Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin tổng hợp

Rao bán thanh lý loạt bất động sản trị giá trăm tỷ, bức tranh nợ xấu của Sacombank hiện ra sao?

21:05 06/05/2025
View count icon 122
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Hiện Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB:HOSE) đang thông báo rao bán thanh lý nhiều bất động sản với giá khởi điểm lên đến hàng trăm tỷ đồng.

stb%20(2)

Đẩy mạnh thanh lý bất động sản

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank; STB:HOSE) đang đẩy mạnh hoạt động rao bán và thanh lý tài sản, đặc biệt là bất động sản.

Bên cạnh các phiên đấu giá công khai, ngân hàng cũng thực hiện thanh lý theo hình thức thỏa thuận hoặc chào giá cạnh tranh. Nhiều khu đất có vị trí đắc địa tại các tỉnh, thành phố trên cả nước liên tục được đưa ra thị trường.

scb

Một số thông tin rao bán thanh lý các BĐS của Sacombank. Ảnh chụp màn hình

Cụ thể, mới đây, Sacombank rao bán lô đất gần 5.000m2 tại Thanh Miện, Hải Dương. Đây là đất sản xuất kinh doanh, có vị trí đắc địa cách UBND xã Thanh Miện khoảng 50m. Giá khởi điểm 65 tỷ đồng, tương ứng khoảng 13 triệu đồng/m2.

Nhiều bất động sản diện tích lớn khác cũng đang được Sacombank rao bán như việc ngân hàng này vừa có thông báo tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và công trình trên đất tại hai thửa đất số 1 (tờ bản đồ số 53, phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn) và số 161 (tờ bản đồ số 14, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du), tỉnh Bắc Ninh.

Lô đất này có vị trí đắc địa, giáp mặt tiền đường nội bộ khu công nghiệp Tiên Sơn, (đường gom Quốc lộ 1 – cao tốc Hà Nội – Bắc Giang). Bất động sản này thuộc phân khu Tân Hồng – Hoàn Sơn, khu công nghiệp Tiên Sơn (trước đây là cụm công nghiệp Tân Hồng – Hoàn Sơn), cách cầu vượt Đồng Xép khoảng 500m và cầu vượt Tiên Sơn khoảng 1,5km.

Theo thông báo từ Sacombank, khu đất có tổng diện tích 101.910m², trong đó có 90.896,6m² đất thuê trả tiền một lần; 11.013,4m2 đất thuê trả tiền hàng năm với thời hạn sử dụng đến 15/1/2052. Trên đất hiện có văn phòng, nhà xưởng sản xuất và kho hàng. Giá khởi điểm được đưa ra là hơn 406 tỷ đồng, tương đương khoảng 4 triệu đồng/m².

Lô đất này từng thuộc quyền sở hữu của CTCP Công nghiệp Quảng An I, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 30/10/2017. Đến tháng 2/2018, doanh nghiệp này bắt đầu thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Tuy nhiên, do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, tài sản này bị kê biên vào ngày 28/4/2022 theo quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự huyện Tiên Du ngày 17/1/2022. Với giá khởi điểm hơn 378 tỷ đồng, tương ứng khoảng 3,71 triệu đồng/m2, mức giá này đã giảm 7% so với mức giá 406 tỷ đồng đăng bán mấy tháng trước.

Những động thái mạnh tay thanh lý tài sản của Sacombank được giới đầu tư đánh giá có thể là một phần trong chiến lược tái cơ cấu danh mục tín dụng và xử lý nợ xấu của nhà băng này.

Hơn 14.150 tỷ đồng nợ xấu với hơn 70,3% là nợ xấu khả năng mất vốn

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2025, tại ngày 31/3/2025, tổng nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) của Sacombank ở mức hơn 14.150,7 tỷ đồng, trong đó, nợ nhóm 3 ở mức hơn 1.437,2 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức hơn 1.459,8 tỷ đồng hồi đầu năm.

stb%20(1)

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2025 của Sacombank

Nợ nhóm 4 của Sacombank tại thời điểm kết thúc quý 1/2025 ở mức hơn 2.754,7 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức hơn 2.627,5 tỷ đồng hồi đầu năm.

Đáng chú ý, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của Sacombank tại ngày 31/3/2025 ở mức hơn 9.958,6 tỷ đồng, chiếm hơn 70,3% tổng nợ xấu. Nhự vậy, trong quý 1/2025, nợ nhóm 5 của Sacombank đã tăng hơn 12,2%.

Như vậy, tổng nợ xấu của Sacombank đã tăng hơn 9,2% trong quý đầu năm 2025, trong đó, nợ nghi ngờ tăng 5%, nợ có khả năng mất vốn tăng 12%, còn nợ cần chú ý giảm nhẹ 2%.

Tại phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, vấn đề nợ xấu của Sacombank tiếp tục được quan tâm. Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – Tổng giám đốc Sacombank – cho biết, đến thời điểm cuối năm 2024, ngân hàng đã xử lý được 13 trên tổng số 14 nội dung của Đề án tái cơ cấu, chỉ còn lại khoản nợ liên quan đến ông Trầm Bê và các cá nhân có liên quan.

Về tình hình hoạt động và kinh doanh của Sacombank, theo BCTC hợp nhất quý 1/2025, tại thời điểm 31/3/2025, số lượng nhân viên của ngân hàng còn 17.118 người, giảm 970 người so với cuối năm 2024. Dù tinh giản nhân sự nhưng chi phí cho nhân viên của Sacombank lại tăng 6% lên 2.078 tỷ đồng.

Tại phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên mới đây, ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT Sacombank – cho biết, năm 2024, ngân hàng bắt đầu cắt giảm nhân sự 500 nhân sự và kế hoạch này sẽ tiếp tục được triển khai trong giai đoạn 2025-2026. Số lượng phòng giao dịch truyền thống dự kiến sẽ giảm dần, nhường chỗ cho các hoạt động giao dịch trong không gian số.

Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận trước thuế quý I của ngân hàng đạt 3.674 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh.

Thu nhập lãi thuần trong quý đạt hơn 6.863 tỷ đồng, tăng 15%. Hoạt động dịch vụ đem về khoản lãi gần 728 tỷ đồng, tăng 26%. Lãi từ kinh doanh ngoại hối giữ ổn định ở mức 308 tỷ đồng, trong khi hoạt động kinh doanh khác ghi nhận lỗ 103 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động tăng 11% lên 3.927 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn tăng 16%, đạt 3.869 tỷ đồng. Đặc biệt, chi phí dự phòng chỉ còn 195 tỷ đồng, giảm tới 71% so với cùng kỳ.

Link gốc

Cùng chủ đề

Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt 12 tỷ USD
Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt 12 tỷ USD

Tin tức về sự tăng trưởng mạnh mẽ của tài sản của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, đạt mốc 12,1 tỷ USD nhờ vào bứt phá của nhóm cổ phiếu "họ Vingroup", đã tạo ra tác động tích cực đến các ngành liên quan. Sự tăng giá của cổ phiếu VIC và các công ty hệ sinh thái như VHM, VRE, VPL đồng thời phản ánh niềm tin vào tiềm năng phát triển của Vingroup, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản và hạ tầng. Điều này cũng thúc đẩy sự quan tâm của các nhà đầu tư và chuyên gia tài chính đến thị trường Việt Nam, với kỳ vọng về việc nâng hạng thị trường và thu hút vốn ngoại.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 16-07-2025 5:20:34
Cổ phiếu của Vingroup dẫn dắt, VNINDEX dễ dàng lấy lại mốc 1.475 điểm
Cổ phiếu của Vingroup dẫn dắt, VNINDEX dễ dàng lấy lại mốc 1.475 điểm

Tin tức về sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường chứng khoán sau phiên giảm điểm trước đó đã tạo ra tín hiệu tích cực cho nhiều ngành liên quan. Dòng tiền trở lại ổn định, đẩy VN-Index tăng gần 15 điểm. Cổ phiếu VIC của Vingroup và nhóm cổ phiếu bất động sản đã thu hút dòng tiền mạnh mẽ từ các nhà đầu tư. Ngành chứng khoán tài chính và dịch vụ truyền thông cũng đồng loạt tăng điểm, dẫn đầu thị trường. Khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh mẽ trên sàn HoSE, đặc biệt tập trung vào cổ phiếu như HPG, SSI, VPB, DXG, DIG.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 16-07-2025 4:40:24
Phiên 16/7: Khối ngoại giảm mua,VN-Index vẫn tăng gần 15 điểm
Phiên 16/7: Khối ngoại giảm mua,VN-Index vẫn tăng gần 15 điểm

Tin tức về việc khối ngoại bán ròng mạnh các mã HCM, VCB và NLG có thể tạo áp lực tiêu cực lên ngành ngân hàng và bất động sản, ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, sự tăng điểm ấn tượng của VN-Index và dòng tiền gia tăng vào cuối phiên có thể đẩy mạnh tâm lý tích cực trên thị trường chứng khoán, hỗ trợ cho các cổ phiếu bluechips như HPG, SSI, VPB, DXG và DIG.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 16-07-2025 4:15:09

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K