Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin tổng hợp

HPG: TGĐ Hòa Phát lý giải vì sao không chờ cơ chế, thần tốc đầu tư cho ‘cú đấm’ chiến lược ngành công nghiệp đường sắt Việt Nam

08:30 10/07/2025

w 02

18 năm có mặt trên sàn niêm yết, Hoà Phát xác lập kỷ lục mới với hơn 194.000 cổ đông. Cổ phiếu HPG được mệnh danh là cổ phiếu quốc dân và doanh nghiệp được gọi tên "doanh nghiệp quốc dân" trong niềm vui của vị tỷ phú Trần Đình Long khi Nghị quyết 68 chính thức xác định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. 

Hiện tại, với vị trí trong top 100 công ty lớn nhất Đông Nam Á, "Vua thép" Việt Nam khẳng định đã ở trong vị thế sẵn sàng để trở thành nhà cung ứng chiến lược cho các đại công trình thế kỷ của đất nước, mà tâm điểm là đường sắt cao tốc Bắc – Nam.

w 04

"Riêng với dự án đường sắt cao tốc, Hòa Phát xác định đây là dự án rất quan trọng và là dự án trọng điểm, nên Hòa Phát đã quyết định sẽ tham gia. Nếu chờ đợi đến khi có quyết định chính xác về cơ chế rồi mới bắt đầu đầu tư thì sẽ không kịp tiến độ." – ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát chia sẻ tại cuộc nói chuyện hồi cuối tháng 4/2025. 

Hòa Phát không chờ đợi. Ngay cả khi dự án đường sắt cao tốc vẫn còn là một đề án lớn đang được Quốc hội xem xét, tập đoàn này đã quyết định đầu tư vào nhà máy sản xuất thép ray và thép hình công suất 700.000 tấn/năm. 

Về đúng quy trình, các doanh nghiệp sẽ phải chờ Chính phủ có những quyết định chính xác về cơ chế đặt hàng doanh nghiệp, giá cả và các yếu tố khác. Tuy nhiên, với dự án đường sắt cao tốc, nếu chờ đợi như vậy mới bắt đầu đầu tư thì sẽ không kịp tiến độ.

w 06

Theo ông Thắng, dù được Hòa Phát triển khai với tốc độ rất nhanh, một dự án thép ray cũng phải mất từ 20-22 tháng mới có thể ra sản phẩm. Điều đó có nghĩa là để đáp ứng được tiến độ dự kiến của Chính phủ, việc đầu tư phải diễn ra ngay từ bây giờ. 

Đây không phải là một quyết định thuần túy kinh tế. "Nếu chỉ tính toán kinh tế thông thường thì mình còn phải suy nghĩ thêm," ông Thắng thừa nhận. Với các dự án thông thường, bài toán thị trường và hiệu quả sẽ được đặt lên hàng đầu. Nhưng với những dự án mang tính chiến lược quốc gia, câu chuyện đã khác. 

Ông Thắng nói vậy là bởi khi xét về hiệu quả của dự án, với những mặt hàng thép chất lượng cao, bài toán luôn đặt ra là dung lượng thị trường Việt Nam hiện nay rất nhỏ, giá thành sẽ không cạnh tranh được các nước có thị trường lớn – đặc biệt là Trung Quốc. 

Tuy nhiên, đây cũng là bài toán "con gà – quả trứng". Nếu cứ chờ thị trường đủ lớn mới đầu tư vào sản phẩm chất lượng cao, thì sẽ không bao giờ có thị trường. Ở một thời điểm nhất định, khi nguồn lực cho phép, những doanh nghiệp đầu tàu như Hòa Phát phải chấp nhận đi tiên phong, làm trước và đón đầu. 

Cơ sở cho niềm tin của Hòa Phát đến từ những thông điệp nhất quán của Chính phủ về việc phát triển một nền công nghiệp đường sắt và mong muốn các doanh nghiệp tư nhân lớn tham gia.

"Đây là một thông điệp xuyên suốt, không phải chỉ là một câu nói hay một hành động đơn lẻ. Và chúng tôi tin tưởng rằng với thông điệp xuyên suốt như vậy, Chính phủ sẽ đặt hàng doanh nghiệp để thực hiện," ông Thắng nói. 

Lãnh đạo tập đoàn tự tin rằng với quy mô và công nghệ hiện tại, giá thành thép ray của họ sẽ rất cạnh tranh. Mặt khác, thép đường ray sẽ không phải là sản phẩm mang tính trọng số về mặt doanh thu, chỉ chiếm khoảng 5% tổng sản lượng thép của Hòa Phát từ năm 2027. Nhưng ý nghĩa của nó lại vô cùng to lớn.

Ông Thắng cho biết, với dự án này, mục tiêu lợi nhuận không phải là quan trọng nhất mà là khát vọng xây dựng một nền công nghiệp đường sắt cho Việt Nam.

w 08

Một khi Việt Nam tự chủ được thép ray, cánh cửa sẽ mở ra cho việc tự chủ toàn bộ các tuyến đường sắt trong tương lai, giống như cách các doanh nghiệp trong nước đã làm chủ việc xây dựng các sân bay lớn. 

Tuy nhiên, cần phải làm rõ một điểm quan trọng, điều mà Chủ tịch Trần Đình Long từng nhấn mạnh: Hòa Phát sẽ không tham gia với tư cách một nhà đầu tư hay tổng thầu của dự án đường sắt cao tốc. Tập đoàn sẽ chỉ "làm đúng cái mình mạnh nhất" – đó là sản xuất và cung ứng phần vật liệu cốt lõi: thép.

w 10

Để có được sự tự tin và tiềm lực tài chính cho cú đặt cược chiến lược ngày hôm nay, Hòa Phát đã có một hành trình gần hai thập kỷ gắn bó và lớn lên cùng thị trường chứng khoán.

Cột mốc ngày 15/11/2007 khi cổ phiếu HPG chính thức niêm yết trên sàn, từ một công ty tư nhân trở thành một tập đoàn công nghiệp nặng có quy mô hàng đầu khu vực, giá trị vốn hoá hơn 7 tỷ USD. 

Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức giao dịch được 25 năm thì Hoà Phát có mặt 18 năm. Cùng với việc đều đặn trả cổ tức bằng tiền mặt thì thông qua các lần trả cổ tức bằng cổ phiếu, bán ưu đãi, phát hành ESOP, Hoà Phát đã tăng vốn điều lệ từ 1.320 tỷ đồng lên gần 64.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2024 và tiếp tục tăng lên mức 76.755 tỷ đồng vào tháng 7/2025.

Vốn điều lệ 'hùng hậu' đảm bảo cho Hòa Phát khả năng tiếp cận các gói tín dụng lớn.

w 13

Với ngành công nghiệp nặng, vốn là vấn đề đầu tiên. Thị trường vốn chính là bệ phóng để Hòa Phát kiến tạo nên các khu liên hợp gang thép tỷ đô. Đến nay, tổng vốn đầu tư cho Khu liên hợp Dung Quất đã lên tới khoảng 7 tỷ USD và sẽ tiếp tục tăng lên hơn 8 tỷ USD sau khi hoàn thiện các hạng mục.

Quy mô đầu tư khổng lồ này được tài trợ bởi một cấu trúc vốn thận trọng, thường duy trì tỷ lệ 50% vốn tự có và 50% vốn vay trung dài hạn. Đây là một "nguyên tắc vàng" giúp tập đoàn đảm bảo an toàn tài chính.

w 17

Sự hiệu quả của các dự án trước đó, mà kỷ lục lợi nhuận 34.000 tỷ đồng đạt được vào năm 2021, đã tạo ra nguồn lực dồi dào để Hòa Phát đẩy nhanh tiến độ Dung Quất 2. Sức mạnh tài chính được vun đắp qua nhiều năm trên thị trường chứng khoán, chính là tấm vé thông hành để Hòa Phát bước vào những cuộc chơi lớn hơn, mang tầm vóc quốc gia. 

Song song với việc lớn mạnh nhờ thị trường vốn, cuộc chuyển đổi số diễn ra trong Hoà Phát – được khởi động từ năm 2019 – đã tạo nên một "bản đồ số" theo thời gian thực, liên kết toàn bộ chuỗi giá trị từ khai thác quặng đến cán thép thành phẩm.

w 20

Vài năm trước, một báo cáo tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh có thể mất từ một đến hai ngày để hoàn thành. Dữ liệu tồn tại ở các "ốc đảo" rời rạc tại hàng chục công ty thành viên, được tổng hợp thủ công và tiềm ẩn sai sót. Giờ đây, mọi chỉ số đều được cập nhật theo thời gian thực chỉ với vài cú nhấp chuột. 

Việc làm chủ dữ liệu sản xuất góp phần giúp Hòa Phát sản xuất thành công những sản phẩm thép kỹ thuật cao, phức tạp mà chỉ một vài tập đoàn hàng đầu thế giới làm được, như thép cuộn làm tanh và bố lốp ô tô, hay mác thép EM12K dùng làm lõi que hàn. 

Quan trọng hơn, hệ thống ERP và số hóa toàn diện đã mang lại một lợi thế cạnh tranh sắc bén trên thị trường quốc tế: khả năng truy xuất nguồn gốc. Với một bó thép xuất đi Mỹ, Hòa Phát có thể truy ngược lại nó được làm từ mẻ quặng nào, ca kíp nào sản xuất, chất lượng từng công đoạn ra sao. Đây là yêu cầu bắt buộc của các thị trường khó tính và là vũ khí lợi hại trong các vụ kiện phòng vệ thương mại. 

Hệ thống sổ sách, chứng từ rõ ràng là nền tảng để Hòa Phát chứng minh giá thành của mình là thực chất, không bán phá giá, từ đó nhiều lần vượt qua các rào cản thương mại. Sự đầu tư bài bản vào công nghệ và con người đã cho thấy vai trò đầu tàu của những doanh nghiệp lớn như Hòa Phát trong việc hiện thực hóa các chiến lược quốc gia.

w 23

w 26

w 28

Với nền tảng sản xuất hiện đại được vận hành bởi một "bộ não số" và một cơ thể tài chính vững chãi, con đường phía trước của Hòa Phát được định hình bởi những khát vọng lớn lao hơn. Mục tiêu lọt vào Top 30, thậm chí Top 20 nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới không còn là một giấc mơ xa vời. Sau khi Dung Quất 2 đi vào hoạt động, tổng công suất của Hòa Phát sẽ đạt 14 triệu tấn/năm. 

Siêu dự án tiếp theo tại Phú Yên, với công suất dự kiến 6 triệu tấn, sẽ nâng con số này lên hơn 20 triệu tấn. Dù vậy, ông Nguyễn Việt Thắng cho rằng thứ hạng cụ thể không phải là điều quan trọng nhất. "Mục tiêu của mình vẫn là đạt trên 20 triệu tấn, đó mới là quan trọng," ông nói. 

Khát vọng lớn đi cùng thách thức lớn. Theo ông Thắng, với ngành thép chất lượng cao, thách thức lớn nhất không phải là vốn hay công nghệ, mà là thị trường. Thị trường nội địa Việt Nam còn nhỏ so với quy mô sản xuất lớn. Điều này buộc Hòa Phát phải hướng ra xuất khẩu, nơi họ sẽ phải cạnh tranh với những gã khổng lồ như Trung Quốc. 

Tuy nhiên, tập đoàn này xác định một chiến lược rất rõ ràng: thị trường nội địa là gốc rễ. Tỷ trọng xuất khẩu sẽ luôn được giữ ở mức vừa phải, khoảng 20-30%, và không tập trung quá nhiều vào một thị trường duy nhất để giảm thiểu rủi ro từ các hàng rào phòng vệ thương mại.

w 30

Một thách thức khác là xu hướng sản xuất xanh. Chuyển đổi sang "thép xanh" là một quá trình tốn kém và cần lộ trình. Lãnh đạo Hòa Phát nhận định, với công nghệ hiện tại, giá thành thép xanh có thể cao hơn 40% so với thép truyền thống, một mức tăng mà không nền kinh tế nào có thể chịu đựng được nếu chuyển đổi đột ngột. Hòa Phát đang xây dựng lộ trình giảm phát thải từng bước, bám theo cam kết của Chính phủ tại COP26. Hiện tại, khoảng 30% tổng đầu tư của mỗi dự án đã được dành cho các hạng mục môi trường. 

Hành trình 25 năm của thị trường chứng khoán đã chứng kiến sự trỗi dậy của nhiều doanh nghiệp, nhưng câu chuyện của Hòa Phát vẫn mang một màu sắc riêng.

Đó là câu chuyện về sự kiên trì với ngành sản xuất, một lĩnh vực "khó kiếm tiền" nhưng là "bánh mì của nền công nghiệp". Đó là câu chuyện về sự táo bạo có tính toán, về việc liên tục học hỏi và áp dụng công nghệ để bám đuổi các đối thủ toàn cầu.

Và trên hết, đó là câu chuyện về một doanh nghiệp tư nhân, sau khi đã lớn mạnh nhờ cơ chế thị trường, nay sẵn sàng nhận lãnh sứ mệnh tiên phong, song hành cùng những khát vọng của đất nước. 

Như lời ông Thắng, dù tình hình thế giới có nhiều biến động, Hòa Phát sẽ luôn tiến lên cùng kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tương lai của ngành thép Việt Nam, và một phần quan trọng của nền công nghiệp quốc gia, đang được viết tiếp bởi những bước đi đầy tham vọng như thế.

w 32

Bài: Giáng Mi

Thiết kế: Hương Xuân

Link gốc

Cùng chủ đề

Góc nhìn CTCK: Quán tính tăng tiếp tục duy trì, VN-Index hướng đến 1.480 điểm
Góc nhìn CTCK: Quán tính tăng tiếp tục duy trì, VN-Index hướng đến 1.480 điểm

Tin tức về dự báo tăng giá tiếp tục của Chứng khoán Yuanta có thể tạo ra tác động tích cực đến các ngành liên quan như Chứng khoán, Tài chính và Bất động sản. Việc thị trường vẫn duy trì đà tăng mạnh có thể kích thích sự quan tâm của nhà đầu tư và tạo đà tích cực cho hoạt động giao dịch. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự quá mua kéo dài và áp lực chốt lời ngắn hạn có thể gây ra những đợt điều chỉnh và rung lắc trong thời gian tới.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 10-07-2025 9:25:08
Tiếp đà mua ròng gần 300 tỷ trên HOSE phiên 10/7, tự doanh CTCK “gom” mã chứng khoán nào?
Tiếp đà mua ròng gần 300 tỷ trên HOSE phiên 10/7, tự doanh CTCK “gom” mã chứng khoán nào?

Tin tức về việc tự doanh CTCK ghi nhận mua ròng trên sàn HoSE đã tạo đà tích cực cho thị trường chứng khoán. Điều này đã thúc đẩy sự tăng điểm của VN-Index, đặc biệt là nhóm cổ phiếu bất động sản, thép và bán lẻ. Sự mua ròng của khối ngoại cũng đóng góp vào sự khởi sắc của thị trường. Các cổ phiếu được mua ròng như SJS, EIB, VPB đã tạo đà tích cực, trong khi việc bán ròng của CTG, MWG, ANV có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành liên quan.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 10-07-2025 9:00:12
JP Morgan khuyến nghị mua cổ phiếu Việt Nam
JP Morgan khuyến nghị mua cổ phiếu Việt Nam

Tin tức về Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đạt thỏa thuận thuế quan với Mỹ đã tạo đà tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự kỳ vọng vào tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và điều chỉnh khuyến nghị của JP Morgan đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển bền vững trong tương lai.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 10-07-2025 8:00:08

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K