Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác nhau thế nào?

Vốn là thành phần quan trọng cấu tạo nên doanh nghiệp, đảm bảo sự hình thành và giúp duy trì các hoạt động của doanh nghiệp đó. Vốn doanh nghiệp được phân thành nhiều loại, với đặc điểm khác nhau, mang ý nghĩa riêng. Trong đó, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu thường bị nhầm lẫn, khiến nhà đầu tư có cái nhìn không đúng. Hãy cùng VNSC phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu có gì khác nhau qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu cơ bản về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu

Để hiểu và phân biệt được 2 loại vốn này, trước tiên, chúng ta cần hiểu cơ bản về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là gì?

  • Căn cứ khoản 34, điều 4, luật doanh nghiệp 2020, Vốn điều lệ là tổng tài sản do các thành viên, cổ đông công ty cam kết góp vốn hoặc đã đóng góp khi thành lập doanh nghiệp. Hoặc vốn điều lệ là mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đăng ký mua thành lập công ty. Vốn điều lệ có thể là: Tiền mặt, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế công nghệ hoặc các tài sản khác có thể quy đổi sang Việt Nam đồng.
  • Về vốn chủ sở hữu, hiện nay vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng về loại hình vốn này. Cụ thể, vốn chủ sở hữu được hiểu là vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, các thành viên trong công ty hợp doanh/ trách nhiệm hữu hạn/ cổ phần. Trong đó, vốn chủ sở hữu sẽ bao gồm: Vốn điều lệ, lợi nhuận chưa được phân phối và các nguồn khác.

tim-hieu-von-dieu-le-va-von-chu-so-huu

Phân biệt điểm khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu doanh nghiệp

Tiếp theo, chúng ta sẽ phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu chi tiết hơn, để nhân định sự khác biệt của 2 loại hình vốn này:

Điểm so sánh Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu
Bản chất Tổng tài sản mà các thành viên đóng góp để trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp. Là nguồn tiền cổ đông sở hữu sau khi đã trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp (bao gồm cả vốn điều lệ và lợi nhuận thu được trong quá  trình kinh doanh)
Cơ chế hình thành vốn Được hình thành dựa trên sự đóng góp hoặc cam kết đóng góp của các thành viên/ cổ đông trong 1 khoảng thời gian nhất định.  Có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, do doanh nghiệp bỏ ra, từ lợi nhuận doanh nghiệp bổ sung hay từ các nguồn thu nhập khác của doanh nghiệp.
Nghĩa vụ nợ của vốn Vốn điều lệ có thể được coi là tài sản của doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng được xem là một loại nợ khi doanh nghiệp phá sản, cần phải thanh toán. Vốn chủ sở hữu được hình thành từ tài sản của chủ doanh nghiệp và các thành viên/ cổ đông góp vốn hay lợi nhuận từ kết quả kinh doanh. Do vậy, nguồn vốn này không có nghĩa vụ nợ, không phải là một khoản nợ.
Ý nghĩa của vốn - Là cam kết trách nhiệm về vật chất và quyền lợi của các thành viên/ cổ đông là cá nhân/ tổ chức tham gia góp vốn. - Là căn cứ để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm trong các hoạt động của doanh nghiệp. Dựa trên tỷ lệ góp vốn để phân chia lợi nhuận hay rủi ro trong kinh doanh.- Vốn điều lệ thể hiện quy mô và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và lĩnh vực. Tổng tài sản đóng góp càng lớn, uy tín của doanh nghiệp càng cao, cho thấy khả năng hợp tác và mở rộng kinh doanh. Phản ánh tình trạng tăng hoặc giảm các nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.  Vốn chủ sở hữu tăng cho thấy hiệu quả hoạt động, hiệu suất kinh doanh, lợi nhuận doanh nghiệp đạt được. Dựa trên sự tăng giảm của vốn chủ sở hữu, có thể đánh giá được tình hình kinh doanh, tài chính của công ty..

phan-biet-su-khac-nhau-giua-von-dieu-le-va-von-chu-so-huu

Mối liên hệ giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu như thế nào?

Mặc dù bản chất của vốn điều lệ và vốn chủ hữu có sự khác biệt rõ rệt, nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ mật thiết. Cụ thể, liên hệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ có thể kể đến như sau:

  • Với các công ty lớn, vốn điều lệ là số vốn do các cổ đông/ thành viên cam kết đóng góp tạo nên sự uy tín với đối tác, khách hàng. Mức vốn điều lệ lớn sẽ tạo sự ổn định cho vốn chủ sở hữu, hạn chế các biến động đi xuống làm giảm uy tín doanh nghiệp.
  • Việc gia tăng vốn điều lệ sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô doanh nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận hơn, gia tăng vốn chủ sở hữu.
  • Vốn chủ sở hữu phản ánh năng lực tài chính, tiềm năng phát triển của công ty tong suốt quá trình hoạt động. Khi vốn chủ sở hữu tăng, sẽ tạo lòng tin với các nhà đầu tư, từ đó thu hút thêm nguồn lực, gia tăng vốn điều lệ doanh nghiệp để mở rộng quy mô công ty.

Việc hiểu rõ đặc điểm của các loại hình vốn rất quan trọng, giúp doanh nghiệp mới xác định rõ và xây dựng cơ chế vốn vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả. Trên đây là những thông tin cơ bản giúp phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu một cách rõ ràng và chi tiết nhất. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn hiểu rõ để chuẩn bị nguồn vốn cũng như chiến lược để thu hút vốn hiệu quả và lâu dài nhất.

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Bản tin chứng khoán ngày 29/9: Thanh khoản tiếp tục sụt giảm, VIC đảo chiều tích cực

Thị trường vẫn tiếp tục giao dịch thận trọng với thanh khoản yếu. VN-Index biến động mạnh trong phiên khi +11 điểm vào phiên sáng sau đó sụt giảm -2 …

VNSC By Finhay 29-09-2023 3:40:42

OCF là gì? Vai trò của OCF trong đánh giá chứng khoán doanh nghiệp

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là việc không thể thiếu khi đầu tư chứng khoán.  Dù vậy, khi mới tiếp xúc với báo cáo tài chính, có …

VNSC By Finhay 29-09-2023 11:43:42

CAPM là gì? Cách tính và ứng dụng của mô hình CAPM trong đầu tư chứng khoán

Trong đầu tư chứng khoán, nhiều mô hình và công cụ được sử dụng để đánh giá mức lợi nhuận kỳ vọng cũng như độ rủi ro của mã chứng …

VNSC By Finhay 29-09-2023 11:38:51

VNSC CBTT Nghị quyết HĐQT phê duyệt giao dịch giữa VNSC và Finhay

Chi tiết theo file đính kèm 

VNSC By Finhay 29-09-2023 9:44:03

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay