Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

TPB: Cổ phiếu TPBank lao dốc, vốn hoá giảm hơn 2.200 tỷ đồng

View count icon 411
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Cổ phiếu TPB lao dốc khiến vốn hóa thị trường của của TPBank giảm hơn 2.200 tỷ đồng xuống còn 40.157 tỷ đồng vào cuối phiên 20/3. Đồng thời, giá trị cổ phiếu TPB do các thành viên trong gia đình ông Đỗ Minh Phú (Chủ tịch TPBank) và Đỗ Anh Tú (Phó Chủ tịch TPBank) cũng giảm mạnh.

anh ho tpbank

Phiên giao dịch ngày 20/3 chứng kiến hoạt động bán tháo tại cổ phiếu TPB của TPBank khi mã này giảm 5,3% – mạnh nhất ngành ngân hàng – với khối lượng giao dịch đạt kỷ lục gần 81 triệu đơn vị.

Đây là phiên giảm mạnh nhất của cổ phiếu này trong gần một năm trở lại đây. Đóng cửa phiên giao dịch 20/3, cổ phiếu TPB dừng ở 15.200 đồng – mức thấp nhất kể từ tháng 9/2024.

z6425523264392595ff5316a1d946e7cbb62214cc6e9f0 1742463846105379550081 1742464157538 1742464158042657638501

Cổ phiếu TPB lao dốc khiến vốn hóa thị trường của của TPBank giảm hơn 2.200 tỷ đồng xuống còn 40.157 tỷ đồng vào cuối ngày 20/3. Đồng thời, giá trị cổ phiếu TPB do các thành viên trong gia đình ông Đỗ Minh Phú (Chủ tịch TPBank) và Đỗ Anh Tú (Phó Chủ tịch TPBank) cũng giảm theo.

Tại TPBank, Chủ tịch HĐQT Đỗ Minh Phú không trực tiếp sở hữu cổ phiếu TPB. Tuy nhiên, hai người con của ông – bà Đỗ Vũ Phương Anh và ông Đỗ Minh Đức – mỗi người đang nắm giữ hơn 29,38 triệu cổ phiếu TPB. Với tỷ lệ sở hữu trên, giá trị cổ phiếu TPB do hai con ông Phú nắm giữ đã giảm gần 50 tỷ đồng trong phiên 20/3.

Phó Chủ tịch HĐQT TPBank Đỗ Anh Tú, em trai ông Đỗ Minh Phú, đang nắm giữ hơn 97,94 triệu cổ phiếu TPB, tương đương 3,71% vốn TPBank.

Ngoài ra, vợ ông Tú, bà Trung Thị Lâm Ngọc, hiện sở hữu hơn 2,35 triệu cổ phiếu TPB, tương đương tỷ lệ sở hữu 0,09%. Hai con ông Tú là Đỗ Quỳnh Anh và Đỗ Minh Quân lần lượt nắm giữ 81,1 triệu cổ phiếu và 88,2 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 3,07% và 3,34%.

Như vậy, gia đình ông Đỗ Anh Tú đang nắm giữ tổng cộng gần 269,6 triệu cổ phiếu TPB, tương đương 10,21% vốn điều lệ TPBank. Hiện, số cổ phiếu này có giá trị gần 4.100 tỷ đồng, giảm gần 230 tỷ đồng so với mức ghi nhận cuối phiên hôm qua.

Tổng cộng, giá trị cổ phiếu TPBank do gia đình ông Đỗ Anh Tú và Đỗ Minh Phú đã giảm khoảng 280 tỷ đồng sau phiên giao dịch 20/3.

Cổ phiếu TPBank giảm sâu trong bối cảnh hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025. Theo đó, TPBank dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 vào sáng ngày 24/4/2025 tại phòng họp Dragon Hall (tầng 12A, tòa nhà DOJI, số 5 Lê Duẩn, Ba Đình, Hà Nội). Và ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông tham dự là 21/3/2025.

Nội dung cuộc họp bao gồm: Thông qua Báo cáo hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát, Ban điều hành; Báo cáo tài chính năm 2024 đã được kiểm toán; Phương án phân phối lợi nhuận năm 2024 cùng các nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt gần 7.600 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2023 và vượt kế hoạch đề ra tại Đại hội đồng cổ đông. Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của TPBank duy trì ở mức trên 17%. Tổng tài sản vượt 418.000 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước và vượt kế hoạch 7%. Vốn điều lệ của TPBank tăng lên 26.420 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2024, dư nợ tín dụng của TPBank, bao gồm cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp, đạt 261.500 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng hơn 20% so với năm trước, vượt xa mức tăng trưởng trung bình của ngành ngân hàng.

Quốc Thụy-Link gốc

Cùng chủ đề

Bản tin chứng khoán ngày 29/04: Thị trường ảm đạm trước lễ
Bản tin chứng khoán ngày 29/04: Thị trường ảm đạm trước lễ

Hôm nay, thị trường tiếp tục có một phiên giao dịch ảm đạm trước thềm nghỉ lễ. Cảng biển là nhóm duy nhất có diễn biến đáng chú ý trong …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:26:40
Khối ngoại bán ròng mạnh tay hơn 300 tỷ đồng phiên cuối tháng 4, đâu là tâm điểm “xả hàng”?
Khối ngoại bán ròng mạnh tay hơn 300 tỷ đồng phiên cuối tháng 4, đâu là tâm điểm “xả hàng”?

Tin tức về diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 đã tạo ra tác động ngược chiều đối với các ngành liên quan. Cổ phiếu VRE và MWG được mua ròng mạnh nhất, trong khi VIC và SAB bị bán ròng mạnh. Sự mua ròng của VRE và MWG có thể do nhà đầu tư đánh giá tích cực về triển vọng của hai công ty này, trong khi bán ròng của VIC và SAB có thể phản ánh sự lo ngại về tình hình kinh doanh của họ.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:20:11
VNINDEX kết thúc tháng “sóng gió” tại mốc 1.226 điểm
VNINDEX kết thúc tháng “sóng gió” tại mốc 1.226 điểm

Tin tức về cổ phiếu SAB của Sabeco giảm mạnh sau khi công bố kết quả kinh doanh yếu kém đã tác động tiêu cực đến ngành sản xuất bia - rượu - nước giải khát. Sự suy giảm trong doanh thu và lợi nhuận của Sabeco đã khiến nhà đầu tư lo ngại về tương lai của công ty và ngành công nghiệp. Điều này đã góp phần làm rung lắc thị trường chứng khoán, khiến VN-Index không thể "thoát hiểm" khỏi áp lực bán ra.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:05:19

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K