Chỉ số CPI là gì? Cập nhật chỉ số CPI Việt Nam mới nhất
Dấu hiệu nhận biết lạm phát cơ bản nhất chính là sự tăng giá của các loại hàng hóa trên thị trường. Mức độ tăng giá này được đo lường qua chỉ số CPI. Vậy chỉ số CPI là gì? CPI Việt Nam tháng 10/2022 là bao nhiêu? Cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu về chỉ số quan trọng, phản ánh thực trạng nền kinh tế trong bài viết dưới đây.
Chỉ số CPI là gì?
Chỉ số CPI (Consumer Price Index) là Chỉ số giá tiêu dùng, được tính theo giá trị phần trăm, sử dụng để đo lường sự thay đổi tương đối của giá cả hàng tiêu dùng theo thời gian. Hiểu cách khác, CPI là giá bình quân gia quyền của một giỏ hàng tiêu dùng đại diện cho toàn bộ hàng hóa theo thời gian.
Thông thường, chỉ số chỉ số tiêu dùng được cập nhật hàng tháng. Giỏ hàng hóa được lựa chọn để tính CPI bao gồm các hàng hóa và dịch vụ phổ biến, được sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày trong khoảng thời gian nhất định. Số lượng hàng hóa và dịch vụ trong giỏ có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn mặt hàng khác nhau.
Việt Nam bắt đầu sử dụng và đo lường CPI từ năm 1998, trước đó sử dụng RPI (chỉ số giá bán lẻ). Số lượng hàng hóa trong giỏ thay đổi và mở rộng 5 năm một lần. Hiện tại, danh mục hàng hóa CPI giai đoạn 2020 – 2025 gồm 752 mặt hàng, chia thành 11 nhóm.
CPI có ý nghĩa gì?
Chỉ số CPI được sử dụng phổ biến để đo lường mức độ biến động giá cả hàng hóa tiêu dùng và tốc độ lạm phát. Ngoài ra, sự thay đổi CPI còn là cơ sở để điều chỉnh các chính sách kinh tế, thành phần kinh tế, mức lương và chế độ an sinh xã hội.
Thể hiện mức độ biến động giá bán lẻ hàng hóa
Dễ nhận thấy nhất, CPI thể hiện mức độ biến động của giá bán lẻ các loại hàng tiêu dùng và dịch vụ. Theo đó, chỉ số này được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt và mức giá tiêu thụ trung bình theo thời gian.
Cảnh báo lạm phát
Chỉ số CPI được sử dụng phổ biến để nhận biết lạm phát và giảm phát, từ đó tìm ra biện pháp phòng tránh hoặc chuẩn bị trước biện pháp ứng phó khi chúng xảy ra. Bởi nếu không ngăn chặp và ứng phó kịp thời, từ lạm phát có thể thành siêu lạm phát, thậm chí khủng hoảng kinh tế.
Trong thực tế, khủng hoảng kinh tế tại Hungary năm 1946 đã được báo hiệu trước khi siêu lạm phát xảy ra. Thời điểm đó, chỉ trong một ngày giá cả tại Hungary đã tăng lên tới 350%. Siêu lạm phát khiến đồng tiền Hungary sụt giảm nghiêm trọng, trở thành đồng tiền có giá trị thấp nhất trên thị trường tài chính, cuối cùng bùng nổ khủng hoảng kinh tế.
Điều chỉnh chính sách kinh tế
Sau khi nhận biết được mức độ lạm phát hoặc giảm phát nhờ chỉ số CPI, Chính phủ sẽ thực hiện các chính sách kinh tế phù hợp để đối phó với tình trạng này. Sau đó, theo dõi biến động CPI để đánh giá hiệu quả thực hiện các chính sách này và đưa ra điều chỉnh phù hợp.
Điều chỉnh thành phần kinh tế
Dựa vào kết quả đánh giá CPI, Chính phủ sẽ điều chỉnh thành phần kinh tế thông qua việc tác động vào giá hàng hóa và dịch vụ liên quan. Qua đó, ổn định giá cả, ngăn chặn và kiềm chế lạm phát.
Vừa qua, khi giá xăng dầu tăng quá cao Chính phủ đã thực hiện một số biện pháp kinh tế để bình ổn, giảm giá xăng dầu. Hay trong thời kỳ đại dịch Covid-19, Chính phủ cũng thi hành các biện pháp bình ổn giá khẩu trang và một số sản phẩm y tế liên quan khác khi mức giá tăng cao.
Điều chỉnh mức lương và chế độ an sinh xã hội
Chỉ số CPI cũng được sử dụng trong việc nghiên cứu và điều chỉnh mức lương cơ bản và chế độ an sinh xã hội. Từ CPI có thể thấy được biến động của mức chi phí sinh hoạt cơ bản để thay đổi mức lương và phúc lợi an sinh xã hội phù hợp, đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân.
Hạn chế của chỉ số CPI
CPI có nhiều ý nghĩa quan trọng với kinh tế nhưng cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Để sử dụng và đánh giá đúng thực trạng kinh tế, cần hiểu rõ về một số hạn chế của CPI dưới đây.
Chỉ số CPI không đủ tính đại diện
Mặc dù CPI được tính dựa trên giỏ hàng hóa đại điện gồm hàng trăm mặt hàng khác nhau, tuy nhiên thói quen tiêu dùng mỗi khu vực, mức thu nhập, giá cả mỗi thời kỳ khác nhau nên không đủ tính đại diện. Kết quả CPI chỉ mang tính tương đối, không chính xác hoàn toàn. Tỷ lệ lạm phát dựa vào CPI vì thế sẽ không khách quan.
Mặt khác, chỉ số CPI thường chỉ đo lường những khoản chi phí tự cá nhân bỏ ra, không bao gồm chi phí không phải thanh toán nên kết quả có thể không đánh giá đúng hoàn toàn chi phí sinh hoạt của một người. Ví dụ phần chi phí không phải thanh toán như các khoản bảo hiểm, các khoản hỗ trợ từ gia đình…
Không phản ánh sự xuất hiện của các mặt hàng mới
Giỏ hàng hóa CPI cố định trong một khoảng thời gian nhất định nên không phản ánh được sự xuất hiện của mặt hàng mới trong khoảng thời gian này. Khi mặt hàng mới xuất hiện, 1 đơn vị tiền tệ có thể mua được đa dạng sản phẩm hơn. Vì thế, CPI không phản ánh đúng sức mua giá tăng của đồng tiền, dẫn tới đánh giá mức giá cao hơn thực tế.
Không phản ánh sự thay đổi về chất lượng hàng hóa
CPI chỉ phản ánh mặt số liệu, không đo lường được sự thay đổi chất lượng sản phẩm. Trường hợp một sản phẩm nào đó được nâng cao chất lượng, đương nhiên mức giá cũng tăng theo. Mức giá tương ứng với chất lượng sản phẩm nhận nên thực tế mức giá không tăng. Tuy nhiên, chỉ số CPI của sản phẩm này vẫn tăng, đây là hiện tượng phóng đại mức giá.
Cách tính CPI như thế nào?
Tính chỉ số CPI thực tế là tính bình quân gia quyền của giá cả kỳ báo cáo (kỳ tính CPI) so với kỳ cơ sở (kỳ được chọn làm gốc so sánh). Có 4 bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Lựa chọn và cố định giỏ hàng hóa đại diện: Đây là những loại hàng hóa, dịch vụ cơ bản mà một người tiêu dùng điển hình thường mua.
- Bước 2: Xác định giá cả: Tập hợp thống kê giá tất cả các mặt hàng và dịch vụ trong giỏ hàng hóa đại diện.
- Bước 3: Tính chi phí: Tính tổng chi phí phải bỏ ra để mua giỏ hàng hóa bằng cách lấy giá tiền nhân số lượng từng loại rồi cộng lại với nhau.
- Bước 4: Tính chỉ số CPI bằng công thức sau:
Lưu ý: Kỳ cơ sở được thay đổi định kỳ 5 năm, 7 năm… tùy từng quốc gia. Ví dụ, giai đoạn 2020 – 2025 thì thời kỳ cơ sở là 2020.
Mối liên hệ giữa chỉ số CPI và lạm phát cùng tỷ lệ thất nghiệp
Chỉ số CPI được sử dụng phổ biến để đo lường chỉ số lạm phát. CPI tăng thì tỷ lệ lạm phát tăng, ngược lại CPI giảm thì tỷ lệ lạm phát giảm. Theo đó, tỷ lệ lạm phát được tính theo CPI qua công thức sau:
Trong đó:
- π: Tỷ lệ lạm phát thời kỳ t
- CPI t: Chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t
- CPIt-1: Chỉ số giá tiêu dùng năm trước đó
Ví dụ: CPI năm 2020 là 120, CPI năm 2021 là 130. Theo công thức trên, tỷ lệ lạm phát sẽ là: 130 – 120120 x 100 = 8,33%
Tuy nhiên, CPI chỉ là con số tương đối, không chính xác hoàn toàn do có một số hạn chế. Do đó, tỷ lệ lạm phát tính theo CPI cũng mang tính chất tương đối. Ngoài cách tính này, tỷ lệ lạm phát còn được tính dựa theo chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá cơ bản…
Trái ngược với tỷ lệ lạm phát, CPI tỷ lệ nghịch với tỷ lệ thất nghiệp. Cụ thể, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, mọi người sẽ giảm chi tiêu, mức giá giảm, CPI giảm. Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp giảm mọi người chi tiêu nhiều hơn, giá cả hàng hóa tăng, CPI tăng.
Tuy nhiên, điều này không đúng với mọi nền kinh tế và không đúng trong mọi thời kỳ. Ví dụ, trong đại dịch Covid-19 FED đã thực hiện nhiều gói hỗ trợ kinh tế cho người dân để kích cầu kinh tế. Kết quả, người dân chi tiêu nhiều hơn, CPI tăng nhưng tỷ lệ thất nghiệp cũng chạm đáy do ảnh hưởng dịch bệnh.
Cập nhật chỉ số CPI Việt Nam tháng 10/2022
Chỉ số CPI Việt Nam do Tổng cục Thống kê tính toán, cập nhật hàng tháng. Vậy có thể xem chỉ số CPI ở đâu? Bạn có thể theo dõi các thông tin được cập nhật trên website https://www.gso.gov.vn/cpi-vi/.
Cụ thể, CPI tháng 10/2022 của Việt Nam tăng 0,15% so với tháng trước. Trong đó, khu vực nông thôn tăng 0,04% và khu vực thành thị tăng 0,24%. Nguyên nhân CPI tăng là do có 9 nhóm hàng hóa trong giỏ tăng giá và 2 nhóm giảm giá.
Cụ thể, nhóm dịch vụ ăn uống, lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, hàng may mặc tăng do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng. Nhóm giáo dục, nhà ở, vật liệu xây dựng, thiết bị và dịch vụ gia đình tăng do sinh viên bắt đầu đi học, nhu cầu thuê nhà tăng cao. Nhóm giao thông giảm do chịu tác động của việc điều chỉnh giảm giá xăng dầu.
So với tháng 10/2021, CPI tháng 10/2022 tăng 4,3% do có tới 10 nhóm hàng hóa tăng giá. Nguyên nhân vì dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu các ngành hàng đều tăng so với năm ngoái. Chỉ có nhóm bưu chính viễn thông giảm do giá phụ kiện điện thoại giảm.
So với tháng 12/2021, chỉ số CPI tháng 10/2022 tăng 4,16%. Nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng do giá lương thực, thực phẩm tăng, Nhóm các dịch vụ du lịch, văn hóa, giải trí tăng do dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu tăng. Nhóm giáo dục tăng do tăng học phí tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Có thể thấy, CPI là chỉ số quan trọng của nền kinh tế, chỉ số này ảnh hưởng tới tình trạng lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp của một quốc gia. Vì vậy, bằng việc theo dõi chỉ số CPI, nhà đầu tư có thể nhận biết tình hình giá cả thị trường và xu hướng lạm phát, từ đó điều chỉnh chi tiêu các nhân và danh mục đầu tư phù hợp với mỗi giai đoạn cụ thể để nâng cao hiệu quả đầu tư của mình.
Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.
VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây
Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006
- Website: https://vnsc.vn
- Hỗ trợ trực tiếp: m.me/finhayvn
- Group Cộng đồng Finhay: https://www.facebook.com/groups/finhay/
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
- Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay
- Chứng khoán Vina tự hào trở thành “Đại lý phân phối – Thành viên lập quỹ tích cực năm 2024”
- VNSC by Finhay năm thứ 2 liên tiếp được vinh danh quốc tế về ứng dụng AI trong lĩnh vực chứng khoán
- VNSC by Finhay hợp tác cùng Dragon Capital nâng cao kiến thức về quỹ mở
- HayBond – Đầu tư an tâm, lợi nhuận hấp dẫn
- [Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay
- CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN
- Thận trọng Finhay và VNSC by Finhay bị giả mạo [Cảnh báo]
- Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay
- Công ty Vĩnh Hoàn (VHC) chuẩn bị trả cổ tức 20% bằng tiền khi cán đích lợi nhuận sớm hơn dự kiến
- Bản tin chứng khoán ngày 07/11: Nhóm công nghệ tăng mạnh, thị trường giảm nhiệt
- VNSC by Finhay trở thành đại lý phân phối của PVCB Capital
- Ông Donald Trump làm Tổng thống Mỹ sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế và chứng khoán Việt Nam?
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu