Trong ngày thanh khoản tăng vọt, đà chốt lời ngắn hạn xuất hiện ở phiên chiếu kéo chỉ số chính VN-Index “lao dốc”, giảm nhẹ gần 3 điểm.
Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa ở mức cao kỷ lục sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua một phiên giao dịch đầy biến động trong ngày 03/7. Dù mở đầu trong sắc đỏ và nhanh chóng bật tăng vượt mốc 1.390 điểm nhờ dòng tiền đổ mạnh, nhưng áp lực chốt lời xuất hiện trong phiên chiều đã khiến chỉ số VN-Index quay đầu giảm, đánh rơi toàn bộ thành quả và kết phiên giảm gần 3 điểm.
Kết phiên 03/7, chỉ số VN-Index giảm 2,63 điểm, xuống 1.381,96 điểm. Chỉ số HNX-Index giảm 0,69 điểm, xuống 230,93 điểm. Ngược dòng, chỉ số UPCoM-Index tăng 0,25 điểm, lên 100,86 điểm.
Thanh khoản trên thị trường tăng đột biến, với tổng giá trị giáo dịch trên cả 3 sàn đạt gần 38.700 tỷ đồng. Riêng trên sàn HoSE, thanh khoản đạt hơn 33.000 tỷ đồng – tăng gần 11.000 tỷ đồng so với phiên trước.
Thị trường chứng khoán "hạ nhiệt" trong phiên 03/7, dù thanh khoản đột biến.
Sau nhiều phiên giữ vai trò dẫn dắt, nhóm bất động sản đã bị bị nhà đầu tư chốt lời mạnh, như: BCM -2,64%, KBC -2,03%, SZC -5,13%, NVL -1,32%, SIP -6,77%, TCH -1%, VIC -0,94%, VRE -0,6%, …
Đặc biệt, cổ phiếu LDG của CTCP Đầu tư LDG có thanh khoản đột biến, nhưng bất ngờ đứng giá sau chuỗi 5 phiên tăng trần liên tiếp.
Kết phiên 03/7, giá cổ phiếu LDG ở mức 3.470 đồng/cổ phiếu, đứng giá so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh tăng đột biến đạt gần 29,5 triệu đơn vị – gấp gần 10 lần phiên giao dịch trước đó.
Đáng chú ý, trong văn bản giải trình liên quan đến diễn biến giao dịch cổ phiếu LDG gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Sau 5 phiên tăng trần liên tiếp, cổ phiếu LDG đứng giá trong phiên 03/7 dù thanh khoản đột biến. (nguồn: Cafef)
LDG khẳng định chuỗi tăng trần liên tiếp trong 5 phiên giao dịch của cổ phiếu LDG từ ngày 26/6/2025 đến ngày 2/7/2025 là kết quả từ diễn biến cung – cầu khách quan trên thị trường chứng khoán và nằm ngoài sự kiểm soát của công ty. Hiện tại, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn diễn ra bình thường và công ty không có bất kỳ tác động nào gây ảnh hưởng đến giá giao dịch cổ phiếu.
Bên cạnh đó, loạt cổ phiếu vốn hóa lớn trên thị trường bị nhà đầu từ chốt lời mạnh, như: STB -1,89%, VJC -1,33%, VGC -4,09%, VHC -5,59%, GVR -5,28%, NAB -1,45%, …
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu nhóm kéo chỉ số chính VN-Index, với: EIB +2,43%, TPB +1,1%, CTG +1,43%, HDB +1,12%. Theo sau là các cổ phiếu tăng dưới 1%, như: VPB, SHB, VIB, LPB, ACB, …
Tương tự, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng giữ được sắc xanh, với: VIX +3,66%, HCM +2,2%. Theo sau là các cổ phiếu tăng dưới 1%, như: VCI, SSI, BSI, TVS, TVB, …
Ngoài ra, loạt cổ phiếu vốn hóa lớn tại các nhóm ngành khác trên thị trường tăng “bốc đầu”, như: GEX +4,59%, VCG +1,32%, FRT +2,76%, DGC +1,18%, POW +2,71%, …
Nhà đầu tư nước ngoài bất ngờ mua ròng gần 2.300 tỷ đồng trên sàn HoSE. Trong đó, khối gọi “gom” đột biến cổ phiếu SSI với giá trị hơn 416 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu MWG (294,15 tỷ đồng), cổ phiếu CTG (146,86 tỷ đồng), cổ phiếu HCM (133,3 tỷ đồng), cổ phiếu IDC (127,12 tỷ đồng), cổ phiếu VCI (125,84 tỷ đồng), …
Ở chiều bán ra, khối ngoại “xả” mạnh nhất cổ phiếu BTW với giá trị hơn 97 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu DHC (32,95 tỷ đồng), cổ phiếu HDC (28,6 tỷ đồng), cổ phiếu GVR (28,5 tỷ đồng), cổ phiếu GAS (25,33 tỷ đồng), cổ phiếu VRE (23,88 tỷ đồng), …