Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

Sắp tổ chức ĐHĐCĐ để quyết việc đổi tên, Bảo hiểm hàng không (VNI) nhận “trát” phạt nhẹ do vi phạm hành chính về Thuế

Tổng Công ty cổ phẩn Bảo hiểm hàng không (VNI) vừa bị Chi cục Thuế Khu vực I xử phạt 3,5 triệu đồng do chậm nộp hồ sơ khai thuế.

bao hiem hang khong vni aic 7991%20(1)

Cụ thể, tại Quyết định số 3251 ngày 11/4/2025, Chi cục Thuế Khu vực I đã xử phạt vi phạm chành chính với số tiền 3,5 triệu đồng đối với Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không (MST: 0102737963), địa chỉ tại Tầng 25 tòa nhà Vinacomin, số 3 Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy (Hà Nội).

Doanh nghiệp có người đại diện theo pháp luật là ông Nghiêm Xuân Thái giữ chức danh Tổng Giám đốc.

Theo Chi cục Thuế Khu vực I, VNI đã chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định, cụ thể, ngày 1/4/2024, doanh nghiệp nộp chậm Tờ khai quyết toán thuế TNCN năm 2024 (chậm 01 ngày so với quy định).

Liên quan đến tình hình hoạt động và quản trị của VNI, tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2025 của VNI được tổ chức ngày 28/2/2025, HĐQT VNI đã trình phương án thay đổi tên của Tổng công ty.

Theo tờ trình đại hội được ký bởi Chủ tịch HĐQT Lê Tuấn Dũng, Bảo hiểm Hàng không được thành lập năm 2008 với 5 cổ đông sáng lập, trong đó có Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Việc sử dụng tên gọi Bảo hiểm Hàng không đang gây ra một số hạn chế, không còn phù hợp với hoạt động kinh doanh hiện nay.

“Thương hiệu Bảo hiểm Hàng không – VNI có uy tín nhưng chưa thực sự nổi bật, chưa có điểm nhấn khác biệt trên thị trường. Để đột phá, VNI cần một chiến lược tái định vị thương hiệu rõ ràng, đầu tư mạnh mẽ vào phát triển thương hiệu,” tờ trình ĐHĐCĐ của VNI nêu rõ.

Bên cạnh đó, tên gọi Bảo hiểm Hàng không khiến cho nhiều khách hàng hiểu nhầm về việc VNI đang là công ty thuộc sở hữu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, chỉ phục vụ cho các đơn vị thuộc lĩnh vực hàng không, điều này gây khó khăn cho cán bộ kinh doanh của VNI trong việc tiếp cận khách hàng.

“Hiện nay, Tổng công ty Hàng không Việt Nam không còn là cổ đông của VNI nên việc sử dụng tên gọi của Tổng công ty gắn với cụm từ 'hàng không' không còn phù hợp với cơ cấu cổ đông và chiến lược kinh doanh hiện tại,” tờ trình ĐHĐCĐ của VNI nêu.

Ngoài ra, vào tháng 4/2024, DB Insurance – tập đoàn bảo hiểm hàng đầu Hàn Quốc đã nhận chuyển nhượng thành công 75% cổ phần VNI. Với việc "đổi chủ" đòi hỏi VNI phải có tên gọi mới.

Dự kiến, VNI sẽ đổi tên từ Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không thành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm DBV (DBV Insurance Corporation – DBV).

Về ý nghĩa của tên gọi mới, Chủ tịch HĐQT Lê Tuấn Dũng cho biết trong tờ trình, tên gọi DBV giúp VNI tận dụng được uy tín thương hiệu của DB Inusrance tại Việt Nam cũng như trên thế giới, thể hiện được vị thế là doanh nghiệp bảo hiểm theo tiêu chuẩn quốc tế.

Theo kế hoạch, VNI dự kiến tổ chức họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 ngày 28/4 tới đây tại Hà Nội với trọng tâm là việc HĐQT doanh nghiệp này sẽ trình kế hoạch kinh doanh năm 2025; phương án phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2024; thông qua việc bổ sung/thay thế thành viên Hội đồng quản trị; Phương án đổi tên;…

Theo báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, dự báo năm 2025, với tăng trưởng GDP nền kinh tế trên 8%, ngành bảo hiểm phi nhân thọ sẽ có nhiều cơ hội phát triển, với mức tăng trưởng doanh thu khoảng 10%. Tuy nhiên, thị trường vẫn tiếp tục cạnh tranh gay gắt về phí và chi phí, đặc biệt nhóm doanh nghiệp bảo hiểm mới gia nhập thị trường.

Năm 2025 cũng là năm VNI sẽ thay đổi nhận diện thương hiệu, theo đó, tại đại hội sắp diễn ra, VNI dự kiến sẽ trình đại hội thay đổi tên Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Bảo hiểm DBV. Đồng thời, đề nghị bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Lê Sáng-Link gốc

Cùng chủ đề

Bản tin chứng khoán ngày 29/04: Thị trường ảm đạm trước lễ
Bản tin chứng khoán ngày 29/04: Thị trường ảm đạm trước lễ

Hôm nay, thị trường tiếp tục có một phiên giao dịch ảm đạm trước thềm nghỉ lễ. Cảng biển là nhóm duy nhất có diễn biến đáng chú ý trong …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:26:40
Khối ngoại bán ròng mạnh tay hơn 300 tỷ đồng phiên cuối tháng 4, đâu là tâm điểm “xả hàng”?
Khối ngoại bán ròng mạnh tay hơn 300 tỷ đồng phiên cuối tháng 4, đâu là tâm điểm “xả hàng”?

Tin tức về diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 đã tạo ra tác động ngược chiều đối với các ngành liên quan. Cổ phiếu VRE và MWG được mua ròng mạnh nhất, trong khi VIC và SAB bị bán ròng mạnh. Sự mua ròng của VRE và MWG có thể do nhà đầu tư đánh giá tích cực về triển vọng của hai công ty này, trong khi bán ròng của VIC và SAB có thể phản ánh sự lo ngại về tình hình kinh doanh của họ.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:20:11
VNINDEX kết thúc tháng “sóng gió” tại mốc 1.226 điểm
VNINDEX kết thúc tháng “sóng gió” tại mốc 1.226 điểm

Tin tức về cổ phiếu SAB của Sabeco giảm mạnh sau khi công bố kết quả kinh doanh yếu kém đã tác động tiêu cực đến ngành sản xuất bia - rượu - nước giải khát. Sự suy giảm trong doanh thu và lợi nhuận của Sabeco đã khiến nhà đầu tư lo ngại về tương lai của công ty và ngành công nghiệp. Điều này đã góp phần làm rung lắc thị trường chứng khoán, khiến VN-Index không thể "thoát hiểm" khỏi áp lực bán ra.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:05:19

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K