Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

Mô hình cờ tăng là gì? Ý nghĩa và cách giao dịch với mô hình lá cờ hiệu quả

View count icon 1711
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Một trong những cách phân tích biểu đồ kỹ thuật chứng khoán được nhiều nhà đầu tư yêu thích đó chính là áp dụng mô hình cờ tăng. Hãy cùng VNSC tìm hiểu mô hình cơ tăng là gì, ý nghĩa và cách giao dịch với mô hình này một cách hiệu quả trong bài đọc này nhé!

Mô hình cờ tăng là gì?

Cờ tăng giá là mô hình được hình thành sau một khoảng thời gian tăng giá của cổ phiếu. Sự hình thành cờ tăng giá được tìm thấy ở các cổ phiếu có xu hướng tăng mạnh và được coi là mô hình tiếp diễn tốt.

mo-hinh-co-tang-la-gi

Cán cờ là kết quả của sự gia tăng theo chiều dọc của một cổ phiếu, đây cũng là dấu hiệu quan trọng để xác định xu hướng đột phá giá tiếp theo từ mô hình.

Lá cờ là kết quả của một thời kỳ hợp nhất dạng hình chữ nhật nằm ngang, có xu hướng đảo ngược khiến cờ đổi hướng và có thể hơi hướng lên hoặc hướng xuống. Một biến thể khác được gọi là cờ hiệu tăng giá, trong đó sự hợp nhất có dạng tam giác đối xứng thay vì hình chữ nhật.

Cấu tạo của mô hình này khá giống với mô hình chữ nhật gồm đường kháng cự và đường hỗ trợ. Giá di chuyển trong cờ với biên độ rất hẹp. Khi nó có đủ sức mạnh để thoát ra khỏi vùng hỗ trợ hoặc kháng cự thì đây là dấu hiệu hoàn chỉnh của mô hình cờ.

Với mô hình này, nhà đầu tư có thể lựa chọn mua khi giá đã break khỏi đường cản trên.

giao-dich-voi-mo-hinh-co-tang

Các loại mô hình lá cờ phổ biến hiện nay

Có hai dạng mô hình cờ chính: Cờ tăng – Xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng và cờ giảm – Xuất hiện sau một xu hướng giảm. Cụ thể:

Mô hình cờ tăng

  • Mô hình cờ tăng giá xuất hiện sau một xu hướng tăng rất mạnh hoặc có thể chỉ là một xu hướng tăng nhẹ với độ dốc thoải
  • Cấu tạo gồm 2 đường kháng cự – hỗ trợ song song với nhau. Phần lá cờ di chuyển chếch xuống dưới, trái ngược với xu hướng tăng của thị trường trước đó.
  • Khi giá vượt ra khỏi vùng kháng cự, thị trường sẽ tiếp tục tăng mạnh theo xu hướng ban đầu.

Mô hình cờ giảm

  • Ngược lại với mô hình cờ tăng, cờ giảm tuân theo một xu hướng giảm mạnh hoặc trung bình.
  • Thân cờ cũng được tạo bởi hai đường xu hướng hỗ trợ và kháng cự song song nhưng có xu hướng tăng nhẹ – hơi chếch lên phía trên.
  • Ngay khi mô hình cờ giảm kết thúc báo hiệu thị trường sẽ tiếp tục vận hành trong xu hướng giảm giá ban đầu.

mo-hinh-co-giam

Cách để nhận biết mô hình cờ tăng trên biểu đồ

Trên một biểu độ, việc xác định mô hình cờ đôi khi khá khó, đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau. Một số cách nhận biết mô hình cờ tăng giá khi giao dịch:

  • Xu hướng tăng xảy ra trước đó (cột cờ).
  • Việc tích lũy trong tình trạng dốc xuống (cờ tăng).
  • Nếu mức thoái lui sâu lớn hơn 50% thì đây có thể không phải là mô hình cờ tăng. Lý tưởng nhất là mức thoái lui thấp hơn 38% so với xu hướng bắt đầu.
  • Vào lệnh tại đáy của mô hình hoặc phía trên điểm đột phá của biên bên.
  • Giá mục tiêu có thể xác định bằng kích thước của cột cờ.

Xem thêm:

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình cờ tăng 

Bàn về ưu điểm, mô hình cờ tăng giá có:

  • Khả năng hoạt động hiệu quả ở hầu hết các lĩnh vực tài chính.
  • Giúp nhà giao dịch dễ dàng xác định điểm vào lệnh, dừng lỗ, chốt lời.
  • Tỷ lệ rủi ro (Risk)/lợi nhuận (Reward) có lợi.

Về nhược điểm, để có thể làm quen, xác định mô hình trên biểu đồ kỹ thuật tương đối khó và phức tạp đối với nhà đầu tư mới. Điều này đòi hỏi thời gian, kinh nghiệm và kiến thức để học cũng như áp dụng mô hình này vào quá trình giao dịch.

Cách giao dịch với mô hình cờ tăng thế nào 

Để giao dịch hiệu quả với mô hình cờ tăng giá, các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên tập trung vào thời điểm kết thúc mô hình. Nói cách khác, nên mua hoặc bán khi giá vượt quá một trong hai đường xu hướng của mô hình.

Điểm vào lệnh

  • Đối với mô hình cờ tăng, khi đường xu hướng kháng cự bị giá phá vỡ, bạn có thể đặt lệnh mua ngay sau đó hoặc chờ đợi nhịp retest.
  • Tương tự như mô hình cờ giảm, khi giá vượt ra khỏi vùng hỗ trợ và theo chiều xuyên xuống, bạn nên vào lệnh bán ngay lập tức.

Điểm cắt lỗ

Đặt lệnh cắt lỗ là nhiệm vụ cần thiết mỗi khi bạn tiến hành giao dịch. Việc cắt lỗ sẽ hạn chế rủi ro của nhà giao dịch và nguy cơ cháy tài khoản ở mức thấp nhất. Đối với các mô hình cờ tăng giá, chúng ta luôn phải tìm ra chính xác vị trí để cắt lỗ.

  • Điểm cắt lỗ cho cờ tăng là điểm đáy gần nhất của mô hình – điểm thấp nhất của phần cờ.
  • Đối với cờ giảm, chúng ta có thể đặt lệnh dừng ở mức cao nhất của lá cờ.

diem-cat-lo

Điểm chốt lời (take profit)

Bạn có thể chốt lời tại thời điểm mà khoảng cách từ đó đến điểm vào lệnh bằng chiều dài cán cờ và cùng hướng với vị trí mở lệnh.

So sánh giữa mô hình cờ tăng giá và mô hình cờ giảm giá 

Mô hình cờ tăng và cờ giảm có nhiều điểm giống nhau khiến nhà đầu tư dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên tín hiệu mà hai mô hình này phát ra hoàn toàn trái ngược nhau. 

  • Về điểm tương đồng, cả hai mô hình  cờ tăng và cờ giảm đều có thể đo lường mức giá mục tiêu dưới dạng phép chiếu bằng cách sử dụng chiều dài của cột cờ.
  • Về điểm khác nhau, mô hình cờ tăng giá xuất hiện sau một xu hướng tăng, mô hình cờ giảm giá xuất hiện sau một xu hướng giảm. Ngoài ra, mô hình cờ giảm sẽ phá vỡ vùng tích lũy khi giá phá vỡ biên dưới.

Lưu ý khi sử dụng mô hình cờ tăng

Mô hình cờ tăng được coi công cụ đắc lực cho nhà đầu tư, đặc biệt khi trường không ổn định. Tuy nhiên, mô hình này đôi khi cũng đưa ra những tín hiệu sai, không phải lúc nào cũng mang lại lợi nhuận và đáng tin cậy. Vì vậy, khi sử dụng bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:

  • Đối với cờ tăng, cờ phải hướng xuống, hướng lên trên đối với cờ giảm. Lúc này thị trường sẽ thể hiện những đợt sóng điều chỉnh, tạm dừng để tiếp tục chuẩn bị cho xu hướng hiện tại. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào cũng có thể nhận biết điều này vì nó phụ thuộc vào độ nhạy cảm và khả năng phân tích biểu đồ của nhà đầu tư.
  • Nếu giá dao động ở phần lá cờ với phạm vi hẹp, tức là khoảng cách giữa đường kháng cự và đường hỗ trợ càng nhỏ thì mô hình càng đáng tin cậy.
  • Phần cột cờ càng dài thì khả năng mô hình có tỷ lệ đúng càng cao. 
  • Đặc biệt với thị trường ngoại hối, một cây nến có thể xuất hiện sau 1 phút nên nhà đầu tư phải giao dịch linh hoạt hơn. Ví dụ: bạn có thể sử dụng mẫu cờ trên khung thời gian hàng tuần 1 phút, 1H, 4H trở lên…. Thực tế, 1H trở lên là khung thời gian lý tưởng để chúng ta đạt được kết quả tốt nhất.

Khi bắt đầu áp dụng một mô hình hay công cụ phân tích vào quá trình giao dịch, bạn nên tìm hiểu kỹ, nắm rõ nguyên tắc hoạt động của nó để đảm bảo việc vận dụng hiệu quả, tránh nguy cơ áp dụng sai cách. Dù là nhà đầu tư F0 hay chuyên nghiệp, việc học và hiểu một công cụ hỗ trợ mới sẽ làm gia tăng khả năng thành công, nắm bắt cơ hội đầu tư tốt, từ đó đạt được mục tiêu lợi nhuận của bản thân.

Banner CTA

Trên đây là những thông tin quan trọng về mô hình lá cờ tăng, cách nhận biết, ưu nhược điểm và cách để giao dịch đúng đắn trên thị trường. Hy vọng bài đọc sẽ giúp ích cho quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư của bạn đọc. Đừng quên theo dõi những bài đọc thú vị về đầu tư tài chính tại VNSC nhé!

Cùng chủ đề

Phân tích cổ phiếu DPR: Có nên đầu tư trong năm 2025 không?

Giá cao su lập đỉnh 13 năm sau loạt tăng từ 55% – 97% so với cùng kỳ, Cao su Đồng Phú (DPR) thông báo hoàn thành 91% kế hoạch …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 11-11-2024 3:40:43
Danh sách các chứng quyền phát hành 2024

Chứng quyền đang trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều nhà đầu tư khi muốn tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trên thị trường …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 06-11-2024 2:35:54
Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay

Danh mục ký quỹ chứng khoán (Margin) tại VNSC (Cập nhật tháng 11.2024) Tải về danh mục tại đây

Author icon VNSC By Finhay Calendar icon 05-11-2024 10:15:06
QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay