Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng khoán cơ sở

So sánh môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán

View count icon 1067
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

So sánh môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán

Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, việc hiểu rõ vai trò, ưu điểm, nhược điểm của mỗi loại nghiệp vụ đầu tư sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh và hiệu quả hơn. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về sự khác biệt giữa môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán, hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực đầu tư tài chính hiện nay. 

Điểm tương đồng giữa môi giới và tự doanh chứng khoán

Hoạt động môi giới và tự doanh có một số điểm giống nhau bao gồm:

  • Hoạt động trong thị trường chứng khoán: Môi giới và tự doanh chứng khoán đều hoạt động trong lĩnh vực mua bán chứng khoán và các sản phẩm tài chính liên quan trên thị trường chứng khoán.
  • Cung cấp dịch vụ giao dịch: Cả hai hoạt động đều cung cấp dịch vụ cho các cá nhân hoặc tổ chức muốn mua bán chứng khoán.
  • Phụ thuộc vào thông tin thị trường: Dù là môi giới hay tự doanh chứng khoán đều cần có kiến thức sâu rộng về thị trường tài chính, các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả và xu hướng thị trường.
  • Nghĩa vụ: Cả hai nghiệp vụ trên phải tuân thủ các quy định về báo cáo, công bố thông tin theo quy định của pháp luật. Đồng thời công ty có nghĩa vụ bảo mật thông tin của khách hàng, không được sử dụng thông tin nội bộ để trục lợi.
  • Giám sát và quản lý: Hai nghiệp vụ đều được giám sát bởi cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán, đặc biệt là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC).

Lưu ý, theo luật chứng khoán Việt Nam chỉ khi một công ty được cấp phép thực hiện hoạt động môi giới mới có thể đăng ký nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.

thong-tin-ve-hoat-dong-moi-gioi-va-tu-doanh-chung-khoan

So sánh môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán

Sau đây là điểm khác biệt giữa 2 nghiệp vụ quan trọng của công ty chứng khoán:

Môi giới chứng khoán Tự doanh chứng khoán
Về bản chất

Là nghiệp vụ mà công ty đóng vai trò trung gian trong các giao dịch mua bán cho từng khách hàng để nhận hoa hồng và phí. 

Theo đó, bên môi giới cần mua hoặc bán chứng khoán cho khách hàng với tư cách là người đại diện và khách hàng phải trả phí hoa hồng khi kết thúc giao dịch mua bán này.

Là chính công ty thực hiện giao dịch với danh nghĩa là một khách hàng hoặc nhà đầu tư. Kết quả đầu tư là công ty nhận được 100% lợi nhuận cũng như thua lỗ.

Điều kiện  thực hiện nghiệp vụ Tổ chức cần có giấy phép do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp, và cần đáp ứng mức vốn pháp định là 25 tỷ đồng.Ngoài ra, người môi giới cần đảm bảo có chứng chỉ hành nghề được yêu cầu.

Đáp ứng các điều kiện về vốn pháp định, quản lý rủi ro, năng lực quản trị và có giấy phép tự doanh do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp: 

+ Vốn pháp định của nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là 100 tỷ đồng Việt Nam.

+ Tự doanh chứng khoán không thực hiện dưới danh nghĩa của bên thứ 3 nên không được cho người khác tự ý sử dụng tài khoản tự doanh của công ty. 

Nhìn chung, yêu cầu để thực hiện hoạt động tự doanh nghiêm ngặt hơn so với hoạt động môi giới.

Vai trò

+ Đem lại lợi nhuận cho công ty từ phí và hoa hồng môi giới.

+ Hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình giao dịch.

+ Đem lại lợi nhuận cho công ty chứng khoán

+ Tạo dự trữ và đảm bảo tính thanh khoản chứng khoán;

+ Giúp điều tiết những biến động giá của thị trường, …

Người được đại diện Môi giới đại diện cho khách hàng và thực hiện giao dịch theo yêu cầu của kháhc. Tự doanh chứng khoán thực hiện giao dịch cho riêng mình và không phải đại diện của bất kỳ ai.
Rủi ro và lợi nhuận Hoạt động môi giới chứng khoán thường nhận hoa hồng hoặc phí từ khách hàng cho mỗi giao dịch. Mức lợi nhuận và rủi ro có phụ thuộc vào điều khoản hợp đồng ký giữa bên môi giới và bên được môi giới. Tự doanh chứng khoán chịu trách nhiệm về rủi ro và có thể hưởng lợi nhuận trực tiếp từ hoạt động giao dịch của mình.
Hình thức giao dịch Chỉ có một hình thức duy nhất là giao dịch trực tiếp giữa khách hàng với công ty môi giới.

Có 2 phương thức:

+ Giao dịch trực tiếp: Là trực tiếp giữa hai công ty hoặc với các nhà đầu tư trên thị trường. Hình thức thường xảy ra chủ yếu trên thị trường OTC.

+ Giao dịch gián tiếp: Công ty sẽ nhập lệnh giao dịch trên sàn với tư cách là khách hàng/ nhà đầu tư.

so-sanh-moi-gioi-chung-khoan-va-tu-doanh-chung-khoan

Nhà đầu tư cần lưu ý gì đối với hoạt động tự doanh và môi giới?

Khi tìm hiểu về môi giới và tự doanh chứng khoán, có một số điểm quan trọng bạn nên lưu ý:

  • Mức độ uy tín: Hãy tìm hiểu về danh tiếng của công ty môi giới hoặc tự doanh chứng khoán trên thị trường. Kiểm tra xem họ có được cấp phép và giám sát bởi các cơ quan quản lý có thẩm quyền hay không.
  • Phí và chi phí: So sánh các khoản phí liên quan như phí hoa hồng, phí giao dịch, …. Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ các chi phí này và cân nhắc xem chúng có phản ánh đúng giá trị và dịch vụ mà bạn nhận được hay không.
  • Tư vấn – hỗ trợ: Đối với công ty môi giới chứng khoán, hãy đánh giá khả năng cung cấp tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng. Họ có cung cấp thông tin, phân tích thị trường hữu ích không? Hỗ trợ khách hàng như thế nào khi cần giải đáp về giao dịch hoặc tư vấn đầu tư?
  • Rủi ro – bảo vệ khách hàng: Đảm bảo rằng công ty chứng khoán bạn chọn tuân thủ các quy định về bảo vệ khách hàng và quản lý rủi ro đầu tư, bao gồm việc bảo vệ tài khoản, thông tin cá nhân của bạn.
  • Phản hồi từ khách hàng: Tìm hiểu ý kiến, phản hồi từ các khách hàng hiện tại hoặc cũ về hoạt động môi giới hoặc tự doanh chứng khoán mà bạn đang xem xét để có cái nhìn toàn diện.

tu-doanh-va-moi-gioi-chung-khoan

Trên đây là thông tin trình bày những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai khái niệm môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán. Hãy phân biệt rõ ràng 2 nghiệp vụ này để tránh những nhầm lẫn không đáng có trong quá trình đầu tư của mình nhé! Đừng quên theo dõi VNSC để cập nhật nhiều bài viết tài chính chứng khoán thú vị khác.

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.

VNSC by Finhay – Tích lũyđầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Cùng chủ đề

Doanh thu từ thị trường Mỹ của Vĩnh Hoàn (VHC) tăng 161% chỉ trong tháng 10/2024

Tạm dừng phiên giao dịch sáng ngày 14/11, mã chứng khoán VHC (Vĩnh Hoàn) tăng 1.08% lên mức 74.800 đồng/cp. Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC – HoSE) cho …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 14-11-2024 4:28:19
Phân tích cổ phiếu DPR: Có nên đầu tư trong năm 2025 không?

Giá cao su lập đỉnh 13 năm sau loạt tăng từ 55% – 97% so với cùng kỳ, Cao su Đồng Phú (DPR) thông báo hoàn thành 91% kế hoạch …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 11-11-2024 3:40:43
Danh sách các chứng quyền phát hành 2024

Chứng quyền đang trở thành sự lựa chọn phổ biến của nhiều nhà đầu tư khi muốn tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trên thị trường …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 06-11-2024 2:35:54

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay