Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

SCIC công bố danh sách thoái vốn đợt 1/2025, nhiều doanh nghiệp “hot” trên sàn chứng khoán góp mặt

Thời điểm cuối năm 2024, danh mục đầu tư của SCIC hiện có 110 doanh nghiệp với tổng giá trị thị trường đạt xấp xỉ 8 tỷ USD.

screen shot 2024 05 19 at 12 02 31

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa công bố danh sách thoái vốn đợt 1/2025 gồm 31 doanh nghiệp, trong đó 1 cái tên đã bán vốn thành công là Tổng công ty Thăng Long. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp trên sàn chứng khoán như FPT, Domesco (DMC), Nhiệt điện Hải Phòng (HND), Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP),… cũng góp mặt trong danh sách này.

Thương vụ đáng chú ý nhất trong danh sách này là việc SCIC dự kiến thoái toàn bộ 5,7% vốn tại FPT. Tạm tính theo thị giá FPT hiện tại, giá trị thương vụ này có thể lên đến hơn 9.000 tỷ đồng. Nếu thực hiện thành công, SCIC sẽ không còn là cổ đông của FPT.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng FPT là một trong những gưỡng mặt quen thuộc trong danh sách thoái vốn của SCIC nhiều năm qua nhưng thương vụ này vẫn chưa thể thực hiện.

screenshot 2025 04 28 at 16 16 09%20(1)

Theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2024, SCIC đạt hơn 12.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 2,2 lần năm trước và hoàn thành vượt kế hoạch năm. Đây là mức lợi nhuận cao kỷ lục của SCIC kể từ khi hoạt động. Kết quả năm 2024 đạt được góp phần hoàn thành 5/6 chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, ROE, ROA theo đúng Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 của SCIC. 

photo 1745835676904 17458356773991613679042

Đáng chú ý, đóng góp lớn trong tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của SCIC là phần thu từ cổ tức của các doanh nghiệp có trong danh mục. Thời điểm cuối năm 2024, danh mục đầu tư của SCIC hiện có 110 doanh nghiệp với tổng vốn của SCIC theo giá trị sổ sách là 53.401 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 183.157 tỷ đồng. Giá trị thị trường đạt xấp xỉ 8 tỷ USD. Trong đó, nhiều cái tên đáng chú ý có thể kể đến như FPT, Vinamilk, Sabeco, Vietnam Airlines, Dược Hậu Giang, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền phong,…

Với vai trò là cổ đông lớn ở các doanh nghiệp, SCIC đã tham gia sâu trong việc xây dựng phương án tổ chức sản xuất kinh doanh, đổi mới quản trị phù hợp với chuẩn mực quốc tế, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp. Dữ liệu cho thấy, năm 2024, nhiều doanh nghiệp trong danh mục của SCIC như Vinamilk, FPT, Sabeco, Traphaco, Dược Hậu Giang… đều có kết quả kinh doanh cao hơn so với cùng kỳ.

Tại nhiều doanh nghiệp nhận bàn giao, SCIC tham gia cùng doanh nghiệp xử lý tồn tại tài chính, kịp thời chấn chỉnh các thiếu sót, hỗ trợ quản trị dòng tiền, tái cấu trúc các khoản đầu tư. Nhờ đó, doanh nghiệp từng bước vượt qua khó khăn, kết quả kinh doanh đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Ở mảng đầu tư, năm 2024, SCIC cũng thực hiện theo đúng Chiến lược và Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt như đã giải ngân đầu tư gần 500 tỷ đồng mua cổ phần phát hành riêng lẻ tại Ngân hàng Quân đội (MBB), hoàn tất nghiên cứu phương án đầu tư 5.000 tỷ đồng mua cổ phần phát hành thêm tại Ngân hàng BIDV, thúc đẩy kế hoạch hợp tác đầu tư dự án cảng nước sâu Cái Mép (Vũng Tàu) cùng các đối tác tương ứng tại các doanh nghiệp hiện hữu…

Về kế hoạch kinh doanh năm 2025, SCIC đặt mục tiêu tổng doanh thu 11.987 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 9.252 tỷ đồng. Tổng công ty lên kế hoạch nộp NSNN 9.230 tỷ đồng, giải ngân đầu tư dự kiến 18.920 tỷ đồng.

image(3)

Chiến lược phát triển SCIC đã được phê duyệt, trong 5 năm tiếp theo (2026 – 2030), Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo SCIC tập trung nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh vốn, thực hiện vai trò nhà đầu tư của Chính phủ, ưu tiên đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mang lại hiệu quả, những lĩnh vực then chốt, trọng yếu mà Nhà nước cần nắm giữ và SCIC có lợi thế, tạo sức lan tỏa và dẫn dắt, mở đường cho các thành phần kinh tế khác cùng đầu tư và phát triển.

Hà Linh

Link gốc

Cùng chủ đề

Bản tin chứng khoán ngày 29/04: Thị trường ảm đạm trước lễ
Bản tin chứng khoán ngày 29/04: Thị trường ảm đạm trước lễ

Hôm nay, thị trường tiếp tục có một phiên giao dịch ảm đạm trước thềm nghỉ lễ. Cảng biển là nhóm duy nhất có diễn biến đáng chú ý trong …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:26:40
Khối ngoại bán ròng mạnh tay hơn 300 tỷ đồng phiên cuối tháng 4, đâu là tâm điểm “xả hàng”?
Khối ngoại bán ròng mạnh tay hơn 300 tỷ đồng phiên cuối tháng 4, đâu là tâm điểm “xả hàng”?

Tin tức về diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 đã tạo ra tác động ngược chiều đối với các ngành liên quan. Cổ phiếu VRE và MWG được mua ròng mạnh nhất, trong khi VIC và SAB bị bán ròng mạnh. Sự mua ròng của VRE và MWG có thể do nhà đầu tư đánh giá tích cực về triển vọng của hai công ty này, trong khi bán ròng của VIC và SAB có thể phản ánh sự lo ngại về tình hình kinh doanh của họ.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:20:11
VNINDEX kết thúc tháng “sóng gió” tại mốc 1.226 điểm
VNINDEX kết thúc tháng “sóng gió” tại mốc 1.226 điểm

Tin tức về cổ phiếu SAB của Sabeco giảm mạnh sau khi công bố kết quả kinh doanh yếu kém đã tác động tiêu cực đến ngành sản xuất bia - rượu - nước giải khát. Sự suy giảm trong doanh thu và lợi nhuận của Sabeco đã khiến nhà đầu tư lo ngại về tương lai của công ty và ngành công nghiệp. Điều này đã góp phần làm rung lắc thị trường chứng khoán, khiến VN-Index không thể "thoát hiểm" khỏi áp lực bán ra.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:05:19

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K