Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

Mô hình tam giác là gì? 3 bước áp dụng mô hình tam giác vào giao dịch đơn giản

View count icon 233
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Mô hình tam giác là công cụ phổ biến giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng giá trên thị trường trong phân tích kỹ thuật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chi tiết về khái niệm, phân loại và các bước ứng dụng hiệu quả mô hình này trong giao dịch chứng khoán.

Mo-hinh-tam-giac-Cong-cu-phan-tich-ky-thuat-trong-dau-tu-chung-khoan

Mô hình tam giác là gì?

Mô hình tam giác (Triangle Pattern) hình thành khi giá dao động theo biên độ giảm dần, khi nối các đỉnh và đáy tạo thành 2 đường xu hướng cắt nhau tại một điểm. Khi đó, dao động giá tạo thành vùng hình tam giác, cạnh trên là đường kháng cự (nối các đỉnh), cạnh dưới là đường hỗ trợ (nối các đáy).

Mô hình này thường xuất hiện sau xu hướng tăng hoặc giảm giá, thị trường đang trong giai đoạn giằng co giữa phe mua và phe bán, chưa xác định được xu hướng giá tiếp theo. Nếu giá vượt qua mức hỗ trợ, tiếp theo là xu hướng giảm. Nếu giá vượt qua mức kháng cự, tiếp theo là xu hướng tăng.

Mo-hinh-tam-giac-la-gi

Xem thêm: Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì? Ý nghĩa và cách xác định chính xác

Các loại mô hình tam giác trong phân tích kỹ thuật

Mô hình tam giác được chia thành ba loại chính: tam giác cân, tam giác tăng giá và tam giác giảm giá. Mỗi loại mô hình đều có đặc điểm riêng biệt, cho thấy tín hiệu thị trường khác nhau.

Mô hình tam giác cân (Symmetrical Triangle)

Mô hình tam giác cân hình thành khi đường nối các đỉnh (đường kháng cự) có xu hướng dốc xuống và đường nối các đáy (đường hỗ trợ) có xu hướng dốc lên. Hai đường xu hướng này hội tụ về một điểm, tạo ra một tam giác có hình dạng cân đối.

Trong suốt quá trình hình thành mô hình tam giác cân, biên độ dao động của giá thu hẹp dần, thể hiện sự cân bằng giữa người mua và người bán. Mô hình này được coi là trung lập, giá có thể phá vỡ theo cả hai hướng lên hoặc xuống nhưng thường phụ thuộc vào xu hướng trước đó.

Mo-hinh-tam-giac-can-Symmetrical-Triangle

Chẳng hạn, nếu mô hình xuất hiện trong xu hướng tăng, giá có xu hướng phá vỡ lên trên, vượt qua mức kháng cự để tiếp tục xu hướng tăng. Nếu mô hình xuất hiện trong xu hướng giảm, giá thường phá vỡ mức hỗ trợ, tiếp tục xu hướng giảm.

Mô hình tam giác tăng (Ascending Triangle)

Mô hình tam giác tăng hình thành bởi đường kháng cự nằm ngang và đường hỗ trợ dốc lên:

  • Đường kháng cự nằm ngang: Các đỉnh giá chạm liên tục vào đường kháng cự nhưng không thể vượt qua đường này, cho thấy thị trường đang gặp khó khăn trong việc vượt qua mức kháng cự. 
  • Đường hỗ trợ có độ dốc đi lên: Các đáy giá ngày càng cao, cho thấy áp lực mua ngày càng gia tăng, người mua đang sẵn sàng trả giá ngày càng cao theo thời gian.

Mo-hinh-tam-giac-tang-Ascending-Triangle

Mô hình này thường báo hiệu xu hướng tăng giá. Khi giá vượt qua kháng cự sẽ có khối lượng giao dịch tăng mạnh, cho thấy thị trường đã thoát khỏi giai đoạn tích lũy và tiếp tục xu hướng tăng trước đó. Đây là một tín hiệu mạnh mẽ để nhà đầu tư mở lệnh mua.

Mô hình tam giác giảm (Descending Triangle)

Mô hình tam giác giảm hình thành bởi đường hỗ trợ nằm ngang và đường kháng cự dốc xuống, cụ thể:

  • Đường hỗ trợ nằm ngang: Giá liên tục chạm mức hỗ trợ nhưng chưa thể vượt qua, cho thấy bên mua đang cố gắng bảo vệ mức giá này.
  • Đường kháng cự dốc xuống: Cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế trên thị trường, đỉnh giá ngày càng giảm nhưng đáy đi ngang do vướng phải sự kháng cự mạnh mẽ từ bên mua.

Mo-hinh-tam-giac-giam-Descending-Triangle

Mô hình tam giác giảm thường báo hiệu xu hướng giảm giá. Khi giá phá vỡ đường hỗ trợ, khối lượng giao dịch tăng đột biến, xác nhận xu hướng giảm sẽ tiếp tục. Đây là tín hiệu rõ ràng để nhà đầu tư mở lệnh bán hoặc thoát khỏi vị thế mua.

Các bước áp dụng mô hình tam giác khi giao dịch

Khi mô hình tam giác xuất hiện, bạn có thể áp dụng chiến lược giao dịch theo 3 bước sau:

Bước 1: Nhận diện mô hình tam giác

Ở bước này, bạn cần nhận diện chính xác loại mô hình tam giác (cân, tăng, giảm) theo dấu hiệu nêu trên. Biên độ dao động ngày càng thu hẹp và khối lượng giao dịch giảm là hai yếu tố đặc trưng giúp bạn nhận ra rằng thị trường đang trong giai đoạn tích lũy, chuẩn bị cho một biến động lớn.

  • Xác định mô hình: Tìm các đường xu hướng hội tụ tạo thành tam giác trên biểu đồ giá. Đường kháng cự thường nối các đỉnh giảm dần (hoặc đi ngang) và đường hỗ trợ nối các đáy tăng dần (hoặc đi ngang).
  • Quan sát biên độ giá: Giá di chuyển trong phạm vi hẹp dần khi tiến đến đỉnh tam giác, cho thấy thị trường đang tích lũy.
  • Xem xét khối lượng giao dịch: Trong quá trình hình thành tam giác, khối lượng giao dịch giảm dần, phản ánh sự giảm nhiệt của thị trường trước khi đảo chiều hoặc xác nhận xu hướng tiếp theo.

Bước 2: Chờ xác nhận phá vỡ (breakout)

Xác nhận phá vỡ là bước quan trọng giúp bạn xác định vị trí vào lệnh, take-profit và stop-loss phù hợp. Nếu giá phá vỡ mà không có sự gia tăng khối lượng giao dịch, nhiều khả năng đây là phá vỡ giả. Lúc này, bạn nên chờ nến đóng cửa ngoài đường xu hướng xuất hiện để xác nhận rõ xu hướng tiếp theo mới quyết định đặt lệnh.

  • Theo dõi hướng phá vỡ: Giá cần vượt qua một trong hai đường xu hướng để xác nhận hướng di chuyển sắp tới.
  • Kiểm tra khối lượng giao dịch: Khối lượng giao dịch tăng mạnh trong thời điểm phá vỡ là dấu hiệu xác nhận đáng tin cậy.
  • Kiên nhẫn chờ nến đóng cửa: Chỉ hành động sau khi nến đóng cửa vượt qua đường xu hướng để tránh các cú phá vỡ giả..

Bước 3: Đặt lệnh giao dịch và quản lý rủi ro

Buoc-3-Dat-lenh-giao-dich-va-quan-ly-rui-ro

Sau khi xác nhận phá vỡ, bạn cần nhanh chóng đặt lệnh ở mức giá phù hợp. Bạn đừng quên đặt lệnh take-profit và stop-loss để bảo vệ tài khoản nếu thị trường không di chuyển như mong muốn. Ngoài ra, việc thiết lập mục tiêu lợi nhuận dựa trên chiều cao tam giác giúp bạn có một kế hoạch rõ ràng để tối ưu hóa kết quả giao dịch.

  • Mở lệnh giao dịch: Đặt lệnh mua khi giá phá vỡ lên trên đường kháng cự (đối với tam giác tăng hoặc cân) hoặc lệnh bán khi giá phá vỡ xuống dưới đường hỗ trợ (đối với tam giác giảm hoặc cân).
  • Đặt lệnh dừng lỗ (stop-loss): Đặt lệnh dừng lỗ gần đường hỗ trợ hoặc kháng cự trước khi phá vỡ tùy theo hướng giao dịch. Điều này giúp hạn chế rủi ro nếu thị trường đi ngược kỳ vọng.
  • Xác định mục tiêu lợi nhuận: Đo chiều cao của tam giác từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất trong quá trình hình thành và áp dụng chiều cao này từ điểm phá vỡ để ước tính mục tiêu giá.

Trên đây là thông tin cơ bản về định nghĩa, phân loại và các bước áp dụng mô hình tam giác trong giao dịch. Đây là công cụ phân tích kỹ thuật hữu ích, giúp nhà đầu tư hiểu rõ xu hướng giá và đưa ra các quyết định giao dịch chính xác. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả, bạn nên kết hợp với các chỉ báo khác như RSI, MACD hoặc Bollinger Bands để tăng cường độ chính xác.

 

Cùng chủ đề

Cổ phiếu phổ thông là gì? Tất cả những gì cần biết về cổ phiếu phổ thông
Cổ phiếu phổ thông là gì? Tất cả những gì cần biết về cổ phiếu phổ thông

Một trong những loại cổ phiếu phổ biến nhất của doanh nghiệp là cổ phiếu phổ thông. Nhiều nhà đầu tư sở hữu loại cổ phiếu này nhưng lại không …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 13-03-2025 4:00:03
Đánh giá cổ phiếu cảng biển: +3 mã đáng chú ý trong năm 2025
Đánh giá cổ phiếu cảng biển: +3 mã đáng chú ý trong năm 2025

Ngành cảng biển Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhờ sự phục hồi của thương mại quốc tế và các chính sách đầu tư hạ …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 12-03-2025 4:40:27
Phân tích cổ phiếu ngành điện năm 2025: Cơ hội và thách thức
Phân tích cổ phiếu ngành điện năm 2025: Cơ hội và thách thức

Ngành điện Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ khi nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng và năng lượng tái tạo trở thành xu hướng mới. Hiểu rõ …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 11-03-2025 2:11:13

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K