Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

VN-Index tăng một mạch 7 tuần liên tiếp, nhà đầu tư có nên “chốt lời”?

chot loi chung khoan1

Chuyên gia lưu ý rằng khả năng có lãi thêm hoặc bớt lãi đi cũng đều rất quan trọng. Khi xuất hiện nhịp điều chỉnh, NĐT nên chốt lời từng phần.

Thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến 7 tuần tăng điểm liên tiếp đầy tích cực, song cũng đầy bất ngờ. Áp lực chốt lời cổ phiếu luôn thường trực, vậy trong giai đoạn này, chiến lược đầu tư là gì để bảo toàn lợi nhuận?

vnindex 2025 03 12 04 04 40

Tại chương trình “Việt Nam và các chỉ số: Tài chính Thịnh vượng”, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) nhận định trong giai đoạn tăng tốc, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trụ cột sẽ là nhóm kéo chỉ số chính. 

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu Midcap và Penny lại bị "đuối sức", bởi những nhóm này đã tăng đầu tiên, tăng sớm trong khoảng thời gian trước.

Khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tăng, thị trường sẽ có xu hướng chốt lời Midcap và Penny, quay lại với cổ phiếu bất động sản, ngân hàng, chứng khoán. Vì vậy, NĐT sẽ thấy hiện tượng các lớp cổ phiếu thay nhau tăng giá. Tới thời điểm hiện tại, cổ phiếu VCB, "họ" Vingroup và BCM đang tăng giá rất tốt.

Thêm vào đó, ông Sơn chỉ ra rằng nếu nhìn ở phạm vi toàn thị trường, số mã nằm trên MA10 đã giảm xuống còn 40%, cho thấy áp lực chốt lời lớn với cổ phiếu midcap và penny, khiến nhóm này bị mất đường MA10. Số lượng cổ phiếu nằm trên đường MA trung hạn như MA20 hay MA50 vẫn ở trạng thái tương đối cao, ví dụ MA20 là 61%, MA50 là 70%, cho thấy mặc dù áp lực chốt lời đang lớn nhưng xu hướng trong trung hạn vẫn là tích cực.

"Do đó, đà tăng vẫn có thể tiếp diễn, nhưng sẽ có sự phân hóa, mức tăng của chỉ số có thể không đi liền với mức tăng của đại đa số cổ phiếu trong rổ VN-Index mà sẽ có tính chọn lọc hơn, dựa vào cổ phiếu trụ cột", vị chuyên gia cho hay.

Trong những nhịp tiếp theo, có thể chỉ số vẫn sẽ "xanh", nhưng nhiều mã lại không đạt kết quả tích cực. Do đó trong thời điểm này, NĐT cần cân nhắc giảm tỷ trọng những cổ phiếu có dòng tiền chảy ra ngoài và thận trọng chắt lọc cơ hội mua mới.

Tiếp tục "cưỡi trend" cho đến khi xuất hiện tín hiệu đảo chiều

Về chiến lược, khi xu hướng tăng chưa bị phá vỡ, ông Sơn cho rằng NĐT nên tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu tăng tốt, hay cưỡi trend (xu hướng) cho đến khi xuất hiện những đường nến cho thấy tín hiệu đảo chiều có khả năng diễn ra và sau đó tìm điểm mua trong nhịp điều chỉnh.

Mặt khác, khi xuất hiện nhịp điều chỉnh, NĐT nên chốt lời từng phần chứ không nhất thiết phải bán hết trong một lần bởi thông thường, các mô hình đỉnh của VN-Index kéo dài từ 1,5 đến 2 tuần. Trong giai đoạn lập đỉnh, sẽ có những thời gian “chạy nước rút” khi VN-Index tăng 2 – 3 phiên nhanh chóng và sự tích lũy về khối lượng lên một tầm cao mới. Trong giai đoạn vừa rồi, thanh khoản của 3 sàn đã vượt trên ngưỡng 24.000 tỷ đồng, cao nhất kể từ tháng 9/2024.

