôm nay, thị trường tiếp tục có một phiên giao dịch ảm đạm trước thềm nghỉ lễ. Cảng biển là nhóm duy nhất có diễn biến đáng chú ý trong …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:26:40
Khối ngoại bán ròng mạnh tay hơn 300 tỷ đồng phiên cuối tháng 4, đâu là tâm điểm “xả hàng”?
Khối ngoại bán ròng mạnh tay hơn 300 tỷ đồng phiên cuối tháng 4, đâu là tâm điểm “xả hàng”?

Tin tức về diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 đã tạo ra tác động ngược chiều đối với các ngành liên quan. Cổ phiếu VRE và MWG được mua ròng mạnh nhất, trong khi VIC và SAB bị bán ròng mạnh. Sự mua ròng của VRE và MWG có thể do nhà đầu tư đánh giá tích cực về triển vọng của hai công ty này, trong khi bán ròng của VIC và SAB có thể phản ánh sự lo ngại về tình hình kinh doanh của họ.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:20:11
VNINDEX kết thúc tháng “sóng gió” tại mốc 1.226 điểm
VNINDEX kết thúc tháng “sóng gió” tại mốc 1.226 điểm

Tin tức về cổ phiếu SAB của Sabeco giảm mạnh sau khi công bố kết quả kinh doanh yếu kém đã tác động tiêu cực đến ngành sản xuất bia - rượu - nước giải khát. Sự suy giảm trong doanh thu và lợi nhuận của Sabeco đã khiến nhà đầu tư lo ngại về tương lai của công ty và ngành công nghiệp. Điều này đã góp phần làm rung lắc thị trường chứng khoán, khiến VN-Index không thể "thoát hiểm" khỏi áp lực bán ra.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:05:19

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K