ROI là gì? Công thức tính và ý nghĩa chỉ số ROI trong chứng khoán
Cho dù bạn là người mới tham gia thị trường hay đã có kinh nghiệm đầu tư đáng kể, tìm hiểu về ROI vẫn là một bước cần thiết khi đầu tư. Bởi vì nó là một chỉ số quan trọng giúp bạn hiểu về tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của doanh nghiệp, từ đó đánh giá khách quan về tình hình phát triển trong ngắn hạn và dài hạn của tổ chức này.
Giới thiệu chung về ROI
ROI thường được biểu thị dưới dạng phần trăm và sử dụng để đánh giá trình độ quản lý cũng như đo lường lợi tức đầu tư cho các chiến dịch lớn hoặc dự án quan trọng của doanh nghiệp.
Định nghĩa
Return on Investment (ROI) là chỉ số đo lường lợi nhuận của một khoản đầu tư. Nó được tính bằng cách chia lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư cho chi phí đầu tư ban đầu.
Chỉ số này còn được sử dụng để mô tả “chi phí cơ hội” hoặc một phần lợi nhuận mà các nhà đầu tư đầu tư vào công ty. Ví dụ, một chủ doanh nghiệp đầu tư vào thị trường chứng khoán mong muốn nhận được lợi nhuận hàng năm ít nhất là 10%. Khi đầu tư cùng một số tiền vào một doanh nghiệp khác, chủ sở hữu cũng mong đợi chỉ số ROI tương tự hoặc cao hơn.
Công thức tính của ROI
Để tính toán ROI, bạn cần biết lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư và chi phí ban đầu của nó.
Chỉ số ROI (%) = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x 100%
Ví dụ, nếu bạn đã mua một cổ phiếu với giá 100 USD và bán nó với giá 120 USD, lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư là 20 USD. Nếu chi phí ban đầu của bạn là 100 USD, ROI của bạn sẽ là 20%.
Những hạn chế của ROI là gì?
Chỉ số ROI không phải là chỉ số hoàn hảo tuyệt đối để đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư vì nó có một số hạn chế sau đây:
- Không phản ánh được thời gian của khoản đầu tư nên không thể so sánh được các khoản đầu tư có thời hạn khác nhau.
- Không tính đến các yếu tố rủi ro, thuế và lạm phát,… nên không thể đo lường được giá trị thực của khoản đầu tư.
- Chỉ số có thể bị phóng đại nếu không tính toán đầy đủ các chi phí liên quan hoặc bị ảnh hưởng bởi những giả định không chính xác.
- Chỉ phù hợp để đánh giá dự án ngắn hạn, không phù hợp cho dự án dài hạn.
- Chỉ số không phản ánh lý do tại sao số liệu thấp/cao.
- Các doanh nghiệp có thể có cách tính ROI khác nhau dẫn đến so sánh giữa các khoản đầu tư không liên quan.
- Không phải là con số duy nhất để quyết định đầu tư hay không.
Lợi ích của việc sử dụng ROI trong đầu tư
ROI là một chỉ số giúp bạn đánh giá hiệu quả hoặc lợi nhuận của một khoản đầu tư so với chi phí đầu tư. Sử dụng ROI mang lại những ưu điểm sau:
- Dễ tính toán: Số liệu khá đơn giản và tất cả đều có trong báo cáo tài chính hoặc bảng cân đối kế toán.
- Khả năng phân tích so sánh: Bởi vì chỉ số ROI được sử dụng rộng rãi và dễ tính toán, nên có thể thực hiện nhiều so sánh hơn về lợi tức đầu tư giữa các tổ chức, dự án, chiến lược hay thị trường.
- Độ linh hoạt: ROI có thể áp dụng cho nhiều loại đầu tư khác nhau, từ cổ phiếu, bất động sản, máy móc, quảng cáo, …
Thông qua chỉ số ROI, các nhà đầu tư có thể đánh giá hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp để xác định xem công ty có đang đi đúng hướng hay không. Con số này được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo tổng quát về khả năng sinh lời của tổ chức đó.
Chỉ số ROI trong chứng khoán bao nhiêu sẽ tốt?
Vậy, chỉ số ROI trong chứng khoán bao nhiêu sẽ tốt nhất? Đây là một câu hỏi không có câu trả lời chính xác, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu đầu tư, mức độ rủi ro, thời gian đầu tư và ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia cho rằng, chỉ số này hàng năm khoảng 7% hoặc cao hơn được coi là tốt cho đầu tư vào cổ phiếu. Bạn cũng nên so sánh ROI của các doanh nghiệp trong cùng một ngành để đánh giá hiệu quả đầu tư chính xác hơn.
Tiêu chí chung duy nhất là ROI phải dương – khi đó thể hiện khả năng tăng trưởng và lợi nhuận khả quan của doanh nghiệp. ROI càng cao, doanh nghiệp càng có nhiều lợi nhuận. Nếu ROI < 0, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
Các cách cải thiện chỉ số ROI và lưu ý cho nhà đầu tư
Chỉ số ROI là một công cụ quan trọng để đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư, nhưng nó cũng có một số hạn chế như đã nhắc đến ở trên. Do đó, để cải thiện chỉ số này và đưa ra quyết định đầu tư thông minh, doanh nghiệp có thể tham khảo một số cách sau:
- Phân bổ ngân sách phù hợp: Doanh nghiệp cần có những khoản đầu tư phù hợp cho từng chiến dịch marketing khác nhau, dựa trên mục tiêu, đối tượng và kênh truyền thông.
- Đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Doanh nghiệp nên chăm sóc và duy trì mối quan hệ với những khách hàng thân quen, bởi họ sẽ mang lại doanh thu ổn định và chi phí thấp hơn cho doanh nghiệp.
- Xác định mục tiêu đầu tư/ chiến dịch cụ thể: Nhà quản trị nên xác định rõ ràng mục tiêu của mỗi chiến dịch marketing, ví dụ như tăng doanh thu, tăng tỷ lệ chuyển đổi, …. và đo lường kết quả theo các chỉ số phù hợp.
- Sử dụng các công cụ phân tích: Doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi và đánh giá hiệu quả của khoản đầu tư.
Một số lưu ý cho nhà đầu tư khi sử dụng chỉ số ROI để đánh giá là:
- Tính đến thời gian: Bạn nên tính đến thời gian của một khoản đầu tư khi so sánh ROI của các dự án khác nhau, bởi thời gian ảnh hưởng đến giá trị của tiền và lợi nhuận.
- Tính đến rủi ro: Bạn cần tính đến rủi ro của một khoản đầu tư khi so sánh ROI của các dự án khác nhau, bởi rủi ro ảnh hưởng đến chi phí cơ hội và lợi nhuận mong muốn
- Tính đến lãi suất và lạm phát: Bởi lãi suất và lạm phát ảnh hưởng đến giá trị thực của tiền và lợi nhuận.
- Kết hợp với các chỉ số khác: Bạn nên kết hợp với các chỉ số khác để đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư, ví dụ như NPV, IRR, … để có được cái nhìn toàn diện và khách quan nhất.
Hy vọng với những nội dung bạn đọc đã hiểu ROI là gì, ưu điểm và hạn chế của chỉ số này. Mặc dù ROI sẽ giúp bạn đưa ra các đánh giá quan trọng về hiệu quả khoản đầu tư của doanh nghiệp, nhưng trước khi tham gia, bạn không nên chỉ dựa vào chỉ số này mà cần tìm hiểu về dự án và tính toán tính khả thi của doanh nghiệp để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất nhé!
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
- Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay
- HayBond – Đầu tư an tâm, lợi nhuận hấp dẫn
- [Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay
- CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN
- Thận trọng Finhay và VNSC by Finhay bị giả mạo [Cảnh báo]
- Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay
- VNSC CBTT Nghị quyết HĐQT thông qua giao dịch giữa VNSC và CTCP Finhay Việt Nam
- Viettel Construction – CTR trả cổ tức 27,2% bằng tiền, thị giá tăng 42%
- Bản tin chứng khoán ngày 18/09: Thanh khoản cải thiện, VN-Index hồi phục
- Phân tích cổ phiếu IDI – Cuối năm 2024 có nên đầu tư không?
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu