Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin Thị Trường

Kido Foods tạm nộp 50 tỷ đảm bảo bồi thường thiệt hại cho KIDO, tòa gỡ lệnh cấm dùng thương hiệu Celano

Ngày 20/1/2025, KIDO Foods có đơn khiếu nại.

screen shot 2025 02 10 at 09 24 25

Liên quan đến đơn kiện về việc sử dụng nhãn hiệu kem Celano, Toà án nhân dân Tp.Hồ Chí Minh vừa có quyết định mới dựa theo tình tiết mới giữa các bên liên quan. 

Diễn biến cuộc kiện tụng của KIDO và Kido Foods về Celano

Ngày 6/1/2025, Toà án nhân dân Tp.HCM đã nhận được đơn khởi kiện đề ngày 31/12/2024 của CTCP Tập đoàn KIDO đối với Công ty Thực phẩm Đông lạnh KIDO (KIDO Foods) và Công ty Dat Viet Media, yêu cầu Toà án giải quyết 3 nội dung:

(1) Buộc chấm dứt ngay toàn bộ hành vi sử dụng trái phép quyền đối với các nhãn hiệu được bảo hộ của KIDO gồm Celano và các nhãn hiệu khác có liên quan.

(2) Buộc Dat Viet Media gỡ bỏ, thu hồi toàn bộ các nội dung sử dụng trái phép các nhãn hiệu Celano cùng các nhãn hiệu khác liên quan trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội cũng như hình thức khác.

(3) Buộc KIDO Foods và Dat Viet Media xin lỗi, cải chính công khai trên 3 số báo liên tiếp của một tờ báo lớn về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các nhãn hiệu đã được bảo hộ của KIDO.

Đồng thời với đơn khởi kiện trên, KIDO cũng có đơn đề ngày 31/12/2024 yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm KIDO Foods và Dat Viet Media. Theo đó, cấm KIDO Foods sử dụng (quảng cáo, quảng bá, giới thiệu,…) nhãn hiệu Celano và buộc Dat Viet Media không được quảng cáo, quảng bá, giới thiệu đối với nhãn hiệu này trong chương trình "Anh Trai Say Hi” và chương trình “2 Ngày 1 Đêm", trên trang Facebook mang tên "Anh Trai Say Hi Vie Chanel" và “2 Ngày 1 Đêm Vietnam”, trên tài khoản Tiktok có tên VieOn và 2ngay1demVietnam.

Đến ngày 17/1/2025, Toà án đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời "cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định" đối với KIDO Foods và Dat Viet Media.

Ngày 20/1/2025, KIDO Foods có đơn khiếu nại.

Toà xác nhận nhãn hiệu Celano thuộc quyền sở hữu của KIDO

Toà án cho biết, căn cứ theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 98453 nhãn hiệu “Celano” do Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo Quyết định số 126465/QĐ-SHTT ngày 28/11/2023 thì nhãn hiệu này thuộc quyền sở hữu của KIDO.

Đồng thời, Toà căn cứ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 367495 nhãn hiệu “Celano” do Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo Quyết định số 86634/QĐ-SHTT ngày 20/10/2020, Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu giữa KIDO Foods sang KIDO cùng Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng ngày 1/7/2022 thì KIDO Foods đã chuyển nhượng nhãn hiệu Celano cho KIDO và Cục sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận hồ sơ vào ngày 23/08/2022.

Cùng với các văn bản đề nghị đi kèm các vi bằng xác nhận Dat Viet Media đã thực hiện các hoạt động quảng bá đối với nhãn hiệu Celano, Toà án cho rằng "KIDO đã chứng minh được yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cần thiết và có căn cứ".

KIDO Foods tạm nộp 50 tỷ để đảm bảo việc bồi thường thiệt hại cho KIDO, tòa gỡ lệnh cấm

Tuy nhiên, tại văn bản làm việc ngày 25/1/2025, KIDO Foods đã cam kết: "Thực hiện việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm kem mang nhãn hiệu Celano theo đúng hiện trạng từ năm 2003 cho đến nay nhằm duy trì uy tín của nhãn hiệu này; Bồi thường mọi thiệt hại phát sinh theo phán quyết có hiệu lực pháp luật của Toà án: Cụ thể là đồng ý nộp 50 tỷ vào tài khoản phong tỏa để đảm bảo thi hành nghĩa vụ với KIDO theo các đơn khởi kiện".

Ngày 25/01/2025, Tòa án đã ban hành quyết định buộc KIDO Foods phải gửi tài sản đảm bảo có tổng giá trị 50 tỷ đồng vào tài khoản phong tỏa tại Sacombank – CN Sài Gòn của KIDO Foods. Đến ngày 03/02/2025, KIDO Foods đã thực hiện nộp số tiền 50 tỷ đồng để đảm bảo cho việc bồi thường thiệt hại (nếu có) theo đơn khởi kiện của KIDO.

Theo đó, Tòa gỡ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quyết định cuối cùng từ Tòa bao gồm:

+ Chấp nhận đơn khiếu nại của KIDO Foods đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

+ Huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định công bố ngày 17/1/1025.

Tóm tắt thương vụ "bán xác không bán hồn" của KIDO

Về thương vụ M&A của KIDO Foods và các thương hiệu liên quan, vào tháng 9/2024, Nutifood đã công bố trở thành công ty mẹ của KIDO Foods sau khi hoàn tất mua lại 51% vốn của doanh nghiệp này. KIDO Foods được biết đến là doanh nghiệp sản xuất và phân phối 2 thương hiệu kem Merino và Celano có thị phần lớn nhất Việt Nam.

Năm 2023, KIDO đã chuyển nhượng 24% vốn của KIDO Foods, giảm tỷ lệ sở hữu xuống 49%, qua đó không còn nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp này. Giá trị chuyển nhượng là 1.069 tỷ đồng, tương ứng định giá công ty ở mức khoảng 4.450 tỷ đồng (200 triệu USD).

Dù không còn chi phối, song sau mâu thuẫn về quyền sở hữu thương hiệu vừa xảy ra, đại diện KIDO cho biết các thương hiệu Merino và Celano mà KIDO Foods đang sử dụng để kinh doanh vẫn là thương hiệu do Tập đoàn sở hữu.

Thực tế, KIDO vừa nhận lại quyền sở hữu thương hiệu Celano từ KIDO Foods vào tháng 12/2023.screen shot 2025 02 10 at 09 27 06

KIDO sau đó đã tổ chức Đại hội bất thường vào ngày 24/1/2025 nhằm thông qua ý kiến cổ đông về thương vụ bán 24% vốn tại KIDO Foods. Kết quả cuối cùng theo KIDO công bố, có 91,3% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp không thông qua giao dịch này.

Đây vốn là giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị và đã được HĐQT của Kido thực hiện trong thương vụ nói trên.

Ông Trần Kim Thành, Chủ tịch HĐQT Kido nói rằng, việc mua nhà máy và mua thương hiệu là 2 việc khác nhau. Hợp đồng bán có thương hiệu và hợp đồng bán không có thương hiệu là khác nhau.

3 nội dung còn lại gồm “Không đồng ý chuyển nhượng nhãn hiệu Celano; Không đồng ý chuyển nhượng nhãn hiệu Merino; Không đồng ý việc chuyển nhượng thương hiệu KIDO” đều được thông qua với tỷ lệ hơn 99,1%.

Link gốc

Cùng chủ đề

NAB: Lựa chọn của các quỹ ETF
NAB: Lựa chọn của các quỹ ETF

Việc bổ sung cổ phiếu NAB của Nam A Bank vào danh mục các quỹ ETF lớn như Fubon FTSE Vietnam ETF và VanEck Vectors Vietnam ETF đã tạo ra sự quan tâm và tăng cường thanh khoản cho cổ phiếu NAB. Sự tăng trưởng ấn tượng về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nam A trong năm 2025 cũng đã giúp củng cố lòng tin từ các nhà đầu tư và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm như Fitch Ratings. Điều này có thể tạo đà tích cực cho ngành ngân hàng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 18-03-2025 2:45:08
VN-Index được dự báo cán mốc 1.500 trong năm 2025, CEO Chứng khoán Kafi tiết lộ một số nhóm cổ phiếu triển vọng, hút dòng vốn ngoại
VN-Index được dự báo cán mốc 1.500 trong năm 2025, CEO Chứng khoán Kafi tiết lộ một số nhóm cổ phiếu triển vọng, hút dòng vốn ngoại

Tin tức về triển vọng tăng trưởng kinh tế và nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2025 đã tạo ra sự lạc quan trong cộng đồng đầu tư. Dự kiến GDP tăng trên 8% và khả năng thu hút vốn ngoại sẽ tăng cao. Các biến động trên thị trường chứng khoán toàn cầu cũng ảnh hưởng tích cực khi dòng vốn có thể quay trở lại Việt Nam. Các ngành ngân hàng, công nghệ, bất động sản, xây dựng và bán lẻ được đánh giá có triển vọng tốt. Để đạt thành công trong năm 2025, nhà đầu tư cần cẩn trọng, tận dụng các cơ hội và hạn chế rủi ro. Công ty chứng khoán cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhà đầu tư và phát triển thị trường chứng khoán.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 18-03-2025 2:40:11
NVL: Lên tiếng về 2 lô trái phiếu dư nợ 1.200 tỷ không thể thanh toán đúng hạn
NVL: Lên tiếng về 2 lô trái phiếu dư nợ 1.200 tỷ không thể thanh toán đúng hạn

Tin tức về việc Novaland không thể thanh toán đúng hạn hai lô trái phiếu trị giá hơn 1.200 tỷ đồng đã tạo ra tác động lớn đến ngành bất động sản và thị trường tài chính. Sự không chắc chắn về khả năng thanh toán của Novaland có thể làm tăng áp lực tài chính và giảm niềm tin của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu NVL và tạo ra biến động trên thị trường chứng khoán.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 18-03-2025 2:40:10

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K