Sau khi khắc phục hơn 8 nghìn tỷ đồng, cựu chủ tịch Tân Hoàng Minh lĩnh án 8 năm tù giam
Dù ông Đỗ Anh Dũng- cựu Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh đồng ý trả lãi cho nhà đầu tư, song tòa án vẫn thấy rằng đây là vụ án hinh sự nên không có căn cứ tính lãi theo yêu cầu của các bị hại đưa ra.
Chiều ngày 27/3 vừa qua, sau nhiều ngày xét xử và nghị án. TAND Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Đỗ Anh Dũng là cựu chủ tịch HĐQT Tân Hoàng Minh mức án 8 năm tù giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mức án cụ thể cho các bị cáo
Cùng tội danh trên, tòa án tuyên phạt bị cáo Đỗ Hoàng Việt – Phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh (Con ông Dũng) 36 tháng tù giam. Các bị cáo khác như: Phùng Thế Tính (Nguyên giám đốc Trung tâm Tài chính & kế toán kiêm giám đốc ban tài chính kế toán, Kế toán trưởng của công ty Soleil), Hoàng Quyết Chiến (Nguyên phó giám đốc Trung tâm Tài chính & kế toán kiêm giám đốc Ban tài chính kế toán) cùng mức án 30 tháng tù giam.
Bị cáo Lê Thị Mai (Phó giám đốc Ban nguồn vốn) và Vũ Lê Vân Anh (Phó giám đốc Ban nguồn vốn), Nguyễn Văn Khẩn (Phó trưởng phòng Ngân sách Trung tâm tài chính kế toán) cùng chịu mức án 30 tháng tù nhưng được hưởng án treo.
Bị cáo Lê Văn Thịnh (Phó tổng giám đốc Công ty TNHH TMDV Khách sạn Tân Hoàng Minh, Trần Hồng Sơn (Cùng chức vụ), Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ tịch HĐQT Công ty Ngôi sao Việt), Nguyễn Khoa Đức (GĐ CT Cung điện mùa đông) lĩnh án 24 tháng tù.
Bị cáo Bùi Thị Ngọc Lân (GĐ CT TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Việt Nam chi nhánh phía Bắc), Lê Văn Dò (Tổng GĐ CT TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội) lĩnh 24 tháng tù treo.
Bị cáo Phan Anh Hùng (PGĐ CT CPA Hà Nội chi nhánh Sài Gòn), bị cáo Nguyễn Thị Hải (Phó Tổng GĐ CT CPA Hà Nội) lĩnh 18 tháng tù treo.
Hội đồng xét xử căn cứ vào lời khai nhận của các bị cáo tại tòa, có đủ cơ sở xác định, do gặp khó khăn về kinh tế, bị cao Dũng đã thống nhất chỉ đạo con trai là ông Việt và các bị cáo còn lại huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Các bị cáo sử dụng 3 pháp nhân là các công ty: Soleil, Ngôi sao Việt, Cung điện mùa đông để ngụy tạo hoạt động kinh tế không có thật, thông qua hợp đồng khống như mua bán cổ phần, hợp tác đầu tư. Đồng thời liên hệ với các công ty kiểm toán để làm đẹp báo cáo tài chính để đủ điều kiện phát hành trái phiếu. Sau đó các bị cáo này đã thực hiện ký hợp đồng giả chuyển nhượng trái phiếu cho một số tổ chức chạy dòng tiền khống để tạo lập giá trị ảo cho lô trái phiếu.
Trong vụ án này, ông Dũng là người đề ra chủ trương, thông qua ông Việt chỉ đạo các bị cáo khác lập khống, ký hợp đồng giả, chuyển nhượng trái phiếu và chiếm đoạt số tiền hơn 8.643 tỷ đồng.
Bị cáo Đỗ Hoàng Việt trực tiếp điều hành, thống nhất các công ty Kiểm toán và chỉ đạo các bị cáo còn lại ký hợp đồng giả chuyển nhượng trái phiếu.
TAND xác định, bị cáo Dũng có vai trò quan trọng nhất, bị cáo Việt làm theo chỉ đạo để thực hiện các hành vi vi phạm, giữ vai trò tích cực. Quá trình điều tra, bị cáo Việt đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, thành khẩn khai báo nên được giảm nhẹ tối đa.
Còn bị cáo Dũng trong quá trình làm việc có nhiều thành tích và bằng khen, với nhiều đóng góp cho xã hội.
Không có căn cứ tính lãi
Với yêu cầu tính lãi từ người bị hại, Hội đồng xét xử cho rằng, ông Dũng đồng ý trả 1 phần lãi tại tòa, nhưng đây là vụ án hình sự nên không có căn cứ tính lãi theo yêu cầu của bị hại.
Về số tiền thu hồi giá trị lên đến 8.648 tỷ đồng, toàn án cho rằng: “Đây là cố gắng lớn của bị cáo, đặc biệt là từ gia đình bị cáo Dũng, góp phần làm ổn định tình hình trật tự xã hội”.
Do đó, Hội đồng xét xử áp dụng tình tiết giảm nhẹ tội, áp dụng dưới mức thời điểm khung hình phạt bị truy tố.
Tuy nhiên, do bị cáo Dũng đồng ý trả lãi, đây là sự tự nguyện, nhưng theo tòa án, việc này không thuộc phạm vi xét xử của vụ án.
Hộ đồng xét xử cho rằng, theo nguyên tắc bồi thường, cần tất cả bị cáo liên đới bồi thường, nhưng trong trường hợp này đã truy thu đủ số tiền mà các bị cáo chiếm đoạt. Thực tế, sử dụng số tiền trái phép thu được từ bán trái phiếu đều do bị cáo Dũng quyết định, các bị cáo khác không có vai trò gì và không hưởng lợi gì.
Do đó, nhằm đảm bảo công bằng, toàn xác định cần buộc bị cáo Dũng trả lại số tiền hơn 8.600 tỷ đồng cho người bị hại.
Trong quá trình điều tra, gia đình ông Dũng đã khắc phục hơn 5.000 tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã thu giữ hơn 2.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng thu được hơn 8.600 tỷ đồng để khắc phục. Hội đồng xét xử quyết định tạm giữ số tiền này để thi hành án.
Trong vụ án này, một số bị cáo đã tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả. Tòa án ghi nhận đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo. Tòa cũng quyết định tịch thu số tiền này để sung công quỹ Nhà nước.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
- Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay
- HayBond – Đầu tư an tâm, lợi nhuận hấp dẫn
- [Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay
- CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN
- Thận trọng Finhay và VNSC by Finhay bị giả mạo [Cảnh báo]
- Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay
- VNSC by Finhay hợp tác triển khai khoá học: Đầu tư chứng chỉ quỹ cùng Dragon Capital
- Một doanh nghiệp ngành điện trả cổ tức bằng tiền gấp 3 lần kế hoạch
- Giá vàng trồi sụt – Có nên mua vàng thời điểm này?
- Bản tin chứng khoán ngày 10/10: MSN và FPT tăng mạnh, khối ngoại mua ròng
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu