Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin tổng hợp

Chuyên gia Dragon Capital: Đây là “thời điểm vàng” để tận dụng cơ hội nâng hạng và đón đầu làn sóng IPO 2026–2027

19:55 13/07/2025

Dragon Capital kỳ vọng mục tiêu nâng hạng sẽ sớm được hiện thực hóa ngay trong tháng 9 năm nay.

egh

Khi bàn đến động lực nội tại và một "kỷ nguyên vươn mình", nhiều người đặt câu hỏi: Làm sao để hiện thực hóa những mục tiêu đó? Thực tế, nếu không có hành động cụ thể, những mục tiêu chiến lược sẽ khó trở thành hiện thực.

Tại Tọa đàm Investor Day 2025 với chủ đề Kết tinh nội lực, dẫn lối thịnh vượng do Dragon Capital tổ chức, bà Đặng Nguyệt Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu Dragon Capital chỉ ra rằng định hướng của Chính phủ là thúc đẩy hình thành các cụm liên kết ngành – một mắt xích quan trọng để tạo hiệu ứng lan tỏa trong toàn nền kinh tế. Chính từ những chuỗi liên kết này, nền kinh tế có thể mở rộng quy mô, gia tăng hiệu quả và dần xây dựng nên lợi thế cạnh tranh ở cấp độ quốc gia.

Vậy câu hỏi lớn đặt ra: Đâu sẽ là những ngành mũi nhọn được Chính phủ đặt nền móng, dẫn dắt tăng trưởng đột phá trong những năm tới?

Trước hết, lựa chọn những doanh nghiệp mũi nhọn để từ đó nâng đỡ và kết nối các doanh nghiệp nhỏ hơn, hình thành một hệ sinh thái phát triển đồng bộ, cùng tiến lên trên hành trình hội nhập và vươn xa.

Chuyên gia Dragon Capital cũng chỉ ra 5 lĩnh vực trọng yếu mà Chính phủ đang đặc biệt chú trọng, với định hướng khơi thông nguồn lực và mở ra các dự án quy mô lớn nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Đó là: công nghiệp điện tử, công nghiệp chế tạo, công nghiệp quốc phòng, công nghiệp năng lượng và công nghệ sinh học.

Trong số đó, công nghiệp chế tạo là trọng tâm của nền kinh tế Việt Nam bao gồm sản xuất ô tô, chế tạo thép, thép kim loại.

cong nghiep mui nhon

Bộ Chính trị đã đề ra một mục tiêu hết sức lớn lao: Việt Nam phải có ít nhất 20 doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là dấu mốc quan trọng, bởi lần đầu tiên, khối doanh nghiệp tư nhân được giao phó những sứ mệnh mang tầm quốc gia.

" Chúng ta có thể thấy rõ sự hào hứng và quyết tâm của các tập đoàn tư nhân hàng đầu như Hòa Phát, Techcombank, Vingroup hay FPT, những doanh nghiệp đang chủ động đón nhận và chia sẻ trách nhiệm cùng Chính phủ để bước vào một kỷ nguyên phát triển mới ", chuyên gia Dragon Capital nhận định.

Bên cạnh đó, nhịp độ cải cách bộ máy hành chính thời gian qua cũng diễn ra mạnh mẽ: từ 18 bộ rút gọn còn 14, từ 63 tỉnh, thành phố xuống còn 34. Đây là bước đi cần thiết và mang tính quyết liệt, cho thấy quá trình cải cách hành chính đang được triển khai với tốc độ và tinh thần tương tự như một cuộc tái cấu trúc doanh nghiệp.

Kỳ vọng thị trường được nâng hạng ngay trong tháng 9 tới 

Theo chuyên gia Dragon Capital, để Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao và bền vững trong dài hạn, điều kiện tiên quyết là phải đảm bảo sự cân bằng giữa các kênh huy động vốn, giảm dần mức độ phụ thuộc vào ngân hàng.

Đối chiếu với kỳ vọng của Chính phủ về quy mô huy động vốn toàn nền kinh tế, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cần có sự tăng trưởng gấp đôi so với hiện tại.

Hiện nay, giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đang ở mức trên 50% GDP, kỳ vọng đạt khoảng 120% GDP vào năm 2030. Trong khi đó, quy mô thị trường TPDN mới đạt khoảng 10–11% GDP, và cũng được kỳ vọng tăng lên mức 25% GDP trong cùng giai đoạn.

Mặt khác, để có thể bứt phá và nâng tầm vị thế trên bản đồ đầu tư toàn cầu, Việt Nam cần tập trung đạt được hai mục tiêu chiến lược.

Thứ nhất là nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên thị trường mới nổi. Thứ hai, quan trọng hơn là cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia để đạt mức 'investment grade', qua đó thu hút dòng vốn lớn hơn từ các quỹ đầu tư toàn cầu.

" Khi những mục tiêu này trở thành hiện thực, thị trường chứng khoán và thị trường vốn mới có thể thực sự phát huy vai trò then chốt trong việc dẫn dắt, khơi thông và tiếp sức cho khối doanh nghiệp tư nhân, như tinh thần mà Nghị quyết 68 đã đề ra ", bà Minh nêu rõ.

chung khaosn 1

Đối với mục tiêu nâng hạng thị trường, Dragon Capital kỳ vọng mục tiêu này sẽ sớm được hiện thực hóa ngay trong tháng 9 năm nay. Điều đáng ghi nhận là quá trình nâng hạng không còn chỉ là một cam kết đơn lẻ, mà đã trở thành một chiến lược mang tính hệ thống được phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chủ chốt như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC), cùng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Một yếu tố then chốt không thể không nhắc tới là yếu tố thời điểm (timing) của thị trường đối với quá trình nâng hạng, theo bà Minh hiện đang vô cùng thuận lợi cho Việt Nam.

Từ tháng 7/2020 đến nay, toàn bộ nhóm thị trường mới nổi (emerging markets – EM) đã trải qua giai đoạn bị rút vốn ròng mạnh mẽ, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này, với tổng mức rút ròng lên tới gần 10 tỷ USD trong vòng 5 năm qua, một con số rất lớn.

Tuy nhiên, tình hình đã có chuyển biến tích cực. Các dòng vốn ngoại, điển hình là các tổ chức như JPMorgan và Goldman Sachs, đang bắt đầu nâng xếp hạng (rating) đối với thị trường mới nổi. Lý do là vì EM hiện được đánh giá là nhóm thị trường có tốc độ tăng trưởng cao, định giá hấp dẫn và môi trường chính sách ổn định.

" Chính vì vậy, đây là thời điểm vàng để Việt Nam tận dụng cơ hội nâng hạng thị trường, đồng thời đón đầu làn sóng IPO quy mô lớn dự kiến diễn ra trong giai đoạn 2026–2027. Tôi tin rằng, một kỷ nguyên mới đang mở ra không chỉ với nền kinh tế đất nước mà còn với thị trường chứng khoán Việt Nam ", Giám đốc Dragon Capital nhận định.

Ngọc Ly

Link gốc

Cùng chủ đề

Dòng tiền đón cơ hội từ nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng
Dòng tiền đón cơ hội từ nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng

Thị trường chứng khoán bước vào nửa cuối năm 2025 với nhiều tín hiệu tích cực, khi dòng tiền lớn có xu hướng đổ vào nhóm cổ phiếu chu kỳ, đặc biệt là bất động sản và xây dựng – hai lĩnh vực đang được hưởng lợi từ chính sách và triển vọng kinh tế vĩ mô.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 14-07-2025 12:25:25
Cổ phiếu VIC tăng trần, người giàu nhất Việt Nam vừa có thêm gần 3.400 tỷ đồng trong 1 buổi sáng
Cổ phiếu VIC tăng trần, người giàu nhất Việt Nam vừa có thêm gần 3.400 tỷ đồng trong 1 buổi sáng

Đà tăng đẩy giá trị vốn hóa thị trường của Vingroup lên ngưỡng 441.600 tỷ đồng, chắc chân tại vị trí doanh nghiệp tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 14-07-2025 11:50:24
Một doanh nghiệp Việt vươn mình, lập cột mốc vượt kỳ vọng, mọi chỉ tiêu đều “vượt rào”
Một doanh nghiệp Việt vươn mình, lập cột mốc vượt kỳ vọng, mọi chỉ tiêu đều “vượt rào”

Tin tức về thành tựu của Dự án Đại Hùng pha 3 của PVEP sẽ có tác động tích cực đến ngành dầu khí Việt Nam. Việc vượt kế hoạch sản lượng khai thác dầu khí và tăng trữ lượng sẽ giúp tăng cường sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Đồng thời, việc triển khai các dự án trọng điểm khác cũng sẽ giúp PVEP đối mặt và vượt qua các thách thức trong thị trường dầu khí đầy biến động.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 14-07-2025 11:15:09

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K