Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

IFS: Phá đỉnh doanh thu, “dốc sạch” lợi nhuận thành cổ tức đem chia cho cổ đông

View count icon 126
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Đơn cử năm 2024, Interfood đã chi khoảng 209 tỷ đồng để trả cổ tức trong khi lợi nhuận lũy kế cuối năm 2023 còn hơn 209 tỷ đồng, tương ứng lợi nhuận để lại chỉ vỏn vẹn vài chục triệu đồng.

screenshot 2025 01 24 155247

Hành trình “thoát xác” ấn tượng

Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, bên cạnh những món ăn truyền thống, việc lựa chọn thức uống cũng là một phần không thể thiếu trong văn hóa đón Tết của người Việt.

Trong số các loại nước giải khát được yêu thích như Coca Cola, Pepsi,… trà bí đao Wonderfarm của Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế (Interfood, mã: IFS) luôn chiếm một vị trí đặc biệt trên bàn tiệc ngày xuân, và còn hiện diện trên những mâm cỗ dịp hiếu, hỷ.

Hành trình của thương hiệu Wonderfarm bắt đầu từ cuối những năm 1991, khi Interfood được thành lập với lĩnh vực hoạt động chính là chế biến nông sản, thuỷ sản thành các sản phẩm đóng hộp để xuất khẩu.

Tới năm 2005, Interfood ký hợp đồng với Wonderfarm Biscuits and Confectionery để thuê thương hiệu Wonderfarm cho các sản phẩm của công ty. Thương hiệu trà bí đao Wonderfarm nhanh chóng làm mưa làm gió, đem về thị phần lớn cho công ty.

Tuy nhiên, biến cố lớn đã xảy ra với Interfood vào năm 2008 khi một số sản phẩm bánh của công ty có hàm lượng chất melamine vượt quá mức độ cho phép. Cũng trong năm 2008, công ty báo lỗ 267 tỷ đồng và kéo dài chuỗi thua lỗ nhiều năm sau đó. Tại thời điểm cuối năm 2010, nợ phải trả của IFS lên tới hơn 600 tỷ đồng, gần bằng tổng tài sản. Cổ phiếu IFS theo đó cũng buộc phải rời sàn chứng khoán vào cuối năm 2012.

Bước ngoặt vào năm 2011 khi cổ đông lớn Malaysia đã nhượng lại toàn bộ cổ phần Interfood cho Kirin (Tập đoàn sản xuất thực phẩm lớn tại Nhật Bản). Kirin sau đó đã có rất nhiều biện pháp cải thiện cơ cấu nợ của IFS, đồng thời phát triển nghiên cứu các sản phẩm, thị trường tiêu thụ mới cho công ty.

Kết quả, Interfood dưới bàn tay tái cấu trúc của tập đoàn Kirin bắt đầu có lãi từ năm 2016.

Cổ phiếu IFS cũng trở lại sàn chứng khoán vào đầu tháng 11/2016 khi đăng ký giao dịch trên UPCoM sau gần 3 năm hủy niêm yết. Từ mức giá khởi điểm 3.000 đồng/cp, đến nay thị giá đã xoay quanh mức 25.000 đồng/cp, tăng gấp 8 lần thời điểm đó. Vốn hóa thị trường đạt xấp xỉ 2.170 tỷ đồng.

screenshot 2025 01 24 144622

Tiền mặt chiếm quá nửa tổng tài sản, đem hết lợi nhuận chia cổ tức cho cổ đông

Không chỉ tăng trưởng về giá cổ phiếu, hoạt động kinh doanh của Interfood cũng phục hồi mạnh mẽ trong giai đoạn 2016-2019. Sau giai đoạn ảnh hưởng bởi Covid-19, năm 2022 và 2023 chứng kiến sự hồi phục về cả doanh thu và lợi nhuận, liên tiếp lập đỉnh. 

Sang năm 2024, Interfood ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.973 tỷ đồng, tăng trưởng gần 6% so với mức kỷ lục cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu, doanh thu từ nước giải khát chiếm tỷ trọng lớn nhất 81,5%, mang lại hơn 1.608 tỷ đồng, còn lại là nguồn thu từ thực phẩm đóng hộp (357 tỷ) và bán phế liệu (7 tỷ).

Khấu trừ các khoản chi phí, Interfood báo lợi nhuận sau thuế 2024 đạt gần 173 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ 2023.

screenshot 2025 01 24 155601

screenshot 2025 01 24 131206

Tính riêng quý 4/2024, IFS ghi nhận doanh thu 537 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ. Mức tăng khiêm tốn này được ký giải bởi ảnh hưởng từ thiên tai trong cuối quý 3/2024 ở miền Bắc.

Ngoài ra, chi phí giá vốn quý 4/2024 chiếm tỷ trọng tới 70% doanh thu thuần, tăng so với tỷ trọng 64% cùng kỳ năm ngoái do biến động tăng giá của nguyên liệu tươi đầu vào và tăng phí gia công từ nhà cung cấp. Do đó, giá thành sản phẩm tăng.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Interfood trong quý 4 vừa qua đạt 25 tỷ đồng, sụt giảm tới 42%.

Tại thời điểm cuối năm 2024, tổng tài sản của Interfood đạt 1.476 tỷ đồng, tăng nhẹ 10 tỷ so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền ghi nhận hơn 971 tỷ đồng chiếm 66% tổng tài sản, Interfood duy trì khoản tiền gửi ngắn hạn 700 tỷ đồng.

Về phía nguồn vốn, vốn chủ sở hữu đạt 1.219 tỷ đồng chiếm tới 83% tổng nguồn vốn. Đáng chú ý, doanh nghiệp không ghi nhận nợ vay tài chính. Khoản lãi sau thuế chưa phân phối tính đến hết năm 2024 đạt gần 173 tỷ đồng.

Kể từ khi lỗ lũy kế được xóa hết từ năm 2021, Interfood năm nào cũng chia hết lợi nhuận thành cổ tức cho cổ đông. Đơn cử như năm 2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ghi nhận gần 156 tỷ đồng vào cuối năm. IFS đã chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 17,8%, tương ứng chi ra hơn 155 tỷ đồng để trả cổ tức.

Sang năm 2024, Interfood đã chi khoảng 209 tỷ đồng để thanh toán cổ tức trong khi khoản lợi nhuận lũy kế cuối năm 2023 còn hơn 209 tỷ đồng, tương ứng lợi nhuận để lại chỉ vỏn vẹn vài chục triệu đồng.

Phần lớn cổ tức sẽ chảy về túi cổ đông nước ngoài là Kirin Holdings Singapore Pte. Ltd khi tổ chức này đang nắm đến gần 96% cổ phần của IFS.

Dương Ngọc-Link gốc

Cùng chủ đề

Bản tin chứng khoán ngày 29/04: Thị trường ảm đạm trước lễ
Bản tin chứng khoán ngày 29/04: Thị trường ảm đạm trước lễ

Hôm nay, thị trường tiếp tục có một phiên giao dịch ảm đạm trước thềm nghỉ lễ. Cảng biển là nhóm duy nhất có diễn biến đáng chú ý trong …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:26:40
Khối ngoại bán ròng mạnh tay hơn 300 tỷ đồng phiên cuối tháng 4, đâu là tâm điểm “xả hàng”?
Khối ngoại bán ròng mạnh tay hơn 300 tỷ đồng phiên cuối tháng 4, đâu là tâm điểm “xả hàng”?

Tin tức về diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 đã tạo ra tác động ngược chiều đối với các ngành liên quan. Cổ phiếu VRE và MWG được mua ròng mạnh nhất, trong khi VIC và SAB bị bán ròng mạnh. Sự mua ròng của VRE và MWG có thể do nhà đầu tư đánh giá tích cực về triển vọng của hai công ty này, trong khi bán ròng của VIC và SAB có thể phản ánh sự lo ngại về tình hình kinh doanh của họ.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:20:11
VNINDEX kết thúc tháng “sóng gió” tại mốc 1.226 điểm
VNINDEX kết thúc tháng “sóng gió” tại mốc 1.226 điểm

Tin tức về cổ phiếu SAB của Sabeco giảm mạnh sau khi công bố kết quả kinh doanh yếu kém đã tác động tiêu cực đến ngành sản xuất bia - rượu - nước giải khát. Sự suy giảm trong doanh thu và lợi nhuận của Sabeco đã khiến nhà đầu tư lo ngại về tương lai của công ty và ngành công nghiệp. Điều này đã góp phần làm rung lắc thị trường chứng khoán, khiến VN-Index không thể "thoát hiểm" khỏi áp lực bán ra.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-04-2025 4:05:19

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K