Đặc biệt cần lưu ý việc dùng margin sẽ có thể gặp rủi ro hơn bởi vì khi giá cổ phiếu cao, dùng đòn bẩy có khả năng gặp rung lắc và chịu rủi ro ngược. Do áp lực chốt lời, mức lợi nhuận sẽ không thể cao và còn có thể ảnh hưởng tới phần lợi nhuận đã đạt được trước đây.

NĐT cần lưu ý rằng khả năng có lãi thêm hoặc bớt lãi đi cũng đều rất quan trọng. Việc có lãi thêm khi thị trường đi lên mạnh mẽ giúp gia tăng khả năng sinh lời của danh mục, nhưng ngược lại, khi đã có lãi rồi nhưng lại bị bớt một phần lãi thì có thể là tín hiệu cảnh báo hạn chế sử dụng margin. Việc bị bớt lãi có thể cho thấy các quyết định của NĐT đang gặp vấn đề hoặc thị trường đã ra cảnh báo.

Nếu sử dụng margin, NĐT cần sử dụng ngay trong thời điểm nhóm cổ phiếu lớn tăng tốc, tức giai đoạn đầu, khi thị trường mới đi lên, vượt qua những vùng cản như 1.260 – 1.280 điểm.

Tích lũy và vào "sóng" mới

Theo chuyên gia VPBankS, việc những cổ phiếu chưa tăng hoặc tăng chậm cho thấy thực tế rằng dòng tiền phân bổ vào nhóm Midcap là ít. Khối lượng giao dịch lên tới 24.000 tỷ đồng nhưng tập trung lớn vào ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, xây dựng và thép. Những nhóm cổ phiếu nhỏ hơn không hút được dòng tiền từ các nhà đầu tư.

Trong xu hướng tăng, những cổ phiếu mạnh, được gọi là “con chim đầu đàn” thường tăng trước, tăng mạnh. Sau nhịp tăng đó thì những cổ phiếu yếu hơn, không tăng được sẽ rơi vào trạng thái lình xình, đi ngang và tích lũy một thời gian dài trước khi vào sóng mới.

Câu chuyện tích lũy và vào sóng mới lại phụ thuộc nhiều hơn vào bản chất cổ phiếu cũng như tình hình hoạt động, kế hoạch kinh doanh năm 2025. Nếu là cổ phiếu tốt, tăng trưởng mạnh, trả cổ tức cao… những thông tin trong thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4/2025 như đại hội đồng cổ đông, cổ tức, kế hoạch kinh doanh… sẽ là động lực tích cực cho nhóm này bật tăng sau giai đoạn tích lũy và đi ngang.

Ngọc Ly-Link gốc

Cùng chủ đề

Bản tin chứng khoán ngày 09/05: VN-Index điều chỉnh nhẹ
Bản tin chứng khoán ngày 09/05: VN-Index điều chỉnh nhẹ

Hôm nay, thị trường đã chậm lại sau một chuỗi ngày tăng giá liên tục. Thanh khoản cũng giảm nhẹ Kết phiên ngày 09/05, VN-Index đóng cửa ở 1267.30 điểm, …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 09-05-2025 4:37:33
Bản tin chứng khoán ngày 08/05: Thị trường bùng nổ, tiến sát mốc 1,270
Bản tin chứng khoán ngày 08/05: Thị trường bùng nổ, tiến sát mốc 1,270

Hôm nay, thị trường có phiên bứt tốc mạnh mẽ khi chỉ số chung nhuộm xanh ngay từ đầu phiên. Mức tăng được lan toả mạnh mẽ tới nhiều nhóm …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 08-05-2025 4:42:51
Bản tin chứng khoán ngày 07/05: Khối ngoại mua ròng mạnh, VN-Index chạm mốc 1.250
Bản tin chứng khoán ngày 07/05: Khối ngoại mua ròng mạnh, VN-Index chạm mốc 1.250

Hôm nay, thị trường tiếp tục có một phiên tăng giá tích cực với sự thăng hoa của nhóm bất động sản. Ngoài ra, khối ngoại mua ròng mạnh cũng …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 07-05-2025 4:55:37

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K