Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

Có nên đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng 2025? Gợi ý 5 mã cổ phiếu tiềm năng

View count icon 10305
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Trong bối cảnh thị trường tài chính năm 2025 đầy biến động, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục thu hút sự chú ý từ nhà đầu tư với vai trò là nhóm ngành trụ cột của nền kinh tế. Dù không có mức tăng trưởng vượt trội trong năm 2024, nhưng với nền tảng tài chính vững chắc và sự kiểm soát chặt chẽ từ cơ quan quản lý, cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn là một lựa chọn đầu tư tiềm năng cho năm 2025.

Co-phieu-ngan-hang-la-gi

Tổng quan về cổ phiếu của ngành ngân hàng

Bạn có thể tham khảo một số thông tin khái quát về định nghĩa, đặc điểm của cổ phiếu ngân hàng và đặc thù ngành ngân hàng như sau:

Cổ phiếu ngân hàng là gì?

Cổ phiếu ngân hàng là loại cổ phiếu được phát hành bởi các ngân hàng thương mại cổ phần, đại diện cho quyền sở hữu cổ phần tại các ngân hàng của người nắm giữ. Một số mã cổ phiếu ngành ngân hàng nổi bật tại Việt Nam như ACB – Ngân hàng Á Châu, MBB – Ngân hàng Quân Đội, VIB – Ngân hàng Quốc tế Việt Nam, TCB – Techcombank, VCB – Vietcombank…

Vì các ngân hàng tại Việt Nam đều hoạt động dưới sự quản lý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước nên tỷ lệ ngân hàng phá sản rất thấp. Do vậy, cổ phiếu ngân hàng thuộc nhóm an toàn trong dài hạn. Vì vậy, nhóm cổ phiếu này được nhiều người quan tâm, giá thường cao hơn so với các nhóm ngành sản xuất khác.

Đặc điểm cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng

Khi đánh giá cổ phiếu ngành ngân hàng, bạn cần lưu ý một số đặc điểm nổi bật sau:

  • Biến động theo chu kỳ kinh tế: Cổ phiếu ngân hàng thường tăng giá khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, lãi suất thấp, tín dụng mở rộng. Ngược lại, khi kinh tế chậm lại, nợ xấu tăng, cổ phiếu giảm. Nhà đầu tư cần theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ để định thời điểm mua – bán hợp lý.
  • Tính thanh khoản cao và vốn hóa lớn: Hầu hết cổ phiếu ngân hàng như VCB, BID, TCB, MBB… đều có khối lượng giao dịch lớn và nằm trong các chỉ số quan trọng như VN30, VN-Index. Nhà đầu tư có thể phân tích xu hướng chung để đưa ra đánh giá khi lựa chọn cổ phiếu ngân hàng.
  • Tác động mạnh từ chính sách nới room ngoại: Nhiều cổ phiếu ngân hàng bị giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Khi có thông tin nới room, cổ phiếu thường tăng giá mạnh do kỳ vọng thu hút dòng vốn mới. Bạn có thể theo dõi room ngoại để đầu tư lướt sóng trong ngắn hạn.
  • Chính sách cổ tức ổn định, hấp dẫn: Không ít ngân hàng duy trì mức chia cổ tức cao bằng tiền hoặc cổ phiếu, tạo thu nhập định kỳ cho nhà đầu tư dài hạn.
  • Định giá hấp dẫn theo giai đoạn: Cổ phiếu ngân hàng thường được định giá theo chỉ số P/B (giá/giá trị sổ sách). Nhà đầu tư cần chú ý đến chỉ số P/B và các yếu tố như nợ xấu, tăng trưởng tín dụng để xác định thời điểm cổ phiếu ngân hàng được định giá hợp lý.

Dac-diem-co-phieu-nhom-nganh-ngan-hang

Các tiêu chí đánh giá cổ phiếu ngân hàng

Để lựa chọn cổ phiếu ngân hàng tiềm năng, nhà đầu tư cần dựa trên 5 nhóm tiêu chí quan trọng sau:

Tăng trưởng tín dụng và chất lượng hoạt động cho vay

Đây là tiêu chí phản ánh khả năng cho vay và thu hồi vốn của ngân hàng – yếu tố cốt lõi trong hoạt động ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng được đo bằng tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm. 

Chất lượng cho vay thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu, số lượng trái phiếu VAMC và chi phí dự phòng rủi ro. Nếu tăng trưởng tín dụng cao và tỷ lệ nợ xấu thấp thì ngân hàng hoạt động hiệu quả, an toàn và tiềm năng sinh lời tốt. 

Ví dụ: ​Theo báo cáo của Ngân hàng Á Châu (ACB), từ năm 2015 đến 2022, ACB đã duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1%, cho thấy chất lượng tài sản tốt và quản trị rủi ro hiệu quả. 

Tăng trưởng huy động và chất lượng vốn đầu vào

Tiêu chí này đo lường khả năng thu hút vốn tiền gửi từ khách hàng – nguồn cung vốn để ngân hàng cho vay và sinh lời. Tỷ lệ tăng trưởng huy động và tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) là hai chỉ số chính để đánh giá.

Tang-truong-huy-dong-va-chat-luong-von-dau-vao

CASA càng cao thì chi phí vốn càng thấp, lợi nhuận cho vay càng cao. Tăng trưởng huy động mạnh giúp ngân hàng mở rộng cho vay, tạo đòn bẩy tăng trưởng.

Ví dụ: ​Techcombank đã duy trì tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) ở mức cao, đạt 40,9% vào cuối năm 2024, giúp ngân hàng có chi phí vốn thấp và biên lãi ròng (NIM) cao, dẫn đầu ngành. 

Nhóm chỉ số an toàn vốn của ngân hàng

Đây là tiêu chí thể hiện khả năng chịu rủi ro tài chính và khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán. Hệ số CAR (tỷ lệ an toàn vốn) và tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng cho vay trung dài hạn là hai chỉ số chủ chốt. CAR càng cao, ngân hàng càng vững vàng trước biến động. Tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn càng thấp thì rủi ro thanh khoản càng nhỏ.

Ví dụ: ​Vietcombank đã duy trì tỷ lệ an toàn vốn (CAR) vượt mức yêu cầu của Basel II. Theo báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông năm 2023, CAR riêng lẻ của Vietcombank cuối năm 2022 đạt khoảng 9,7%, tuân thủ theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Ngoài ra, theo Vietnam Investment Review, tính đến ngày 30/06/2024, CAR của Vietcombank đạt 12%, cao hơn so với các ngân hàng quốc doanh khác như VietinBank và BIDV với CAR gần 10%.

Cơ cấu thu nhập ngân hàng

Tiêu chí này giúp đánh giá tính ổn định và đa dạng trong nguồn thu của ngân hàng. Cơ cấu thu nhập gồm lãi thuần từ cho vay và thu nhập ngoài lãi (dịch vụ, ngoại hối, chứng khoán…), đo lường thông qua báo cáo kết quả kinh doanh định kỳ. Ngân hàng có nguồn thu đa dạng sẽ ít bị phụ thuộc vào lãi vay, bền vững hơn trong dài hạn.

Co-cau-thu-nhap-ngan-hang

Kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời của ngân hàng

Tiêu chí này phản ánh trực tiếp hiệu quả hoạt động và lợi nhuận thực tế của ngân hàng. Các chỉ số quan trọng gồm: NIM (biên lãi ròng), CIR (tỷ lệ chi phí/thu nhập), ROE (lợi nhuận/vốn chủ). NIM và ROE càng cao, CIR càng thấp thì ngân hàng càng hoạt động hiệu quả, cổ phiếu càng hấp dẫn.

Danh sách các cổ phiếu của các ngân hàng tại Việt Nam

Dưới đây là danh sách các cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam:

Mã cổ phiếu Tên ngân hàng
ABB Ngân hàng An Bình
ACB Ngân hàng Á Châu
BAB Ngân hàng Bắc Á
BID Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
BVB Ngân hàng TMCP Bản Việt
CTG Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
EIB Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
HDB Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
KLB Ngân hàng TMCP Kiên Long
LPB Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
MBB Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank)
NAB Ngân hàng TMCP Nam Á
NVB Ngân hàng TMCP Quốc Dân
OCB Ngân hàng TMCP Phương Đông
PGB Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
SGB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương
SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
SSB Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
STB Ngân hàng Sacombank (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín)
TCB Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
TPB Ngân Hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank)
VAB Ngân hàng TMCP Việt Á
VBB Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
VIB Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB Bank)
VPB Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank)

Giá cổ phiếu ngân hàng nào cao nhất và thấp nhất?

Tính đến ngày 07/04/2025, giá cổ phiếu ngân hàng thấp nhất là mã VBB – Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín với 9.600đ/cổ phiếu. cao nhất là mã VCB – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam với 60.000đ/cổ phiếu. Sự chênh lệch này phản ánh mức độ khác nhau về hiệu quả kinh doanh, chất lượng tài sản và triển vọng tăng trưởng giữa các ngân hàng.

Nhận định cổ phiếu ngân hàng hiện nay

Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu ngành ngân hàng có sự phân hóa rõ rệt. Một số mã cổ phiếu ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực nhờ kết quả kinh doanh khả quan và triển vọng tăng trưởng trong năm 2025. Tuy nhiên, một số cổ phiếu khác vẫn có xu hướng giảm hoặc ổn định, chịu tác động bởi các yếu tố như sự điều chỉnh của lãi suất, nền kinh tế vĩ mô và chất lượng tín dụng.

Hiện trạng cổ phiếu ngành ngân hàng

​Trong quý I năm 2025, ngành ngân hàng Việt Nam ghi nhận nhiều diễn biến tích cực, với sự tăng trưởng đáng kể về tín dụng và lợi nhuận, đồng thời tiếp tục đối mặt với thách thức về nợ xấu. Dưới đây là tổng hợp các số liệu và hiện trạng nổi bật:​

Tăng trưởng tín dụng

Tính đến ngày 07/12/2024, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 15,3 triệu tỷ đồng, tăng 12,5% so với cuối năm 2023.  Dự báo tăng trưởng tín dụng cho năm 2025 đạt khoảng 15%, phù hợp với mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước và cao hơn mức tăng trưởng GDP danh nghĩa (~10%).

Tang-truong-tin-dung

Lợi nhuận

Các ngân hàng, đặc biệt là nhóm Big4 có bước tiến lớn về lợi nhuận, ước tính lợi nhuận quý I/2025 tăng đáng kể. Cụ thể:

  • Sacombank dự kiến đạt lợi nhuận trước thuế 4.000 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước, nhờ chi phí dự phòng thấp và biên lãi ròng (NIM) phục hồi nhẹ.
  • VPBank ước tính lợi nhuận trước thuế đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 32%, nhờ tăng trưởng tín dụng ngân hàng mẹ đạt 5% và cải thiện chất lượng tài sản.
  • VietinBank dự báo lợi nhuận trước thuế đạt 8.800 tỷ đồng, tăng 42%, với tín dụng tăng 5%.
  • BIDV và Vietcombank cũng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận lần lượt từ 8.000 – 8.500 tỷ đồng (tăng 8% – 15%) và 11.000 – 11.300 tỷ đồng (tăng 3-5%).

Tình hình nợ xấu

Nợ xấu vẫn còn cao nhưng đã có dấu hiệu giảm do kinh tế dần phục hồi:

  • Tỷ lệ nợ xấu (NPL) toàn ngành trong quý III/2024 đạt 2,25%, tăng nhẹ so với các quý trước.
  • Các ngân hàng nhỏ như VPBank, VIB, OCB đối mặt với tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 cao hơn so với các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, VietinBank, Techcombank.
  • Nợ tái cơ cấu theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN chiếm khoảng 0,8% tổng dư nợ toàn ngành.
  • Dự báo tỷ lệ nợ xấu năm 2025 sẽ giảm nhẹ xuống 1,5% từ mức 1,6% năm 2024, nhờ sự phục hồi kinh tế và các biện pháp kiểm soát nợ hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước.

Tương lai cổ phiếu ngân hàng – Có nên đầu tư không?

​Triển vọng cổ phiếu ngành ngân hàng Việt Nam năm 2025 được đánh giá tích cực, tuy nhiên, có sự phân hóa rõ nét giữa các ngân hàng.​

Dự kiến, tăng trưởng tín dụng có thể đạt 17 – 18% trong năm 2025 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của ngành sản xuất và tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Chất lượng tài sản cũng kỳ vọng được cải thiện với tỷ lệ nợ xấu (NPL) trung bình giảm xuống dưới 2% vào cuối năm 2025, giúp tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) vượt ngưỡng 100%.

Tuong-lai-co-phieu-ngan-hang-Co-nen-dau-tu-khong-1

Tuong-lai-co-phieu-ngan-hang-Co-nen-dau-tu-khong-3

Lợi nhuận ròng của các ngân hàng được dự báo tăng trưởng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn là lựa chọn ưu tiên do hưởng lợi từ xu hướng đầu tư công và ổn định vĩ mô. Trong khi đó, các ngân hàng tư nhân với hệ sinh thái mạnh mẽ và chiến lược mở rộng khách hàng cá nhân có thể mang lại cơ hội đầu tư dài hạn.​

Tuong-lai-co-phieu-ngan-hang-Co-nen-dau-tu-khong-4

Tuy nhiên, mặc dù triển vọng chung của ngành ngân hàng năm 2025 là tích cực, nhà đầu tư cần lựa chọn kỹ lưỡng dựa trên triển vọng cụ thể của từng ngân hàng. Việc xem xét các yếu tố như tăng trưởng tín dụng, chất lượng tài sản, chiến lược kinh doanh và định giá cổ phiếu sẽ giúp đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.​

Nên mua cổ phiếu của ngân hàng nào năm 2025?

​Năm 2025, ngành ngân hàng Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu ngân hàng. Dưới đây là tổng hợp và phân tích về 5 cổ phiếu ngân hàng tiềm năng nên xem xét:​

VietinBank (CTG)

VietinBank là một trong những “ông lớn” thuộc nhóm Big4 ngân hàng quốc doanh tại Việt Nam. Ngân hàng có mạng lưới phủ rộng toàn quốc, đóng vai trò quan trọng trong tài trợ thương mại và dự án lớn. Ngân hàng thường xuyên nằm trong top các tổ chức có lợi nhuận cao nhất ngành. Sự hậu thuẫn từ Nhà nước giúp CTG có vị thế cạnh tranh bền vững.

VietinBank-CTG

VietinBank được đánh giá cao nhờ khả năng xử lý nợ xấu hiệu quả, cải thiện chất lượng tài sản và giảm áp lực trích lập dự phòng. 

Vietcombank (VCB)

Vietcombank có bề dày lịch sử lâu đời và là ngân hàng đầu tiên niêm yết trên sàn HOSE. VCB giữ tỷ lệ nợ xấu thấp nhờ chính sách tín dụng thận trọng và quản lý rủi ro hiệu quả. Đội ngũ lãnh đạo chuyên nghiệp là một trong những lợi thế cốt lõi của ngân hàng này.

Vietcombank-VCB

Vietcombank duy trì vị trí dẫn đầu về tỷ lệ bao phủ nợ xấu và có nền tảng tài chính vững chắc. Ngân hàng này hưởng lợi từ hoạt động thanh toán quốc tế và thu nhập dịch vụ. 

Ngân hàng Á Châu (ACB)

ACB được đánh giá cao nhờ khả năng linh hoạt trong chiến lược phát triển và thích ứng nhanh với thị trường. Đây là ngân hàng tiên phong trong việc phát triển mạng lưới chi nhánh bài bản tại các tỉnh thành trên toàn quốc. ACB cũng nổi bật với dịch vụ khách hàng cá nhân chuyên biệt, thân thiện.

ngan-hang-a-chau-ACB

ACB nổi bật với chất lượng tài sản tốt trong khối ngân hàng tư nhân, duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận ổn định. Ngân hàng không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và có chiến lược chi trả cổ tức đều đặn. 

Ngân hàng Quân đội (MBB)

MBB sở hữu lợi thế từ cổ đông chiến lược là Bộ Quốc phòng, mang đến sự ổn định và uy tín lớn trên thị trường. Ngân hàng liên tục đổi mới sản phẩm tài chính nhằm thu hút giới trẻ và doanh nghiệp vừa. Sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng số là điểm nhấn đáng chú ý của MBB.

Ngan-hang-Quan-doi-MBB

MBB có mô hình kinh doanh năng động và có tỷ lệ CASA đạt 36%, thuộc top cao nhất ngành. Chất lượng tài sản được kỳ vọng cải thiện tích cực trong thời gian tới.  

Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB)

VIB nổi bật với phong cách thương hiệu hiện đại, năng động và sáng tạo trong hoạt động tiếp thị. Ngân hàng hợp tác chiến lược với nhiều đối tác quốc tế như Prudential, giúp mở rộng dịch vụ tài chính toàn diện. VIB cũng đi đầu trong các giải pháp ngân hàng số thân thiện với người dùng.

Ngan-hang-Quoc-te-Viet-Nam-VIB

VIB dẫn đầu trong mảng bán lẻ với tỷ trọng tín dụng bán lẻ chiếm hơn 85% danh mục cho vay. Ngân hàng này có chiến lược mở rộng thị phần tín dụng bán lẻ và đầu tư mạnh vào công nghệ. Tuy nhiên, VIB cũng đối mặt với rủi ro từ sự cạnh tranh gia tăng trong mảng bán lẻ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về đặc điểm, tiêu chí đánh giá, danh sách, phân tích, dự báo xu hướng và gợi ý 5 cổ phiếu ngân hàng tiềm năng trong năm 2025. VNSC hy vọng những thông tin này có thể hỗ trợ bạn trong việc đánh giá và lựa chọn được mã cổ phiếu phù hợp nhất.

Cùng chủ đề

Wash out là gì? Chiến lược ứng phó với hiện tượng ‘rũ bỏ’ trong đầu tư chứng khoán
Wash out là gì? Chiến lược ứng phó với hiện tượng ‘rũ bỏ’ trong đầu tư chứng khoán

Trên thị trường chứng khoán, “wash out là gì” là câu hỏi quen thuộc đối với nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới bắt đầu. Đây là …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 25-04-2025 3:36:02
VNAllshare là gì? Chi tiết về chỉ số cho nhà đầu tư mới bắt đầu
VNAllshare là gì? Chi tiết về chỉ số cho nhà đầu tư mới bắt đầu

VNAllshare là gì là thắc mắc phổ biến của nhiều nhà đầu tư khi tìm hiểu về thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là chỉ số được xây dựng …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 25-04-2025 2:43:49
Lệnh MTL là gì? Khám phá chi tiết từ A-Z về lệnh MTL
Lệnh MTL là gì? Khám phá chi tiết từ A-Z về lệnh MTL

Trong giao dịch chứng khoán, nhất là đối với những nhà đầu tư mới, câu hỏi lệnh MTL là gì luôn được quan tâm đặc biệt. Đây là một loại …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 25-04-2025 2:11:00

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K