Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin tổng hợp

Doanh nghiệp Nhà nước có được đầu tư chứng khoán, bất động sản?

15:30 13/05/2025

Đại biểu Quốc hội cho rằng nên cho phép doanh nghiệp Nhà nước rót vốn vào bất động sản, chứng khoán, nhưng cần ra tiêu chí kiểm soát cụ thể.

screenshot 2025 05 13 135616

Ngày 13/5, Quốc hội thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Nêu quan điểm về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước, ông Phạm Văn Hòa, Đại biểu tỉnh Đồng Tháp cho rằng cần cân nhắc kỹ việc cho phép doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào bất động sản hoặc chứng khoán, đặc biệt với các tập đoàn lớn như Điện lực, Dầu khí.

Tuy nhiên, thời gian qua một số công ty lớn đầu tư ngoài ngành đã xảy ra tình trạng thất thoát, lãnh đạo đơn vị vướng lao lý. Vì vậy, đại biểu đề nghị dự thảo luật cần đưa ra tiêu chí, điều kiện cụ thể với doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư ngoài ngành. "Doanh nghiệp được mở rộng đầu tư là cần thiết, song không phải ai cũng được", ông Hòa nói.

Trước đó, tại báo cáo giải trình, tiếp thu dự luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Phan Văn Mãi – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho biết có ý kiến cho rằng quy định không cho doanh nghiệp nhà nước được kinh doanh bất động sản là chưa phù hợp. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, điều chỉnh tại dự luật theo hướng "không hạn chế đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước".

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng sau đó nêu quan điểm sửa luật lần này thay đổi, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, quy định hiện hành là quản lý doanh nghiệp có vốn góp Nhà nước. Dự luật sửa lần này chỉ "quản" phần vốn Nhà nước tham gia tại doanh nghiệp.

Về phạm vi đầu tư vốn nhà nước, đại biểu Phạm Văn Hoà đồng tình với giải trình rằng Nhà nước chỉ đầu tư vào các lĩnh vực tư nhân không làm, như quốc phòng, an ninh, dịch vụ công thiết yếu, an sinh xã hội, hoặc các công trình trọng điểm quốc gia. Ví dụ, các dự án đường cao tốc, quốc lộ, nếu tư nhân không đầu tư do khó khăn giải phóng mặt bằng hoặc hiệu quả kinh tế thấp, Nhà nước cần đầu tư để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Về nguyên tắc quản lý vốn nhà nước, theo đại biểu, không nên xem vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là vốn pháp nhân của doanh nghiệp. Vốn nhà nước, dù ở tỷ lệ bao nhiêu, vẫn là vốn của nhân dân, cần được quản lý theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải chịu trách nhiệm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với chủ sở hữu vốn nhà nước.

Về đối tượng áp dụng, đại biểu cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước, dù là 100%, trên 50%, hay dưới 50%. Ví dụ, với doanh nghiệp có 49% vốn nhà nước, vai trò quản lý và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu cần được quy định cụ thể để đảm bảo minh bạch và hiệu quả.

“Về phân phối lợi nhuận sau thuế, tôi cho rằng cần ưu tiên trích lập quỹ đầu tư phát triển để tăng vốn điều lệ, thay vì nộp toàn bộ lợi nhuận cho ngân sách nhà nước. Điều này giúp doanh nghiệp có nguồn lực thực hiện các dự án chiến lược, tránh tình trạng nộp ngân sách rồi xin lại vốn. Tôi đề nghị bổ sung quy định cho phép doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để đầu tư phát triển trong các trường hợp đặc thù, như dự án trọng điểm hoặc lĩnh vực tiên phong”, đại biểu nhấn mạnh.

Dương Ngọc-Link gốc

Cùng chủ đề

Cuộc đua vốn hóa 25 năm: Một công ty thủy điện từng giữ ngôi vua trước khi những ‘gã khổng lồ’ FPT, Vinamilk, Vietcombank ‘tràn’ lên sàn
Cuộc đua vốn hóa 25 năm: Một công ty thủy điện từng giữ ngôi vua trước khi những ‘gã khổng lồ’ FPT, Vinamilk, Vietcombank ‘tràn’ lên sàn

Tin tức về Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006 đã có tác động lớn đến thị trường chứng khoán. Sau sự kiện này, thị trường chứng khoán bùng nổ với việc nhiều doanh nghiệp lớn lên sàn niêm yết. Sự phát triển của thị trường chứng khoán từ năm 2000 đến nay đã tạo ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp phát triển và gia tăng vốn hóa, đặc biệt là trong các ngành liên quan như ngân hàng, bất động sản và công nghệ.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 02-07-2025 8:50:49
EVG: Everland Group bị phạt gần 670 triệu đồng vì thông tin sai lệch, dùng vốn sai mục đích
EVG: Everland Group bị phạt gần 670 triệu đồng vì thông tin sai lệch, dùng vốn sai mục đích

Tin tức về việc UBCKNN xử phạt Everland Group (EVG) có tác động đến ngành bất động sản và thị trường chứng khoán. Vi phạm của EVG liên quan đến thông tin sai lệch và sử dụng vốn sai mục đích sau đợt chào bán cổ phiếu. Điều này có thể ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư và đưa ra tín hiệu cảnh báo về quản lý doanh nghiệp. Thị giá cổ phiếu EVG có thể chịu áp lực tiêu cực do tin tức này.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 02-07-2025 8:40:14
VNE: VNECO bị phạt 320 triệu đồng vì loạt sai phạm trong công bố thông tin
VNE: VNECO bị phạt 320 triệu đồng vì loạt sai phạm trong công bố thông tin

Việc VNECO bị phạt 320 triệu đồng vì công bố thông tin không đúng thời hạn, không đầy đủ, và sai lệch sẽ ảnh hưởng đến ngành xây dựng điện ở Việt Nam. Tin tức này có thể gây ra sự không ổn định trên thị trường chứng khoán, khiến giá cổ phiếu VNE rung lắc mạnh. Sự không chắc chắn và không minh bạch trong thông tin công bố có thể làm giảm niềm tin của nhà đầu tư và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 02-07-2025 8:40:13

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K