Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tài Chính Cá Nhân

Tiết kiệm được bao nhiêu rồi nên nghỉ hưu?

View count icon 3307
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Tiết kiệm tiền để nghỉ hưu sớm đang là mục đích sống của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Bởi cuộc sống hiện đại đi kèm theo là những áp lực về tinh thần khiến cho họ càng khát khao nghỉ hưu sớm. Nhưng cần “tiết kiệm được bao nhiêu rồi nên nghỉ hưu”? Hãy cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu trong bài viết sau đây để có cái nhìn chi tiết hơn về vấn đề này nhé!

Vì sao cần phải tiết kiệm trước khi về hưu

Có 2 dạng nghỉ hưu đó là nghỉ hưu đúng số tuổi nhà nước quy định và nghỉ trước thời tuổi. Việc nghỉ hưu do nhà nước đề ra là vì đảm bảo sức khỏe người dân với số tuổi lao động của họ. 

Đối với nhiều người lựa chọn nghỉ hưu sớm không chỉ là thời gian nghỉ ngơi sau một quá trình lao động chăm chỉ, mà còn là cơ hội để bạn thực hiện những kế hoạch, ước mơ riêng cho bản thân còn ấp ủ từ lâu. Đồng thời bạn có thể dành quỹ thời gian lúc nghỉ hưu để chăm lo cho bản thân, gia đình và tận hưởng cuộc sống.

Vi-sao-can-phai-tiet-kiem-truoc-khi-ve-huu

Tuy nhiên khi nghỉ sớm, ngoài việc được giải toả về những áp lực mệt trong công việc, bạn vẫn còn phải đối mặt với những áp lực về tài chính khi đã mất đi một nguồn thu nhập ổn định. Vậy nên tiết kiệm trước khi về hưu là điều vô cùng cần thiết bởi các lý do sau:

  • Duy trì được cuộc sống ổn định, đáp ứng được những nhu cầu cơ bản:  Ăn uống, tiền nhà ở, đi lại, mua sắm,… là những nhu cầu căn bản của con người, nếu thiếu tiền để chi trả cho những điều này nghĩa là bạn chưa thực sự có thể nghỉ hưu.
  • Có thể hưởng thụ cuộc sống bạn mong muốn lúc về hưu: Chất lượng cuộc sống con người ngày càng được nâng cao, ngoài việc có thể lo được các nhu cầu cơ bản của con người thì ai cũng có nhu cầu được vui chơi, hưởng thụ, du lịch, nghỉ mát, ăn ngon mặc đẹp. Nếu có khoản tiết kiệm từ trước thì bạn có thể thoải mái tận hưởng cuộc sống sau khi nghỉ hưu mà không cần phải đắn đo suy nghĩ quá nhiều.
  • Phòng ngừa được các tình huống không may xảy ra: Tiền tiết kiệm còn nhằm sử dụng khi bạn ốm đau, bệnh tật,… Bởi tuổi càng cao thì sức khỏe sẽ yếu dần, cơ thể luôn cần được chăm sóc. Ngoài ra có tiền tích lũy cũng giúp bạn đảm bảo nguồn tài chính ổn định và ko phải phụ thuộc vào việc vay mượn người khác.

Việc tiết kiệm thực sự quan trọng để bạn có thể tận hưởng cuộc sống bên gia đình lúc về hưu. Tuy nhiên không phải ai cũng có lương hưu, do vậy chúng ta cần phải tiết kiệm và gia tăng nguồn thu nhập để duy trì cuộc sống về hưu.

Các yếu tố ảnh hưởng tới khoản thu nhập khi về hưu

Độ tuổi

Ở mỗi độ tuổi nhất định bạn đều phải có sự chuẩn bị khác nhau cho việc nghỉ hưu. Khi bạn đang ở độ tuổi từ 25 – 40 tuổi, việc chuẩn bị cho con đường nghỉ hưu sẽ dài và tốn rất nhiều thời gian. Cũng như bạn sẽ tốn nhiều chi phí sinh hoạt vào việc: học tập, lập gia đình, sinh con, các khoản nợ. 

Tuy nhiên, ở độ tuổi này sẽ có sức trẻ nên bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các kiến thức mới trong lĩnh vực tài chính để có thể: đầu tư chứng khoán, chứng chỉ quỹ,.. Điều này giúp bạn tăng thu nhập và dành được nhiều tiền tích lũy sớm cho việc nghỉ hưu.

Cac-yeu-to-anh-huong-den-thu-nhap-khi-ve-huu

Còn ở độ tuổi 40 tuổi trở lên nếu mới bắt đầu kế hoạch tiết kiệm thì sự chuẩn bị cho con đường nghỉ hưu ngắn hơn. Khi ở độ tuổi này tuy kinh tế sẽ ổn định hơn nhưng khả năng lao động cũng sẽ hẹp hơn so với thời trẻ. Đây cũng là độ tuổi mà người ta sẽ không còn nhiều sự liều lĩnh như thời trẻ nữa. Do đó, việc lập kế hoạch tiết kiệm từ sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong tương lai.

