Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin tổng hợp

VDB: Doanh nghiệp thu hàng nghìn tỷ mỗi năm nhờ bán than chuẩn bị “dốc hầu bao” trả cổ tức tiền mặt gấp 4 lần thị giá

Nền tảng kinh doanh duy trì khả quan có lẽ là động lực giúp công ty chi trả cổ tức cao, đều đặn trong nhiều năm qua.

untitled(3)%20(7)

Trên thị trường chứng khoán, không ít doanh nghiệp duy trì truyền thống chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao, tuy nhiên việc một doanh nghiệp chi cổ tức cao gấp nhiều lần so với thị giá cổ phiếu vẫn là điều hiếm thấy.

CTCP Vận tải và Chế biến Than Đông Bắc (mã VDB) là một trong những cái tên gây chú ý khi tiếp tục duy trì chính sách “hào phóng” này.

Cụ thể, doanh nghiệp này thông báo 9/5 sẽ là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức 2024, tỷ lệ 35,66% (1 cổ phiếu được nhận 3.566 đồng). Thời gian thanh toán dự kiến vào 4/6/2025. Với 8,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự chi gần 31 tỷ đồng để thanh toán cổ tức đợt này.  Theo BCTC kiểm toán năm 2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của VDB ghi nhận giá trị hơn 34 tỷ đồng.

Như vậy, VDB sẽ dành khoảng 89% lợi nhuận sau thuế năm 2024 để chia cổ tức cho cổ đông trong đợt này. Đây không phải lần đầu tiên VDB dốc hầu bao trả cổ tức tiền mặt. Giữa năm 2024, doanh nghiệp cũng dành gần 90% lợi nhuận năm 2023 để trả cổ tức bằng tiền cao kỷ lục, tỷ lệ hơn 53% cho cổ đông.

o

Đáng chú ý, dù mạnh tay chi cổ tức tiền mặt, song thị giá của VDB trên sàn chứng khoán chưa bằng "cốc trà đá". Chốt phiên 29/4, cổ phiếu VDB "tắt thanh khoản", thị giá "nằm im" tại mức 900 đồng/cp từ tháng 7/2020 đến nay. Như vậy, mức cổ tức năm 2024 của doanh nghiệp than này cao gấp gần 4 lần thị giá.

untitled(1)%20(4)

Cơ cấu cổ đông cô đặc là một trong những nguyên nhân chính khiến VDB không xuất hiện giao dịch trong nhiều năm qua. Trong cơ cấu cổ đông của VBD, Tổng Công ty Đông Bắc – BQP là công ty mẹ chiếm tỷ lệ sở hữu 51% cổ phần (4,4 triệu cổ phiếu), CTCP Công nghiệp Tàu thuỷ Đông Bắc đứng thứ hai khi nắm 10% vốn (867 nghìn cổ phiếu) và Công ty TNHH Phương Sơn nắm 6,06% vốn (525 nghìn cổ phiếu). Lượng cổ phiếu còn lại thuộc sở hữu của một số lãnh đạo công ty và các cá nhân khác.

Kết quả kinh doanh khởi sắc

Công ty cổ phần Vận tải và Chế biến than Đông Bắc tiền thân là Xí nghiệp Chế biến kinh doanh than, được thành lập ngày 28/12/1995. Đến năm 2006 chuyển đổi thành Công ty chế biến và kinh doanh than theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, phải đến năm 2018, công ty mới chính thức giao dịch trên UPCOM với vốn điều lệ là 51 tỷ đồng.

Nền tảng kinh doanh duy trì khả quan có lẽ là động lực giúp VDB chi trả cổ tức cao, đều đặn trong nhiều năm qua. Giai đoạn từ 2019 – 2023, doanh nghiệp luôn ghi nhận doanh thu từ 4.000-5.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng duy trì từ 30-64 tỷ đồng.

Riêng năm 2024, tổng doanh thu của VDB đạt mức kỷ lục 5.780 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu than chiếm 93% tổng doanh thu đạt 5.371 tỷ đồng, chủ yếu nhờ nguồn than sản xuất.

untitled(4)%20(7)

f

Tính trung bình, mỗi ngày doanh nghiệp này thu gần 15 tỷ đồng nhờ bán than. Phần doanh thu còn lại đến từ mảng dịch vụ vận tải thuỷ (368 tỷ đồng), dịch vụ giao than (27 tỷ đồng) và doanh thu khác (15 tỷ đồng). Khấu trừ chi phí, VDB lãi sau thuế hơn 34 tỷ đồng trong năm 2024, giảm 32% so với mức cao kỷ lục cùng kỳ năm ngoái.

Sang năm 2025, doanh nghiệp dự kiến sản lượng than nhập đạt 2,1 triệu tấn, trong đó than sạch 950 nghìn tấn, than nhập khẩu 900 nghìn tấn và than nguyên khai 250 nghìn tấn. Doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh năm 2025 khá thận trọng với tổng doanh thu đạt 4.302 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 28,8 tỷ đồng, lần lượt giảm 26% và 16% so với mức thực hiện năm 2023. Năm 2024, VDB cũng đặt kế hoạch kinh doanh khá thấp, song kết quả đều vượt xa mục tiêu đặt ra.

Đồng thời, doanh nghiệp dự kiến trích 90% lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức tiền mặt 2025 với tổng giá trị dự kiến là 25,9 tỷ đồng.

Ngọc Ly-Link gốc

Cùng chủ đề

ACV: “Ông trùm” hàng không ACV lập kỷ lục doanh thu mới, đã rót hơn 14.300 tỷ vào dự án Long Thành
ACV: “Ông trùm” hàng không ACV lập kỷ lục doanh thu mới, đã rót hơn 14.300 tỷ vào dự án Long Thành

Tin tức về việc ACV đầu tư mạnh vào các dự án hạ tầng hàng không như sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Long Thành đã tạo ra tác động tích cực đến ngành hàng không và xây dựng. Việc tăng cường cơ sở hạ tầng này không chỉ giúp cải thiện dịch vụ cho hành khách mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra cơ hội đầu tư mới trong ngành.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 04-05-2025 11:05:08
Tăng trưởng lợi nhuận ‘khủng’ nhất Q1/2025: Đứng đầu là 2 công ty BĐS tăng trên 10.000%, 2 công ty ô tô tăng trên 2.000%
Tăng trưởng lợi nhuận ‘khủng’ nhất Q1/2025: Đứng đầu là 2 công ty BĐS tăng trên 10.000%, 2 công ty ô tô tăng trên 2.000%

Tin tức về tăng trưởng ấn tượng của các doanh nghiệp trong quý 1/2025 đã có tác động tích cực đến các ngành liên quan. Ngành dệt may, bất động sản và ô tô đã ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận đáng kinh ngạc, tạo đà cho sự phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn khó khăn. Sự chuyển biến từ lỗ sang lãi của nhiều doanh nghiệp cũng thể hiện sự phục hồi và ổn định của nền kinh tế.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 04-05-2025 11:00:28
V11: Mất tư cách pháp nhân, cổ phiếu chờ ngày “bốc hơi” khỏi thị trường chứng khoán
V11: Mất tư cách pháp nhân, cổ phiếu chờ ngày “bốc hơi” khỏi thị trường chứng khoán

Tin tức về việc tạm dừng tổ chức ĐHĐCĐ thường niên và báo cáo tài chính không tốt của CTCP Xây dựng số 11 (V11) đã ảnh hưởng mạnh đến ngành xây dựng và thị trường chứng khoán. Việc không còn tư cách pháp nhân và lỗ liên tục của công ty đã tạo ra không khí tiêu cực, dẫn đến hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu và ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 04-05-2025 11:00:26

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K