Phương án bồi thường thiệt hại cho các nhà đầu tư cổ phiếu ROS
Cổ phiếu ROS
Mới đây, tòa án xác định các nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS đợt đầu là bên bị hại và được bồi thường 7.215 đồng là vốn khống/cổ phiếu.
Tòa án nhân Tp. Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm với Trịnh Văn Quyết và 49 đồng phạm trong vụ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản & thao túng thị trường chứng khoán.
Ông Quyết bị tuyên phạt 21 năm tù về 2 tội danh trên và buộc phải bồi thường hơn 1.366 tỷ đồng cho các nhà đầu tư đồng thời phải truy nộp 500 tỷ đồng.
Bản án sơ thẩm đã xác định, ông Quyết đã chỉ đạo nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng và đăng ký niêm yết để bán ra thị trường cho các nhà đầu tư.
Các bị cáo hoàn thiện thủ tục để niêm yết mã chứng khoán ROS lên sàn, sử dụng sàn HoSE là công cụ và phương tiện để bán 391.155.480 cổ phiếu khống, chiếm đoạt số tiền lên đến 3.621 tỷ đồng của nhiều nhà đầu tư.
Cổ phiếu ROS
Trong vụ án này, Tòa xác định lại có đến 25.853 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ROS trong đợt đầu là bị hại. Ngoài ra, Tòa cũng chịu tập hơn 63.000 nhà đầu tư vói vai trò là người có quyền & nghĩa vụ liên quan.
Về thiệt hại của nhà đầu tư sở hữu ổ phiếu ROS, Hội đồng xét xử xác định trong 5 lần tăng vốn khống của ROS với 1.100 tỷ đồng là vốn góp thực và 3.100 tỷ đồng là vốn khống.
Như vậy, một cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng sẽ có 7.215 đồng là vốn khống. Hội đồng xét xử thấy cần buộc các bị cáo bồi thường phần vốn khống này cho người bị hại đã mua ROS ban đầu.
“Quá trình xét xử, một số nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu ROS đề nghị được xem xét là người bị hại. Theo những nhà đầu tư này, người đang sở hữu cổ phiếu ROS hiện nay mới chịu thiệt hại trực tiếp từ bị hại. Họ đề nghị ông Trịnh Văn Quyết mua lại cổ phiếu ROS”.
Trong 133 bị hại đang nắm giữ mã chứng khoán ROS trong lần bán ra đầu tiên có 85 người gửi đơn tới tòa và xác nhận đã nhận udr tiền bồ thường từ gia đình nhà bị cáo Quyết. Các bị cáo phải tiếp tục bồi thường cho những bị hại theo phương án giá đã được nêu ra ở trên.
Tòa cũng cho phép những bị hại đã bán hết cổ phiếu ROS đã chuyển phần giá trị nâng khống cho người mua tiếp theo và các bị hại khác chưa có yêu cầu bồi thường có quyền đề nghị xem xét quyền lợi hợp pháp trong vụ án dân sự khác.
Ngoài ra, qua trình hoạt động của công ty Faros có thêm 2 lần tăng vốn kháng bằng cách phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức. Do đó, tỷ lệ vốn khống của mỗi cổ phiếu Faros đã giảm, chỉ còn 5.466 đồng.
Với các nhà đầu tư mua ROS về sau, với tư cách người liên quan, tòa xác định công ty Faros vẫn đang hoạt động và cổ phiếu ROS đang lưu hành, chỉ bị hủy niêm yết. Do đó, tòa yêu cầu các bị cáo phải bồi thường phần vốn khống này cho những người liên quan.
Với các nhà đầu tư đã bán ROS cho nhà đầu tư khác, tòa cho rằng họ có thể tự thỏa thuận với bên mua về việc hoàn trả giá trị bị nâng khống. Nếu không thỏa thuận được thì bên mua có quyền đề nghị giải quyết bằng vụ án dân sự khác.
Theo hội đồng xét xử, hành vi nâng khống vốn chủ sở hữu của Faros để chiếm đoạt tài sản đã khiến mã chứng khoán này bị hủy niêm yết bắt buộc, ảnh hưởng đến quyền lợi các bên cũng như tính thanh khoản của ROS. Vì thế, các bị cáo cũng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại này.
Tuy nhiên, việc mua bán cổ phiếu đã được xác lập trên cơ sở khớp lệnh của hàng triêu tài khoản chứng khóan. Khi nhà đầu tư phát sinh nhiều giao dịch mua bán 1 mã chứng khoán, nhà đầu tư mua cổ phiếu của ai và tại thời điểm nào không thể xác định được.
Ngoài giá trị gốc của cổ phiếu theo mệnh giá thì cổ phiếu còn lại bị ảnh hưởng bởi thị trường và tâm lý của các nhà đầu tư, yếu tố chủ quan – khách quan khác. Mặt khác, công ty Faros vẫn đang hoạt động và cổ phiếu ROS vẫn có giá trị lưu hành, chỉ không được niêm yết trên sàn.
Với phân tích trên, tòa cho rằng không thể buộc các bị cáo bồi thường toàn bộ số tiền các nhà đầu tư đã bỏ ra để mua ROS mà chỉ có thể buộc bị cáo bồi thường phần nâng khống/ cổ phiếu.
Theo bản án sơ thẩm, hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, vi phạm luật chứng khoán, luật hình sự với số tiền chiếm đoạt đặc biệt lớn, lợi dụng sàn HoSE gây thiệt hại cho các nhà đầu tư cần được xử lý nghiêm.
Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.
VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây
Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006
- Website: https://vnsc.vn
- Hỗ trợ trực tiếp: m.me/finhayvn
- Group Cộng đồng Finhay: https://www.facebook.com/groups/finhay/
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
- Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay
- HayBond – Đầu tư an tâm, lợi nhuận hấp dẫn
- [Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay
- CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN
- Thận trọng Finhay và VNSC by Finhay bị giả mạo [Cảnh báo]
- Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay
- Viettel Construction – CTR trả cổ tức 27,2% bằng tiền, thị giá tăng 42%
- Bản tin chứng khoán ngày 18/09: Thanh khoản cải thiện, VN-Index hồi phục
- Phân tích cổ phiếu IDI – Cuối năm 2024 có nên đầu tư không?
- Tập đoàn Novaland (NVL) tiết lộ lý do chậm công bố báo cáo tài chính soát xét nửa đầu năm 2024
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu