Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

VIC: Giá trị tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu vượt 200.000 tỷ sau 18 tháng

View count icon 102
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

lag60784 1684301220546 16843012208591376945769

Với hơn 200.000 tỷ vốn hóa, Vingroup hiện là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Sau nhịp nghỉ ngắn, cổ phiếu Vingroup (mã VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ bứt phá mạnh phiên cuối tuần dù thị trường chung vẫn đang điều chỉnh. Cú bật tăng gần 3% phiên 21/3 đẩy thị giá VIC lên mức 53.000 đồng/cp, cao nhất kể từ ngày 20/9/2023. Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, cổ phiếu này đã tăng hơn 30%.

screenshot 2025 03 21 at 17 32 05

Vốn hóa thị trường của Vingroup cũng theo đó tăng vọt lên gần 203.000 tỷ đồng (7,9 tỷ USD). Đây là lần đầu tiên trong vòng 18 tháng qua, giá trị tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt mức 200.000 tỷ đồng. Con số này đưa Vingroup lấy lại vị trí doanh nghiệp tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Không chỉ Vingroup, cổ phiếu Vinhomes (VHM) cũng có đà bứt phá mạnh gần đây. Trong khoảng hơn 1 tháng qua, VHM đã tăng gần 30% thị giá và cũng đang giao dịch ở vùng đỉnh 18 tháng. Vốn hóa thị trường của Vinhomes cũng theo đó vượt hơn 198.000 tỷ đồng (7,8 tỷ USD), chỉ xếp sau Vingroup và 4 “đại gia” Nhà nước là Vietcombank, BIDV, Viettel Global và ACV.

screenshot 2025 03 21 at 15 10 32

Trong quá khứ, các doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng có thời gian dài dẫn đầu toàn sàn chứng khoán Việt Nam. Tổng giá trị vốn hóa của “họ” Vingroup có thời điểm xấp xỉ 1 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 1/4 toàn thị trường vào năm 2021. Tuy nhiên, con số này đã giảm đáng kể những năm qua. Thậm chí, Vingroup còn bị rớt khỏi top 10 vốn hóa sàn chứng khoán vào cuối năm ngoái.

Những thông tin tích cực từ đầu năm đã góp phần đưa nhóm Vingroup trở lại mạnh mẽ. Mới nhất là vào đầu tháng 3 khi Vinpearl (VPL) nộp hồ sơ niêm yết HoSE. Nếu Vinpearl được chấp thuận niêm yết, tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ có thêm 1 chiến mã trên sàn chứng khoán Việt Nam. Sau đợt phát hành hồi tháng 2 (hơn 70 triệu cổ phiếu với giá 71.350 đồng/cp), vốn điều lệ của Vinpearl hiện ở mức gần 18.000 tỷ đồng.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhảy 263 bậc trên bảng xếp hạng Forbes

Cổ phiếu VIC “bốc đầu” đẩy giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vọt. Bên cạnh 691,27 triệu cổ phiếu VIC nắm giữ trực tiếp, Chủ tịch Vingroup còn gián tiếp sở hữu thông qua 2 pháp nhân liên quan là CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam và CTCP Quản lý và Đầu tư Bất động sản VMI.

Ước tính, giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện đã vượt 110.000 tỷ đồng (4 tỷ USD), tăng khoảng 1 tỷ USD từ đầu năm. Con số này giúp Chủ tịch Vingroup vững vàng ở vị trí người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, bỏ xa những cái tên phía sau như ông Trần Đình Long, Đỗ Anh Tuấn, Nguyễn Thị Phương Thảo….

Còn theo cập nhật mới nhất từ Forbes, ông Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản tại ngày 21/3 lên đến 7,1 tỷ USD. Con số này đưa Chủ tịch Vingroup leo lên vị trí thứ 449 trong danh sách những người giàu nhất thế giới, tăng 263 bậc so với thời điểm bước vào năm 2025.

screenshot 2025 03 21 at 21 02 31

Ngoài cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam, một phần không nhỏ tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nằm tại VinFast – doanh nghiệp niêm yết trên Nasdaq. Theo companiesmarketcap, VinFast nằm trong top 10 hãng ô tô điện giá trị nhất thế giới với vốn hóa gần 8 tỷ USD. Sau khi chính thức trở thành hãng xe bán chạy nhất thị trường trong năm 2024, chỉ trong hai tháng đầu năm 2025, VinFast đã bàn giao cho khách hàng Việt Nam gần 23.000 ô tô điện.

Hà Linh-Link gốc

Cùng chủ đề

Bản tin chứng khoán ngày 29/04: Thị trường ảm đạm trước lễ
Bản tin chứng khoán ngày 29/04: Thị trường ảm đạm trước lễ

Hôm nay, thị trường tiếp tục có một phiên giao dịch ảm đạm trước thềm nghỉ lễ. Cảng biển là nhóm duy nhất có diễn biến đáng chú ý trong …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:26:40
Khối ngoại bán ròng mạnh tay hơn 300 tỷ đồng phiên cuối tháng 4, đâu là tâm điểm “xả hàng”?
Khối ngoại bán ròng mạnh tay hơn 300 tỷ đồng phiên cuối tháng 4, đâu là tâm điểm “xả hàng”?

Tin tức về diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 đã tạo ra tác động ngược chiều đối với các ngành liên quan. Cổ phiếu VRE và MWG được mua ròng mạnh nhất, trong khi VIC và SAB bị bán ròng mạnh. Sự mua ròng của VRE và MWG có thể do nhà đầu tư đánh giá tích cực về triển vọng của hai công ty này, trong khi bán ròng của VIC và SAB có thể phản ánh sự lo ngại về tình hình kinh doanh của họ.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:20:11
VNINDEX kết thúc tháng “sóng gió” tại mốc 1.226 điểm
VNINDEX kết thúc tháng “sóng gió” tại mốc 1.226 điểm

Tin tức về cổ phiếu SAB của Sabeco giảm mạnh sau khi công bố kết quả kinh doanh yếu kém đã tác động tiêu cực đến ngành sản xuất bia - rượu - nước giải khát. Sự suy giảm trong doanh thu và lợi nhuận của Sabeco đã khiến nhà đầu tư lo ngại về tương lai của công ty và ngành công nghiệp. Điều này đã góp phần làm rung lắc thị trường chứng khoán, khiến VN-Index không thể "thoát hiểm" khỏi áp lực bán ra.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:05:19

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K