Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin tổng hợp

“Ông lớn” ngành cảng và vận tải biển Việt Nam đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì

Ngày 10/5, tại Hà Nội, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc tham dự và phát biểu chúc mừng tại sự kiện.

img 2933(1)

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước trao Huân chương Lao động Hạng Nhì cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC).

Đây là sự kiến đánh dấu 3 thập kỷ hình thành, phát triển của VIMC (29/4/1995-29/4/2025). Hiện VIMC đang quản lý hơn 16 cảng biển trọng điểm, chiếm gần 30% thị phần hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam. Năm 2024 có hơn 850 triệu tấn hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển qua đường biển, trong đó riêng hệ thống cảng của VIMC đã xếp dỡ gần 150 triệu tấn hàng… Đó là lí do VIMC được xem là "ông lớn" trong ngành cảng, vận tải biển Việt Nam.

VIMC (trước đây là Vinalines) được thành lập ngày 29/4/1995 trên cơ sở sắp xếp lại một số doanh nghiệp vận tải biển, khai thác cảng và dịch vụ hàng hải. Khởi đầu với số vốn điều lệ chưa đến 1.500 tỷ đồng và đội tàu gồm 49 chiếc với tuổi trung bình 21,5 năm, tổng trọng tải 400.000 DWT. Khi đó, Vinalines thậm chí không có bến cảng chuyên dụng, chỉ có vỏn vẹn 6900m cầu bến.

VIMC đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ thời kỳ đỉnh cao có lúc đội tàu lên tới 159 chiếc, tổng trọng tải gần 3,5 triệu DWT và chiếm 45% tổng tải trọng của đội tàu biển quốc gia khi đó.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã khiến VIMC phải đối diện với những thách thức khốc liệt và đã từng xuất hiện thông tin VIMC đang đứng bên bờ vực phá sản.

Trước những khó khăn, VIMC đã mạnh dạn thực hiện công cuộc tái cấu trúc toàn diện, tiếp tục tập trung vào 3 lĩnh vực cốt lõi: cảng biển, vận tải biển và dịch vụ hàng hải nhưng tinh gọn hơn, hiệu lực hiệu quả hơn.

“Vinalines khi ấy đã dũng cảm cắt bỏ những gì không cần thiết, những doanh nghiệp thua lỗ, quyết liệt đổi mới phương thức quản trị, phương thức kinh doanh. Các công cụ điều hành mới, tư duy làm việc mới được áp dụng và quán triệt từ trên xuống dưới bám sát chiến lược: Lấy khách hàng làm trung tâm”, lãnh đạo VIMC nhớ lại.

Với “cuộc cách mạng” thay đổi mình VIMC đã từng bước phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Từ lúc vốn chủ sở hữu âm (-) 4.600 tỷ đồng đã gia tăng lên mức dương (+) 17.000 tỷ đồng.

Đến nay VIMC đã trở thành doanh nghiệp đại chúng với giá trị vốn hóa đạt trên 100.000 tỷ đồng, quản lý hơn 16 cảng biển trọng điểm, chiếm gần 30% thị phần hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam, đồng thời sở hữu đội tàu vận tải biển với năng lực vận tải ngày càng được nâng cao.

VIMC hiện đang tập trung đầu tư vào các cảng nước sâu trọng điểm như Cái Mép – Thị Vải, Lạch Huyện và sắp tới là cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì, ông Lê Anh Sơn – Chủ tịch Hội đồng thành viên VIMC nhấn mạnh: “Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch Nước trao tặng là niềm động viên, khích lệ to lớn với toàn thể cán bộ nhân viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Chặng đường 30 năm không chỉ là hành trình phát triển, mà còn là quá trình thử thách và đổi mới. VIMC cam kết tiếp tục mở rộng hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh và đóng góp tích cực vào nền kinh tế Việt Nam.”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước trao Huân chương Lao động Hạng Nhì cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC).

dsc04352

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu chúc mừng VIMC.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc lưu ý: Đảng và Nhà nước đã đề ra định hướng chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển. Trong chiến lược đó, ngành hàng hải giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là mũi nhọn để kinh tế biển vươn lên, góp phần đưa nền kinh tế nước ta sánh vai cùng khu vực và thế giới.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh nhiệm vụ thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đảng và Nhà nước cũng đã đề ra quyết tâm chiến lược nhằm tạo bước phát triển đột phá, đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 tối thiểu 8%, tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026–2030.

Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đây là chủ trương, quyết sách mạnh mẽ, mang tính chiến lược và cách mạng để tạo xung lực mới, đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên giàu mạnh, hùng cường

"Những định hướng vĩ mô này chính là kim chỉ nam cho mọi ngành, mọi lĩnh vực, trong đó ngành hàng hải phải nêu cao vai trò “mũi nhọn”, chủ động tiên phong, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước", Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Tuy nhiên, tình hình quốc tế và khu vực hiện nay cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn: chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn tiếp tục leo thang, cạnh tranh chiến lược khu vực ngày càng quyết liệt, chuỗi cung ứng toàn cầu bị xáo trộn và có nguy cơ đứt gãy. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị VIMC cần tiếp tục phát huy truyền thống 30 năm, không ngừng đổi mới sáng tạo, thực hiện tốt một số định hướng trọng tâm như:

Tổng công ty cần nhận thức, quyết tâm và quyết liệt trong việc đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ quản lý điều hành đến từng hoạt động khai thác cảng, vận tải biển và dịch vụ logistics. Chuyển đổi số không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là chìa khóa để bứt phá, bắt kịp trình độ trong khu vực và thế giới. Chuyển đổi xanh để ngành hàng hải phát triển bền vững, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của vận tải biển thế giới. Áp dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh và hiệu quả doanh nghiệp.

Tập trung nguồn lực để đầu tư mới, mở rộng hệ thống cảng biển nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế theo hướng hiện đại; phát triển đội tàu vận tải biển trọng tải lớn, tập trung cho phương thức vận tải container. Cần nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh, thông qua việc đầu tư hạ tầng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng của nền kinh tế và giảm chi phí logistics quốc gia. Các dự án hạ tầng trọng điểm như cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế cần được triển khai quyết liệt, bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Tiếp tục hoàn thiện mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại, theo các thông lệ quốc tế tiên tiến, đảm bảo hoạt động minh bạch, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao.

Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển dịch vụ, mở rộng thị trường, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu; phát triển doanh nghiệp cả về quy mô và hiệu quả kinh doanh; giữ vững vai trò doanh nghiệp nhà nước nòng cốt trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam, trở thành tập đoàn hàng hải lớn trong khu vực và thế giới.

“Những định hướng trên, chính là nhiệm vụ và kỳ vọng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đặt ra cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong chặng đường sắp tới. Tôi tin tưởng rằng, với truyền thống đoàn kết, tinh thần “vượt sóng vươn xa”, cùng sự quyết tâm, bản lĩnh của tập thể lãnh đạo và người lao động, Tổng công ty sẽ thực hiện tốt các định hướng chiến lược đề ra”, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tin tưởng.

image(68)

Link gốc

Cùng chủ đề

ACV: “Ông trùm” Cảng hàng không ACV muốn phát hành 1,4 tỷ cổ phiếu trả cổ tức
ACV: “Ông trùm” Cảng hàng không ACV muốn phát hành 1,4 tỷ cổ phiếu trả cổ tức

Tin tức về kế hoạch phát hành cổ phiếu mới của ACV để chia cổ tức và đầu tư vào quỹ phát triển sẽ tăng vốn điều lệ của công ty, giúp củng cố nguồn vốn cho việc mở rộng và phát triển các dự án cơ sở hạ tầng hàng không quan trọng như sân bay Long Thành. Điều này có thể tạo đà tích cực cho ngành hàng không và dịch vụ liên quan, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngành này.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 10-05-2025 11:35:11
Lịch chốt quyền cổ tức 12/5-16/5: Cổ tức tiền mặt cao nhất hơn 60%, cổ đông một doanh nghiệp lớn sắp nhận hơn 4.000 tỷ đồng
Lịch chốt quyền cổ tức 12/5-16/5: Cổ tức tiền mặt cao nhất hơn 60%, cổ đông một doanh nghiệp lớn sắp nhận hơn 4.000 tỷ đồng

Các tin tức về việc trả cổ tức của các doanh nghiệp đã tạo ra một làn sóng tích cực trong thị trường. Việc trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao như TPBank (10%), Vinamilk (20%), FPT (5%), Hải Phòng (19,6%), và Việt Nam (30%) không chỉ tạo niềm tin cho cổ đông mà còn thể hiện sự ổn định và tiềm năng phát triển của các công ty. Điều này có thể thúc đẩy sự quan tâm và đầu tư vào các ngành liên quan như ngân hàng, thực phẩm, chứng khoán, và dịch vụ khử trùng.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 10-05-2025 10:10:33
Khách trúng thưởng VF3 của GSM: CEO Nguyễn Văn Thanh đích thân gọi mới tin
Khách trúng thưởng VF3 của GSM: CEO Nguyễn Văn Thanh đích thân gọi mới tin

Tin tức về câu chuyện trao thưởng gian nan của CEO Xanh SM phản ánh tâm lý cảnh giác cao của người dân trước các cuộc gọi nhận thưởng, đặc biệt là quà tặng có giá trị cao như xe hơi. Điều này có thể ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng và người tham gia chương trình khuyến mãi. Tuy nhiên, thành công của Xanh SM trong thị trường taxi công nghệ, chiếm 37,41% thị phần, cho thấy sự tin cậy và chất lượng dịch vụ của công ty, đồng thời đánh dấu sự thay đổi tích cực trong ngành vận tải công nghệ tại Việt Nam.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 10-05-2025 10:05:08

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K