Nhu cầu cá nhân

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày một nâng cao và ai trong chúng ta cũng đều khát khao một cuộc sống đầy đủ và thỏa mái nhất có thể. Nhưng nhu cầu càng cao thì số tiền thực hiện càng lớn. Do vậy, để đạt được điều đó thì bạn phải nỗ lực rất nhiều và có một kế hoạch chi tiêu rõ ràng để về già có tiền nghỉ hưu.

Mối quan hệ xã hội

Ngoài gia đình thì ai cũng có các mối quan hệ ngoài xã hội như bạn bè đồng nghiệp,… Kể cả khi chưa nghỉ hưu thì ai cũng có những lúc phải đi ăn với đồng nghiệp, đối tác, những cuộc hẹn vui chơi với bạn bè. Do đó đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc tiết kiệm nghỉ hưu của bạn.

Cần tiết kiệm được bao nhiêu rồi nên nghỉ hưu?

Tiết kiệm được bao nhiêu rồi nên nghỉ hưu là điều mà rất nhiều người quan tâm khi chuẩn bị lập kế hoạch cho việc nghỉ hưu trong tương lai của mình. Cần bao nhiêu tiền mới đủ để nghỉ hưu sẽ tuỳ vào thu nhập hiện tại, nhu cầu thiết yếu, kế hoạch riêng,… của mỗi cá nhân. Điều quan trọng là bạn cần phải liệt kê các nhu cầu đời sống của mình khi về hưu, đặc biệt là các khoản quan trong sau đây:

  • Tiền phí sinh hoạt cơ bản: Chi phí thuê nhà, thức ăn hàng ngày, chi phí đi lại,… Nếu bạn đã có nhà chi phí sẽ giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên bạn vẫn cần tính toán đến phần trăm lạm phát trong tương lai vì chi phí có thể tăng so với thời điểm hiện tại.

Can-tiet-kiem-duoc-bao-nhieu-thi-nen-nghi-huu

  • Chi phí chăm sóc sức khỏe: Tuổi càng cao, sức khỏe càng suy giảm, khi nghỉ hưu thì đã mất một khoản thu nhập nên mỗi người cần có dự trù khoản chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe, mua bảo hiểm nhân thọ…
  • Chi phí du lịch, giải trí, bạn bè: Khi nghỉ hưu, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn dành cho bản thân lẫn sở thích cá nhân, dành nhiều thời gian với gia đình, bạn bè,… Tính toán các khoản cho nhu cầu cá nhân thường chiếm khoảng 20 – 30% chi tiêu hàng tháng.

Theo phân tích của các chuyên gia tài chính, hầu hết đều cho rằng một người bình thường cần 70 – 80% thu nhập hàng năm để có thể có khoản nghỉ hưu thoải mái, bởi khi về hưu thì các nhu cầu chi tiêu sẽ ít hơn. Ta có cách tính số tiền cần để nghỉ hưu như sau:

Ví dụ: nếu mức thu nhập hiện tại khoảng 150 triệu/năm, bạn cần khoảng dự phòng 105 – 120 triệu cho mỗi năm để nghỉ hưu. Số tiền này có thể điều chỉnh tăng, giảm tùy thuộc vào các nguồn thu nhập khác của bạn như an sinh xã hội, lương hưu, việc làm thêm, cũng như các yếu tố về sức khỏe, lối sống mong muốn,…

Ngoài cách tiết kiệm trên thì còn có các cách như: quy tắc 4%, 15%, 25%, tiết kiệm phần trăm lương theo độ tuổi, … Phụ thuộc vào từng trường hợp để bạn có thể nghiên cứu áp dụng. 

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố trong cuộc sống sẽ tác động và gây ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm của bạn như các khoản sửa chữa, bảo dưỡng nhà của, sinh hoạt hàng tháng và những chi phí phát sinh khác. Bạn cần dự trù cả các khoản phí này để đưa ra mức tiết kiệm hợp lý nhất. 

Bí quyết lập kế hoạch tài chính khi về hưu

Để có một cuộc sống an nhàn khi về già, bạn hãy chủ động lập kế hoạch đầu tư, tích lũy tài chính ngay từ khi còn trẻ. Lập kế hoạch tài chính trước khi nghỉ hưu là việc rất quan trọng vì nó có thể giúp bạn xác định số tiền cần thiết khi nghỉ hưu và tạo ra các nguồn thu nhập khác. Bạn có thể lập kế hoạch tài chính như sau:

Xác định mục tiêu tài chính riêng của bản thân

Trước hết bạn cần phải nắm rõ tình hình tài chính hiện tại của bản thân. Đồng thời xác định sẽ cần bao nhiêu tiền cho chi tiêu, bao nhiêu tiền cho tiết kiệm, dự trù các vấn đề sinh hoạt phát sinh và chăm sóc sức khỏe khi không còn làm việc nữa. 

Sau khi xác định tình hình tài chính hiện tại của bản thân, bạn hãy xem mong muốn, nhu cầu cho đời sống của bạn khi về hưu như thế nào. Từ đó bạn sẽ dễ dàng thực hiện tiết kiệm tiền hơn.

Bi-quyet-lap-ke-hoach-tai-chinh-khi-ve-huu

Lên kế hoạch tài chính dựa theo thời gian

Bạn cần xác định rõ việc nghỉ hưu của mình và lên kế hoạch trước khi nghỉ hưu càng sớm càng tốt. Nếu bạn 30 tuổi, muốn nghỉ hưu 50 tuổi và có 500 triệu đồng trong ngân hàng thì bạn phải mất 20 năm để dành ra số tiền tiết kiệm 25 triệu đồng/năm. Nếu vì một vài điều kiện tác động khiến bạn không thể tiết kiệm được như vậy thì cần phải giảm chi tiêu, tăng thu nhập hoặc kết hợp cả hai để đạt mục tiêu đó. 

Bạn có thể áp dụng quy tắc 50 – 30 – 20 để quản lý chi tiêu hiệu quả. Một nửa ngân sách hàng tháng bạn sẽ dành cho các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, nhà ở, đi lại. Nhu cầu hưởng thụ chiếm 30%, sẽ dùng cho mua sắm và sở thích. 20% còn lại sẽ phục vụ nhu cầu gia tăng như tích lũy, đầu tư.

Đầu tư từ sớm

Để có thể nghỉ hưu sớm, bạn nên tận dụng các khoản tiền khi còn đang có khả năng kiếm được để đầu tư. Tuy nhiên, bạn chỉ nên trích một phần trong số đó chứ không nên đem toàn bộ tiền của mình để đầu tư vì như vậy rất mạo hiểm, khi thị trường sụt giảm, bạn có thể bị “trắng tay” nếu không có chiến lược đúng đắn. .

Những cách tạo thêm thu nhập khi đã về hưu

Khi về hưu, nguồn thu nhập chính của bạn sẽ không còn mà phụ thuộc nhiều vào khoản tiết kiệm, lương hưu hay lãi suất tiền gửi từ ngân hàng. Vậy nghỉ hưu sớm nên làm gì? Để cuộc sống hưu trí của bạn an nhàn, ổn định không chịu áp lực về tiền bạc thì bạn nên mở rộng nguồn thu nhập khi đã về hưu.

Nhung-cach-tao-them-thu-nhap-khi-da-ve-huu

  • Đầu tư bất động sản: Bất động sản là một kênh hấp dẫn thu hút không ít nhà đầu tư. Đầu tư bất động sản có thể đem đến lợi nhuận lớn và cũng là một nguồn thu ổn định nếu bạn cho thuê nhà theo hàng tháng. 
  • Đầu tư vàng: Giá vàng luôn biến động không ngừng theo thời gian lẫn thị trường. Đầu tư vàng sẽ giữ giá hơn gửi tiết kiệm, bởi khi xu hướng giá vàng tăng sẽ mang lại khoản lợi nhuận rất lớn.
  • Đầu tư chứng khoán: Thị trường chứng khoán ngày càng phát triển với nhiều cơ hội đầu tư. Đây cũng là kênh đầu tư được nhiều người tham gia nhất đặc biệt trong 2 năm vừa qua khi có nhiều biến động về kinh tế. 
  • Chứng chỉ quỹ: Đầu tư vào chứng chỉ quỹ là sự lựa chọn tối ưu nhất cho những người có ít vốn, không có thời gian cũng như kiến thức tài chính chuyên sâu. Đầu tư vào quỹ mở an toàn, ít rủi ro cho người tham gia và mức lợi nhuận thu được từ quỹ cũng cao hơn so với lãi suất của ngân hàng.
  • Gửi tiết kiệm ngân hàng: Nếu các cách đầu tư trên đòi hỏi một khoản tiền khá lớn từ ban đầu thì bạn có thể đem đến gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất ổn định, rủi ro thấp.

Tiết kiệm tiền luôn là điều quan trọng, dù là khi bạn còn trẻ hay đã về hưu. Hy vọng bài viết trên đây, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: tiết kiệm được bao nhiêu rồi nên nghỉ hưu. Từ đó có những thông tin cần thiết để chuẩn bị cho hành trang của cuộc đời mình, có cái nhìn tổng quan về lập kế hoạch chi tiêu tài chính, có phương án tiết kiệm để nghỉ hưu sớm phù hợp nhất. 

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.

VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Cùng chủ đề

Có 20 triệu nên làm gì? Các lựa chọn đầu tư tốt nhất với 20 triệu

Với 20 triệu trong tay, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu hành trình đầu tư của mình để gia tăng giá trị tài sản và tích lũy cho tương …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 08-11-2024 3:03:01
Gợi ý 3 cách quản lý chi tiêu gia đình đơn giản, hiệu quả

Việc quản lý chi tiêu và vấn đề tài chính gia đình luôn là nỗi lo của nhiều cặp vợ chồng. Chi tiêu hộ gia đình thường sẽ phát sinh …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 31-10-2024 3:20:34
Nên mua vàng hay gửi tiết kiệm sẽ có lời hơn?

Tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao khiến nhiều người băn khoăn về cách giữ tiền sao cho hiệu quả, không bị mất giá. Gửi …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 28-10-2024 3:14:03
QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay