Chu kỳ kinh tế là gì? Làm thế nào để đo lường chu kỳ kinh tế?
Nền kinh tế của một quốc gia sẽ luôn rơi vào các trạng thái khác nhau tại những thời điểm khác nhau. Các trạng thái này sẽ luôn luôn lặp lại và tạo thành một chu kỳ nhất định được gọi là chu kỳ kinh tế. Chu kỳ này cũng gây ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán. Vậy chu kỳ kinh tế là gì và quan hệ của nó với thị trường chứng khoán như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ có câu trả lời cho bạn.
Chu kỳ kinh tế (Business Cycle) là gì?
Chu kỳ kinh tế là chu kỳ mô tả mức độ biến động của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) xung quanh tốc độ tăng trưởng tự nhiên trong dài hạn. Chu kỳ kinh tế sẽ giải thích nguyên nhân gây ra sự thu hẹp hay mở rộng trong hoạt động kinh tế mà một nền kinh tế đã trải qua. Chính phủ sẽ cố gắng kiểm soát chu kỳ kinh tế bằng cách đưa ra các chính sách kinh tế như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ. Chu kỳ kinh tế có thể tác động đến các cá nhân theo nhiều cách khác nhau từ kiếm việc cho đến đầu tư.
- Chính sách tiền tệ: Những biện pháp kinh tế của Chính phủ và Ngân hàng trung ương nhằm điều chỉnh và kiểm soát các yếu tố liên quan đến tiền tệ như: tỷ lệ lãi suất, tín dụng, tốc độ lạm phát, tỷ giá hối đoái nhằm ổn định và phát triển kinh tế của quốc gia
- Chính sách tài khóa: Là những biện pháp chính phủ sử dụng để tác động vào hệ thống thuế và chi tiêu nhằm gây ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ cung – cầu và đạt được mục tiêu về kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, kiểm soát lạm phát.
Vậy thì đâu là nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế?
Nhìn chung nguyên nhân chính gây ra chu kỳ kinh tế đến từ tác động của mối quan hệ cung – cầu. Các yếu tố tác động đến quan hệ này cũng rất nhiều nhưng chúng ta sẽ gom các yếu tố này và chia chúng thành hai nhóm: Yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh.
Về yếu tố ngoại sinh thì ảnh hưởng bởi các cuộc cách mạng khoa học công nghệ, chiến tranh, bùng nổ dân số và thảm họa thiên nhiên, những yếu tố này sẽ tác động lên quan hệ cung cầu và gây ra chu kỳ kinh tế của một quốc gia.
Yếu tố nội sinh là những yếu tố xảy ra trong chính nền kinh tế và trực tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế bởi tác động của các mối quan hệ cung cầu và chính sách kiểm soát của chính phủ. Ở đây ta đề cập đến 2 yếu tố chính là sự thay đổi tổng cầu và các chính sách vĩ mô.
- Sự thay đổi tổng cầu: Thay đổi trong cầu về hàng hóa dịch vụ sẽ thay đổi luôn cả cung của hàng hóa dịch vụ đó, tạo ra tác động đến với sản lượng đầu ra của nền kinh tế. Đồng thời sự vượt quá tổng cầu cũng sẽ gây ra lạm phát. Cầu giảm sẽ dẫn đến sản lượng đầu ra thấp, nhu cầu lao động thấp ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Nếu tình trạng này không được giải quyết sẽ dẫn đến suy thoái nền kinh tế.
- Chính sách vĩ mô: Các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng như là những chính sách khác của chính phủ và ngân hàng trung ương sẽ gây nên ảnh hưởng sâu sắc đến với chu kỳ kinh tế. Nếu những chính sách mang lại lợi ích cho nhà đầu tư và doanh nghiệp sẽ tạo sự bùng nổ kinh tế cũng tức là nền kinh tế đang tăng trưởng. Và ngược lại khi những chính sách đó không tạo ra được lợi ích cho doanh nghiệp nhưng lại khuyến khích đầu tư bằng cách tăng thuế suất hay xóa trợ cấp cho doanh nghiệp thì cũng sẽ đẩy nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái.
Các giai đoạn trong chu kỳ kinh tế
Trong suốt vòng đời của mình, chu kỳ kinh tế sẽ trải qua 4 giai đoạn chính đó là: Giai đoạn hồi phục, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn đỉnh, giai đoạn suy thoái.
Giai đoạn hồi phục (Recovery)
Trong giai đoạn này lạm phát giảm, lãi suất ngắn hạn bắt đầu giảm dần, lãi suất dài hạn chạm đáy và đỉnh của giá trái phiếu, giá cổ phiếu bắt đầu tăng.
Sau khi trải qua giai đoạn đáy của chu kỳ, nền kinh tế sẽ dần hồi phục. Cầu hàng hóa dịch vụ bắt đầu tăng lên vì giá cả hàng hóa thấp, dẫn đến cung dần gia tăng. Ngân hàng tăng mức lãi suất, mức tín dụng tiếp tục tăng trưởng, từ đó hệ quả là sản xuất dần phát triển lên đáng kể và doanh nghiệp sẽ ghi nhận các khoản doanh thu và lợi nhuận nhiều hơn trước.
Giai đoạn bùng nổ kinh tế (Expansion):
Kinh tế sẽ bùng nổ sau một khoảng thời gian tích lũy từ giai đoạn hồi phục.
Trong thời kỳ bùng nổ kinh tế, sẽ có sự tăng trưởng dương tích cực của các chỉ số kinh tế như: việc làm, thu nhập, sản lượng, tiền lương, lợi nhuận, cung và cầu trong dịch vụ hàng hóa. Tức là tình trạng tổng cầu sẽ dần vượt qua sản lượng tiềm năng và sẽ tổng cầu sẽ tiếp tục tăng cao, từ đó đẩy giá cả lên cao, GDP không ngừng tăng cao.
Lúc này thị trường có mức lạm phát thấp, lãi suất ngắn hạn tăng, lãi suất dài hạn chạm đáy hoặc tăng, giá trái phiếu bắt đầu giảm, giá cổ phiếu tăng.
Giai đoạn Đỉnh (Peak)
Khi nền kinh tế chạm đến đỉnh của chu kỳ, đó là lúc nó đã bước đến giai đoạn tiếp theo. Các thành phần kinh tế tăng trưởng ở mức tối đa, các chỉ số kinh tế cũng không phát triển thêm, giá cả hàng hóa dịch vụ cũng đang chạm đỉnh, GDP tăng nhưng sẽ chậm hơn các giai đoạn khác vì đã chạm đỉnh. Tuy nhiên trong thời kỳ này lạm phát bắt đầu tăng, nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, giá trái phiếu giảm, giá cổ phiếu dao động quanh đỉnh.
Giai đoạn suy thoái (Recession)
Khi kinh tế của một quốc gia đã chạm đỉnh, trong một thời gian nhất định, nền kinh tế cũng sẽ chuyển sang giai đoạn sau là giai đoạn suy thoái. Giá cả sụt giảm, các chỉ số kinh tế tích cực như thu nhập, doanh thu, lao động,… bắt đầu giảm dần. Lãi suất tín dụng tăng tạo nên hệ quả chi phí tài chính bị đẩy vọt, doanh thu không thể tăng lên, GDP giảm, giá trái phiếu tăng lại, giá cổ phiếu giảm.
Vậy làm thế nào để đo lường chu kỳ kinh tế, cụ thể là làm sao để nhận biết nền kinh tế đang rơi vào giai đoạn nào của chu kỳ? Về cơ bản các nhà kinh tế sẽ lấy số liệu lịch sử về biến động của tổng sản phẩm quốc nội để so sánh với những giai đoạn trước đó. Sự tăng giảm GDP qua các thời kỳ sẽ phản ánh được trạng thái của nền kinh tế của thời điểm đó, nó đang ở thời kỳ suy thoái, hồi phục hay tăng trưởng.
Thực trạng chu kỳ kinh tế tại Việt Nam
Chu kỳ kinh tế của Việt Nam được xác định sẽ xảy ra cứ 10 năm 1 lần tức vào mỗi cuối thập niên. Thông thường chu kỳ kinh tế của Việt Nam sẽ bắt đầu bởi trạng thái tâm lý đám đông, các tác động ảnh hưởng đến sản xuất và giá trị GDP.
