Thông tin về trái phiếu doanh nghiệp nhà đầu tư cần biết

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán được nhiều nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Đây cũng là sản phẩm phổ biến và được giao dịch sôi động nhất trên thị trường trái phiếu. Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Có những đặc điểm gì nổi bật? Cùng Chứng khoán Vina trả lời những câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về trái phiếu doanh nghiệp

Trước khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, bạn phải nắm rõ những thông tin cơ bản về loại trái phiếu này. Sau đó mới quyết định có nên đầu tư hay không và đầu tư như thế nào.

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu mà đơn vị phát hành là một doanh nghiệp, dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi nợ, nhằm mục đích xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp phát hành đối với người mua trái phiếu (hay trái chủ). Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải hoàn trả lãi suất định kỳ và toàn bộ số tiền gốc cho người mua khi đáo hạn trái phiếu.

Trai-phieu-doanh-nghiep-la-gi

Khi bạn mua trái phiếu của một doanh nghiệp, bạn sẽ trở thành chủ nợ của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là người đi vay nợ và phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Ngoài ra, trái chủ cũng có thể chuyển nhượng quyền sở hữu trái phiếu trên thị trường.

Vậy trái phiếu doanh nghiệp tiếng anh là gì? Trong tiếng anh, trái phiếu doanh nghiệp là corporate bonds. Bạn có thể sử dụng từ ngữ này trong việc tra cứu và tìm hiểu về trái phiếu do doanh nghiệp phát hành. 

Các loại trái phiếu doanh nghiệp

Tại thị trường chứng khoán Việt Nam có 2 loại trái phiếu doanh nghiệp gồm:

  • Trái phiếu doanh nghiệp niêm yết: Là những trái phiếu được đăng ký và lưu ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán VN (VSDC). Những trái phiếu này được niêm yết và giao dịch công khai trên các sàn giao dịch tập trung. Người giao dịch phải tuân theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán.
  • Trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết (trái phiếu OTC): Là những trái phiếu chưa được đăng ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán. Do đó, nó không được niêm yết trên các sàn giao dịch tập trung. Muốn giao dịch loại trái phiếu này, nhà đầu tư phải thực hiện trên thị trường OTC. Các giao dịch này là tự do, không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan nào và theo nguyên tắc thuận mua – vừa bán giữa các nhà đầu tư với nhau.

Cac-loai-trai-phieu-doanh-nghiep

Ngoài cách phân loại trên, trái phiếu doanh nghiệp còn được phân loại giống như các loại trái phiếu khác như sau:

  • Phân loại theo hình thức: Trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh.
  • Phân loại theo lãi suất: Trái phiếu lãi suất cố định, trái phiếu lãi suất thả nổi và trái phiếu có lãi suất bằng không.
  • Phân loại theo tính chất trái phiếu: Trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có thể mua lại và trái phiếu có quyền mua cổ phiếu.

Dựa vào cách phân loại trên, nhà đầu tư sẽ lựa chọn được loại trái phiếu phù hợp với mục đích, nhu cầu và chiến lược đầu tư của mình.

Doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu?

Tại Việt Nam, muốn niêm yết trái phiếu doanh nghiệp, đơn vị phát hành phải là Công ty Cổ phần (CTCP) hoăc Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) có giấy phép kinh doanh hoặc các loại giấy tờ tương tự được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn. Đồng thời, các doanh nghiệp này phải đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định về phát hành trái phiếu như sau:

  • Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký phát hành từ 30 tỷ đồng trở lên.
  • Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào năm liền kề trước đó phải có lãi. Đồng thời, tính đến thời điểm đăng ký chào bán không có lỗ lũy kế và không có nợ quá hạn trên 1 năm.
  • Được HĐQT/ĐHĐCĐ/Chủ sở hữu công ty thông qua phương án phát hành, sử dụng và trả nợ đối với lô trái phiếu chào bán.
  • Có Công ty Chứng khoán tư vấn phát hành trái phiếu (trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành đồng thời là Công ty Chứng khoán).
  • Cam kết thực hiện các nghĩa vụ nợ đối với người mua trái phiếu theo quy định pháp luật.
  • Không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại thời điểm đăng ký chào bán trái phiếu.
  • Phải được xếp hạng tín nhiệm bởi Tổ chức xếp hạng tín nhiệm do Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận.

Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp thể hiện qua các yếu tố chính bao gồm lãi suất, kỳ hạn, giá và hình thức. Những đặc điểm này giúp bạn dễ dàng so sánh trái phiếu do doanh nghiệp phát hành với các loại khác.

Lãi suất trái phiếu

Vì là một công cụ nợ nên nhà phát hành phải xác định lãi và có nghĩa vụ trả lãi cho người mua. Hiện nay, lãi suất trái phiếu của doanh nghiệp được xác định theo 3 hình thức sau:

  • Lãi suất cố định: Đây là mức lãi suất xác định ngay từ khi phát hành, được ghi trong hợp đồng giao dịch và không thay đổi cho tới khi đáo hạn. Hình thức lãi suất này không chịu tác động bởi bất kỳ biến động nào trên thị trường.
  • Lãi suất thả nổi: Đây là mức lãi suất được xác định dựa theo chỉ số tham chiếu nào đó trên thị trường như lãi suất, lạm phát… Nó không được xác định từ trước và sẽ thay đổi theo biến động thị trường trong suốt kỳ hạn trái phiếu. Kỳ hạn điều chỉnh lãi suất có thể là 1 tháng, 1 quý, 6 tháng, 1 năm… theo thỏa thuận của doanh nghiệp với người mua.
  • Kết hợp 2 kiểu lãi suất trên: Cách xác định lãi suất này nhằm tránh rủi ro của biến động thị trường và đảm bảo mức thu nhập cao cho trái chủ.

Lai-suat-trai-phieu

Thông thường, mức lãi suất trái phiếu doanh nghiệp hiện nay trên thị trường sẽ cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng, dao động từ 8 – 13%/năm, có thể cao hơn. 

Tuy nhiên, bạn không nên chỉ nhìn vào lãi suất cao để lựa chọn trái phiếu đầu tư. Nếu tình hình tài chính không ổn định, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, bạn có thể sẽ không nhận được số tiền lãi đó, thậm chí không bảo toàn được vốn gốc.

Kỳ hạn trái phiếu

Kỳ hạn được doanh nghiệp xác định ngay khi quyết định phát hành trái phiếu. Kỳ hạn có thể khác nhau giữa các đợt phát hành, phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Theo quy định hiện tại, trái phiếu doanh nghiệp cần có kỳ hạn từ 1 năm trở lên. Có 3 mức kỳ hạn phổ biến như sau:

  • Ngắn hạn: 1 – 5 năm.
  • Trung hạn: 5 – 12 năm.
  • Dài hạn: 12 – 30 năm.

Giá trái phiếu

Giá trái phiếu doanh nghiệp phát hành ở Việt Nam được niêm yết ở mức 100.000đ/trái phiếu hoặc là bội số của 100.000đ. Trái phiếu phát hành quốc gia khác sẽ được niêm yết giá theo quy định riêng tại quốc gia đó. Mức giá sẽ tăng khi cầu trái phiếu tăng hoặc khi khan hiếm. Mặt khác, giá trái phiếu có xu hướng tăng khi lãi suất thị trường giảm.

Hình thức trái phiếu.

Trước kia, trái phiếu chỉ được phát hành dưới hình thức chứng chỉ. Người mua phải giữ tờ trái phiếu cho tới khi đáo hạn. Hiện nay, trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, dữ liệu điện tử hoặc bút toán ghi sổ. Chỉ với một lệnh đặt, dữ liệu sẽ được lưu vào hệ thống, người mua không nhất định phải giữ tờ trái phiếu nữa.

Đối tượng được mua trái phiếu doanh nghiệp

Theo quy định pháp luật, những đối tượng sau được phép mua trái phiếu doanh nghiệp:

  • Trái phiếu chuyển đổi không kèm chứng quyền: Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định Luật Chứng khoán.
  • Trái phiếu chuyển đổi kèm chứng quyền: Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược (dưới 100 nhà đầu tư).

Lưu ý: Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính và trình độ chuyên môn về đầu tư chứng khoán theo Luật Chứng khoán 2019 và các Nghị định có liên quan khác.

Doi-tuong-duoc-mua-trai-phieu-doanh-nghiep

So sánh trái phiếu doanh nghiệp với trái phiếu Chính phủ

Điểm giống:

  • Đều là chứng khoán nợ, xác định nghĩa vụ nợ của nhà phát hành đối với người mua trái phiếu.
  • Có khả năng trao đổi, giao dịch, chuyển nhượng trên thị trường.

Khác nhau:

Trái phiếu doanh nghiệp Trái phiếu Chính phủ
Đơn vị phát hành Doanh nghiệp phát hành (CTCP hoặc Công ty TNHH phát hành). Nhà nước phát hành (Bộ Tài chính hoặc Kho bạc nhà nước đại diện phát hành).
Mục đích phát hành Duy trì, phát triển, mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Bổ sung nguồn vốn cho Ngân sách Nhà nước, bù đắp chi tiêu Chính phủ.
Khả năng chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu Không
Kỳ hạn Kỳ hạn ngắn, chỉ từ 1 - 3 năm. Thường là kỳ hạn dài, trung hạn (5 - 12 năm), dài hạn (12 - 30 năm).
Khả năng bảo toàn vốn Rất cao, gần như tuyệt đối. Tương đối.
Rủi ro Rủi ro ở mức trung bình, phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của đơn vị phát hành. Gần như không có rủi ro. Nếu có thường do biến động tỷ giá hối đoái.

Danh sách trái phiếu doanh nghiệp uy tín hiện nay

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể đăng ký phát hành trái phiếu ở cả 2 sàn chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Có rất nhiều mã trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường, dưới đây là một số trái phiếu của doanh nghiệp đang hoạt động tốt hiện nay:

  • CTCP tập đoàn Masan
  • Tổng Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc
  • CTCP Hàng không Vietjet 
  • CTCP Vincom Retail
  • CTCP Vinpearl
  • CTCP Vinhomes
  • CTCP tập đoàn Thiên Long
  • Trái phiếu một số ngân hàng như BIDV, Techcombank, Vietinbank, Vietcombank, Agribank…

Có nên mua trái phiếu doanh nghiệp?

Trái phiếu doanh nghiệp được coi là kênh đầu tư tốt trên thị trường vì an toàn hơn cổ phiếu và có mức lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng. Đồng thời, trái chủ cũng được xếp thứ tự thanh toán trước so với cổ đông vì là chủ nợ của công ty. Một số lợi ích khác khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp:

  • Đảm bảo nhà đầu tư có thể thu hồi vốn ban đầu.
  • Tính thanh khoản khá cao.
  • Được nhận lãi suất cố định trong suốt kỳ hạn trái phiếu.
  • Tạo một khoản thu nhập cố định, không bị ảnh hưởng bởi thị trường.
  • Có thể linh động chuyển đổi thành cổ phiếu.

Khác với cổ phiếu, nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư tài chính cũng có thể tham gia đầu tư trái phiếu. Kênh đầu tư này không yêu cầu theo dõi diễn biến thị trường thường xuyên, không cần phân tích thị trường phức tạp như cổ phiếu.

Co-nen-mua-trai-phieu-doanh-nghiep

Tuy nhiên, bạn cần nghiên cứu thật kỹ các thông tin như: tình hình hoạt động, tình hình tài chính, ban lãnh đạo, diễn biến thị trường lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp sắp mua trái phiếu để tránh rủi ro. Đồng thời, hãy cân nhắc lựa chọn kỳ hạn trái phiếu phù hợp với kế hoạch đầu tư. Bởi nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn tới phá sản, bạn có thể bị thiệt hại, thậm chí là mất sạch số tiền vốn ban đầu.. 

Trên đây là những thông tin khái quát về trái phiếu doanh nghiệp bạn cần biết nếu có ý định đầu tư vào thị trường này. Chứng khoán VINA hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu về trái phiếu doanh nghiệp và đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả trong tương lai.

themes Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm themes

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngay 
Safe-256
themes Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm themes

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay

Danh sách chứng khoán được giao dịch ký quỹ tại VNSC (Cập nhật tháng 04.2024) Tải về danh mục tại đây

themes VNSC By Finhay themes 02-04-2024 10:15:06

HayBond – Đầu tư an toàn, lợi nhuận hấp dẫn

Chính sách và mô tả sản phẩm dưới đây chỉ đúng ở thời điểm tháng 04/2024. Để nắm được thông tin cập nhật chính xác nhất về sản phẩm, vui …

themes VNSC By Finhay themes 01-04-2024 11:00:02

[Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay

18/03/2024 Kính gửi Quý khách hàng, Hiện nay, chúng tôi đã ghi nhận một số trường hợp lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản qua hình thức chuyển khoản vào …

themes VNSC By Finhay themes 18-03-2024 11:24:37

CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN

Ngày 07/3 vừa qua, tại Thủ đô Seoul, Hàn Quốc, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với …

themes Nguyễn Hương Giang themes 11-03-2024 2:28:13

[Cảnh báo] Thận trọng với những trang web giả mạo Finhay và VNSC by Finhay

Nội DungTìm hiểu về trái phiếu doanh nghiệpTrái phiếu doanh nghiệp là gì?Các loại trái phiếu doanh nghiệpDoanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu?Đặc điểm của trái phiếu doanh …

themes VNSC By Finhay themes 30-01-2024 5:19:56

Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay

Từ ngày 07/12/2023, sản phẩm Hoàn tiền mua sắm chính thức được ra mắt trên ứng dụng VNSC by Finhay. Nội DungTìm hiểu về trái phiếu doanh nghiệpTrái phiếu doanh …

themes VNSC By Finhay themes 07-12-2023 10:52:24

Định giá cổ phiếu nhóm ngân hàng vẫn hấp dẫn?

Với kỳ vọng lợi nhuận được cải thiện sẽ được cải thiện trong năm 2024 này, Yuanta duy trì khuyến nghị về nhóm cổ phiếu ngân hàng với dự báo …

themes VNSC By Finhay themes 25-04-2024 5:07:17

Bản tin chứng khoán ngày 25/04: Thị trường ảm đạm, thanh khoản mất hút

Thị trường không có nhiều biến động trong phiên giao dịch hôm nay. Chỉ số chung được giữ cân bằng quanh mốc tham chiếu nhờ lực kéo của nhóm trụ. …

themes VNSC By Finhay themes 25-04-2024 4:18:38

Thông báo nâng cấp nền tảng VNSC by Finhay để phục vụ triển khai hệ thống KRX

(Cập nhật mới nhất ngày 26/04/2024) Tạm dừng nâng cấp ứng dụng Do có sự thay đổi về kế hoạch triển khai KRX, từ 26/04 – 02/05/2024, nền tảng VNSC …

themes VNSC By Finhay themes 24-04-2024 4:18:24

Bản tin chứng khoán ngày 24/04: VN-Index một lần nữa trở lại mốc 1.200

Phiên hôm nay đánh dấu sự bùng nổ mạnh mẽ của thị trường sau khoảng thời gian dài ảm đạm. Xu hướng tăng được lan toả tới gần như toàn …

themes VNSC By Finhay themes 24-04-2024 3:45:34

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngay 
Safe-256

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

templates Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay