Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin tổng hợp

PVR: “Dứt áo ra đi”, vợ chồng Chủ tịch một doanh nghiệp bất động sản muốn thoái sạch gần 30% cổ phần

e2b174f7 786b 4159 85a5 239c69fd6af5%20(1)

Tạm tính theo giá kết phiên 21/05 là 1.000 đồng/cp, tổng giá trị thoái vốn hơn 15 tỷ đồng.

Mới đây, ông Bùi Văn Phú, Chủ tịch HĐQT CTCP đầu tư PVR Hà Nội (mã: PVR) đăng ký bán toàn bộ hơn 2,7 triệu cổ phiếu PVR đang nắm giữ (tỷ lệ 5,23%) với mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư. Thời gian diễn ra giao dịch từ 23/5 đến ngày 20/6/2025, phương thức giao dịch là thỏa thuận và khớp lệnh.

Trong một động thái tương tự, bà Trần Thị Thắm là vợ của ông Phú cũng đăng ký thoái sạch 24% vốn tại PVR, tương ứng 12,5 triệu cổ phiếu với cùng mục đích trên. Thời gian thực hiện từ ngày 15/5 tới ngày 13/6, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Nếu cả 2 thương vụ đều hoàn tất, vợ chồng Chủ tịch HĐQT sẽ rút toàn bộ 29,28% vốn khỏi PVR, tương đương gần 15,2 triệu cp. Tạm tính theo giá PVR phiên 21/05 là 1.000 đồng/cp, tổng giá trị thoái vốn hơn 15 tỷ đồng.

pvr 2025 05 21 14 35 41

Công ty tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Động thái thoái vốn của vợ chồng Chủ tịch HĐQT diễn ra trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của PVR khá bế tắc.

Trong thông báo hồi cuối tháng 12/2024, công ty ra quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh năm 2025 (từ 1/1-31/12/2025). Lý do được đưa ra là không có kinh phí để duy trì hoạt động. Công ty cần sắp xếp lại nhân sự và tìm kiếm giải pháp, phương hướng hoạt động kinh doanh mới để vượt qua giai đoạn khó khăn đang gặp phải.

Trước đó, cuối tháng 10/2023, PVR thông báo tài khoản ngân hàng bị phong tỏa do phát sinh vụ kiện tranh chấp với Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC, mã PVX). Vì vậy, doanh nghiệp không đủ kinh phí vận hành. Đến giữa tháng 11/2023, PVR tạm ngừng hoạt động kinh doanh đến ngày 14/11/2024 với lý do cũng để sắp xếp lại nhân sự và tìm hướng kinh doanh mới.

Do ngừng kinh doanh nên PVR không ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi trong quý 1/2025. Doanh thu tài chính ghi nhận vỏn vẹn 48 nghìn đồng, trong khi chi phí tài chính gần 322 triệu đồng và chi phí quản lý gần 61 triệu đồng. Kết quả, công ty lỗ ròng gần 383 triệu đồng.

PVR có tổng tài sản hơn 976 tỷ đồng tại ngày 31/3/2025 nhưng tiền mặt tại quỹ chỉ còn vỏn vẹn 92 triệu đồng. Phần lớn tài sản là hàng tồn kho với số dư cuối kỳ 693 tỷ đồng (chiếm 71%), chủ yếu nằm tại dự án Ha Noi Time Tower. Ngoài ra, công ty còn một khoản đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác hơn 231 tỷ đồng.

Về phía nguồn vốn, PVR còn khoản người mua trả tiền trước gần 257 tỷ đồng nhận từ năm 2021 phát sinh từ dự án Ha Noi Time Tower. Dự án này còn được biết với tên gọi CT10-11 Văn Phú (Hà Đông) đã chậm tiến độ từ năm 2013 và đến nay vẫn tạm ngừng thi công. Trước đó, PVR đã giao dịch với khách hàng, thu tiền trước bằng hợp đồng mua bán, góp vốn và thỏa thuận đặt cọc.

Theo tìm hiểu, PVR thành lập từ tháng 11/2006, tiền thân là CTCP Dầu khí Tản Viên, một thành viên của PVC thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Công ty đảm nhiệm lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản, dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp. Tính đến cuối quý 1/2025, PVR đang lỗ lũy kế hơn 89 tỷ đồng.

Ngọc Ly-Link gốc

Cùng chủ đề

Kinh Bắc City và Tập đoàn Trump chính thức khởi công dự án đầu tiên mang thương hiệu Trump tại Việt Nam
Kinh Bắc City và Tập đoàn Trump chính thức khởi công dự án đầu tiên mang thương hiệu Trump tại Việt Nam

Dự án Trump International, Hưng Yên sẽ có tác động đáng kể đến các ngành liên quan như bất động sản, du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp. Sự hợp tác giữa Công ty Hưng Yên và The Trump Organization sẽ nâng cao vị thế của tỉnh Hưng Yên trong ngành du lịch và bất động sản. Dự án này cũng thể hiện sự phát triển đa lĩnh vực của khu vực, thu hút đầu tư quốc tế và tạo ra hệ sinh thái sống đẳng cấp.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-05-2025 8:25:13
Từng được Nhà nước rót vốn, tham gia loạt dự án đình đám, cánh chim đầu ngành xây dựng VN hiện ra sao?
Từng được Nhà nước rót vốn, tham gia loạt dự án đình đám, cánh chim đầu ngành xây dựng VN hiện ra sao?

Tin tức về Vinaconex cho thấy doanh nghiệp này đang có tác động tích cực đến các ngành liên quan. Với việc tham gia vào các dự án trọng điểm của Việt Nam như xây dựng Tòa nhà Quốc hội, Trung tâm Hội nghị Quốc gia và nhiều dự án hạ tầng khác, Vinaconex đang trở thành "cánh chim đầu ngành" trong lĩnh vực xây dựng. Việc doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng mạnh trong thời gian gần đây chủ yếu nhờ vào việc thi công nhiều dự án xây lắp lớn và sự cải thiện biên lợi nhuận gộp. Đồng thời, mảng đầu tư tài chính của Vinaconex cũng đang tạo dòng tiền ổn định cho công ty. Dự kiến, việc Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công sẽ tiếp tục hỗ trợ cho mảng kinh doanh xây lắp của Vinaconex trong tương lai.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-05-2025 8:20:21
Cổ phiếu Vinhomes, Vietnam Airlines, Novaland, Gelex tăng kịch trần
Cổ phiếu Vinhomes, Vietnam Airlines, Novaland, Gelex tăng kịch trần

Tin tức về sự phân hoá mạnh trong thị trường chứng khoán đã tác động đến các ngành liên quan như bất động sản và hàng không. Cổ phiếu của Vinhomes (VHM) và Vietnam Airlines (HVN) đã có những bước tăng mạnh, đẩy vốn hóa thị trường của họ lên cao. Trái ngược, cổ phiếu của Novaland (NVL) và Gelex (GEX) vẫn đang đối diện với thách thức, mặc dù có những cố gắng để phục hồi. Sự phân hoá này thể hiện sự chênh lệch trong hiệu suất kinh doanh và chiến lược phát triển của các doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường hiện nay.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 21-05-2025 5:20:32

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K