Chu kỳ kinh tế Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất là hai chu kỳ xảy ra trong năm 1997 và 2008 cũng tức là thời điểm mà hai cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra. Đây cũng là hai giai đoạn mà nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thị trường tài chính vì lúc này nền kinh tế của Việt Nam còn yếu, chưa đủ sức để chống chọi lại với các tác động bên ngoài.
Tính đến thời điểm hiện tại thì chu kỳ kinh tế gần nhất của Việt Nam là vào năm 2019 – 2021 cũng chính là lúc thời điểm dịch Covid đang diễn ra nên thời điểm này nền kinh tế rơi vào giai đoạn đáy của chu kỳ, chuẩn bị bước vào giai đoạn hồi phục.
Chu kỳ kinh tế tác động thế nào tới thị trường chứng khoán?
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu được mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và chu kỳ kinh tế. Có thể hiểu rằng thị trường chứng khoán đại diện cho sự kỳ vọng tương lai của doanh nghiệp và nền kinh tế. Đồ thị của thị trường kinh tế và thị trường chứng khoán cũng có nét tương đồng nhất định khi cũng có đầy đủ các chu kỳ. Tuy nhiên đồ thị của thị trường chứng khoán dừng như lại dịch chuyển nhanh hơn so với đồ thị của thị trường kinh tế một chút.
Điều này có nghĩa là khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái thì thị trường chứng khoán đã chạm đáy. Tiếp theo đó khi một thị trường rơi vào đáy của nền kinh tế thì khi này thị trường chứng khoán đã có dấu hiệu khởi sắc.
Giai đoạn thị trường chứng khoán tăng mạnh nhất cũng là khi chu kỳ kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi. Bởi giai đoạn này là khi nền kinh tế đang dần trở nên hồi phục và nhanh chóng lấy lại nhịp tăng trưởng của mình từ sau cuộc suy thoái.
Thời điểm này chính sách tiền tệ đang được nới lỏng tạo điều kiện cho thị trường tín dụng tăng trưởng trở lại. Từ đó tạo ra ảnh hưởng là lãi suất giảm về mức thấp, cụ thể ở đây là lãi suất tiền gửi ngân hàng, do đó nhà đầu tư sẽ có xu hướng đầu tư nhiều vào thị trường chứng khoán, lúc này giá cổ phiếu cũng được đẩy lên cao. Trong giai đoạn này thì lĩnh vực được hưởng lợi từ lãi suất thấp đó là các ngành tài chính, bất động sản nên nhà đầu tư cũng có thể đầu tư vào giai đoạn này.
Và ngược lại kinh tế đang ở đỉnh thì thị trường chứng khoán lại dần có dấu hiệu đi xuống. Khi trong giai đoạn này tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp chậm lại, đồng thời lạm phát tăng cao hơn và giá cổ phiếu trong giai đoạn này cũng trở nên đắt đỏ, vì thế nhà đầu tư sẽ hạn chế đầu tư nhiều vào chứng khoán, chứng khoán bắt đầu đi xuống.
Việc nắm được chu kỳ kinh tế sẽ hỗ trợ nhà đầu tư rất nhiều trong việc tham gia vào thị trường chứng khoán ở thời điểm thích hợp. Thực tế thì thị trường kinh tế luôn luôn biến động và không thể lường trước được. Do đó để nhanh chóng nắm bắt được trạng thái của nền kinh tế thì nhà đầu tư nên cập nhật tin tức thường xuyên cũng như bổ sung thêm kiến thức về kinh tế vĩ mô lẫn đầu tư có thể thông qua các kênh thông tin, kiến thức là điều cần thiết để bạn có những quyết định đầu tư sáng suốt.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
- Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay
- HayBond – Đầu tư an tâm, lợi nhuận hấp dẫn
- [Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay
- CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN
- Thận trọng Finhay và VNSC by Finhay bị giả mạo [Cảnh báo]
- Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay
- Khác biệt giữa sàn HOSE và Upcom
- Bản tin chứng khoán ngày 04/10: Thanh khoản giảm đột biến, VN-Index điều chỉnh mạnh
- So sánh vàng ý và bạch kim – Nên chọn mua loại nào?
- Bản tin chứng khoán ngày 03/10: Bất động sản giảm sâu, VN-Index quay đầu cuối phiên
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu