Free Cash Flow là gì? Cách tính dòng tiền tự do
Free Cash Flow được coi như một thước đo tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được nhiều nhà đầu tư sử dụng khi đánh giá một doanh nghiệp. Vậy dòng tiền tự do là gì? Cách tính ra sao? Hãy cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Free Cash Flow là gì?
Free Cash Flow – FCF hay còn gọi dòng tiền tự do là khái niệm dùng để đo lường, phản ánh hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp. Chỉ số này thể hiện số tiền mặt mà một công ty có thể tạo ra sau khi đã chi trả mọi chi phí trong quá trình hoạt động như mua bất động sản, thiết bị, lương của nhân viên hay các khoản đầu tư khác từ dòng tiền tự do của chính doanh nghiệp đó.
Một số ví dụ dòng tiền tự do với các loại phổ biến nhất thường được nhắc đến bao gồm:
- Dòng tiền tự do cho doanh nghiệp (FCFF), còn được gọi là “không vay nợ”.
- Dòng tiền tự do cho vốn của chủ sở hữu, còn được gọi là “đòn bẩy”.
FCF giúp nhà đầu tư đánh giá được khả năng, “sức khoẻ” tài chính của doanh nghiệp để rót vốn đầu tư. Quan tâm đến dòng tiền tự do sẽ giúp bạn biết được số lượng tiền mặt sẵn có để phân phối theo kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể định giá cổ phiếu.
Cách tính dòng tiền tự do
Để tính chỉ số FCF bạn cần có các thông tin về báo cáo lưu chuyển vốn, xác định dòng tiền đang hoạt động cũng như chi phí của doanh nghiệp thanh toán.
Dưới đây là công thức đơn giản và được áp dụng phổ biến nhất khi tính FCF:
Free cash flow = Thu nhập ròng + khấu hao – Vốn lưu động ròng – chi phí vốn
Trong đó:
- Thu nhập ròng là khoản tiền mà doanh nghiệp nhận sau khi đã trừ mọi chi phí gồm thuế, phí hoạt động trả lương nhân viên…
- Khấu hao là các khoản được miễn hoặc giảm trừ theo quy định
- Vốn lưu động ròng chỉ sự tăng – giảm của vốn được đầu tư vào doanh nghiệp, được tính bằng vốn lưu động năm nay – vốn lưu động năm trước đó.
- Chi phí vốn được tính theo thời gian hơn 1 năm của doanh nghiệp gồm chi phí tính theo tỷ lệ các khoản chi phí khác nhau nhằm phục vụ hoạt động đầu tư tài sản của doanh nghiệp. Phần này được tổng hợp trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo cân đối kế toán hoặc cả hai.
Ví dụ dòng tiền tự do của 1 doanh nghiệp:
Công ty X có 50 triệu USD tiền mặt nhận được từ hoạt động kinh doanh, khấu hao gần như không đáng kể, vốn lưu động không có sự thay đổi và 15 triệu USD được sử dụng cho chi tiêu vốn. Khi đó FCF của Công ty X được tính như sau:
FCF = $50 triệu – $15 triệu = $35 triệu
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào nhu cầu dữ liệu tài chính của nhà đầu tư mà các thành phần trong công thức tính có thể thay đổi phù hợp hơn. Vì thế mà có những công thức về dòng tiền tự do ít phổ biến hơn như:
Dòng tiền tự do = Doanh thu từ hoạt động bán hàng – (Chi phí vận hành + Chi phí thuế) – Các khoản chi phí cần đầu tư vốn hoạt động.
Dòng tiền tự do = Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sau thuế – Khoản đầu tư ròng của vốn hoạt động.
Ý nghĩa của Free Cash Flow
Dòng tiền tự do có nhiều ý nghĩa quan trọng như:
- Sử dụng Free Cash Flow giúp nhà đầu tư có thể đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy sức khỏe tổng thể của doanh nghiệp đó. Các công ty có dòng tiền tự do tốt cho thấy họ đang có khả năng tài chính tốt để thanh toán các khoản chi phí hàng tháng, vốn đầu tư mở rộng.
- Dòng tiền tự do ổn định hoặc tăng cao có nghĩa là tiềm năng phát triển mở rộng đầu tư đang rất tốt. Thể hiện sức thu hút lớn với các nhà đầu tư, cho thấy công ty đang có sẵn dòng tiền dồi dào để mở rộng quy mô.
- Ngược lại với FCF giảm liên tục hoặc thấp có thể do công ty phải tái cấu trúc, vì chỉ còn một khoản tiền nhỏ sau khi thanh toán các chi phí bắt buộc. Điều này thể hiện doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong quản lý, hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng và lợi nhuận ít.
Khi lựa chọn cổ phiếu, các nhà đầu tư nên lựa chọn doanh nghiệp có Free Cash Flow tốt. Đặc biệt là những doanh nghiệp có giá cổ phiếu đang ở mức thấp. Bởi đây là các công ty có thể đang hoạt động tốt và chỉ số dòng tiền tăng ổn định nhưng chưa được đánh giá chính xác về giá trị cổ phiếu. FCF tốt là dấu hiệu cho thấy công ty đang phát triển mạnh trong thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, dòng tiền tự do còn có ý nghĩa với cả nhà quản trị. Các nhà quản trị doanh nghiệp dựa theo Free Cash Flow để đánh giá tình hình hoạt động, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo. Chẳng hạn như những quyết định về mở rộng doanh nghiệp, lĩnh vực mới, đầu tư tăng lợi nhuận hoặc tăng – giảm chi phí vận hành…
Hạn chế của dòng tiền tự do
Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến dòng tiền tự do vì chỉ số này thể hiện trực tiếp đến khả năng tạo ra tiền mặt từ những lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, các khoản đầu tư không nằm trong hoạt động kinh doanh cốt lõi nhưng tạo ra doanh thu cũng cần được xem xét kỹ càng để phản ánh giá trị của dòng tiền tự do phù hợp hơn.
Về phía các nhà đầu tư, việc kê khai FCF có ảnh hưởng từ chính sách riêng của từng công ty. Ví dụ, một số doanh nghiệp sẽ kéo dài thời gian thanh toán các khoản nợ nhằm duy trì tiền mặt hoặc ngược lại, rút ngắn thời gian thu hồi các khoản nợ đã đến hạn.
Các công ty thường có những quy định khác nhau về từng loại tài sản mà họ kê khai. Do đó chúng sẽ ảnh hưởng đến việc tính toán giá trị dòng tiền tự do FCF.
Trên đây là các thông tin quan trọng về dòng tiền tự do – Free Cash Flow và có câu trả lời cho câu hỏi: FCF là gì. Free Cash Flow tốt thể hiện doanh nghiệp của bạn đang có sự phát triển tiềm năng, ổn định mở rộng và thu hút đầu tư hiệu quả. Chính vì thế, trong quá trình lựa chọn cổ phiếu, nhà đầu tư nhất định không thể bỏ qua chỉ số này, qua đó giúp việc đầu tư thuận lợi hơn, tối đa lợi nhuận.
Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.
VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây
Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006
- Website: https://vnsc.vn
- Hỗ trợ trực tiếp: m.me/finhayvn
- Group Cộng đồng Finhay: https://www.facebook.com/groups/finhay/
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
- Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay
- Chứng khoán Vina tự hào trở thành “Đại lý phân phối – Thành viên lập quỹ tích cực năm 2024”
- VNSC by Finhay năm thứ 2 liên tiếp được vinh danh quốc tế về ứng dụng AI trong lĩnh vực chứng khoán
- VNSC by Finhay hợp tác cùng Dragon Capital nâng cao kiến thức về quỹ mở
- HayBond – Đầu tư an tâm, lợi nhuận hấp dẫn
- [Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay
- CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN
- Thận trọng Finhay và VNSC by Finhay bị giả mạo [Cảnh báo]
- Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay
- Công ty Vĩnh Hoàn (VHC) chuẩn bị trả cổ tức 20% bằng tiền khi cán đích lợi nhuận sớm hơn dự kiến
- Bản tin chứng khoán ngày 07/11: Nhóm công nghệ tăng mạnh, thị trường giảm nhiệt
- VNSC by Finhay trở thành đại lý phân phối của PVCB Capital
- Ông Donald Trump làm Tổng thống Mỹ sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế và chứng khoán Việt Nam?
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu