Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

Trích lập dự phòng là gì? Phân loại, quy định và tỷ lệ trích lập dự phòng

View count icon 9387
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Trích lập dự phòng là khoản tiền quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó có thể trở thành khoản tiền “cứu cánh” cho doanh nghiệp khi gặp khó khăn. Vậy trích lập dự phòng là gì, gồm những khoản nào, cách tính ra sao? Mời bạn cùng VNSC tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Trích lập dự phòng là gì?

Trích lập dự phòng là việc doanh nghiệp chủ động trích lập một khoản tiền nhằm bù đắp phần giá trị tài sản chênh lệch, dự phòng cho khoản nợ xấu hoặc tổn thất có thể xảy ra trong tương lai. Việc trích lập dự phòng được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp lập báo cáo tài chính (BCTC).

Trich-lap-du-phong-la-gi

Khoản trích lập dự phòng của doanh nghiệp được chia nhỏ thành nhiều nhóm, tương ứng với từng đối tượng cần bù đắp. Điều này giúp việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Khoản dự phòng này thường được trích lập từ lợi nhuận sau thuế.

Tại sao cần trích lập dự phòng?

Doanh nghiệp cần trích lập dự phòng vì một số nguyên nhân sau:

  • Chuẩn bị trước nguồn tài chính để dự phòng bù đắp cho những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. 
  • Bù đắp những khoản chênh lệch để đảm bảo tính cân đối giữa các khoản mục trong BCTC như phải thu khách hàng, đầu tư tài chính, hàng tồn kho…
  • Đây là biện pháp nhằm bảo tồn vốn trong trường hợp gặp tổn thất cần có nguồn tài chính để chi trả, tránh việc cắt giảm vốn kinh doanh.

Phân loại trích lập dự phòng

Hầu hết các doanh nghiệp có những khoản mục trích lập dự phòng giống nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp là ngân hàng sẽ có khoản dự phòng đặc biệt liên quan đến lĩnh vực tài chính và những quỹ dự trữ, dự phòng khác. Mời bạn tham khảo thông tin phân loại chi tiết dưới đây.

Các khoản trích lập dự phòng của doanh nghiệp

Tùy theo đặc điểm và lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp đều thực hiện trích lập các khoản dự phòng vào thời điểm lập BCTC.

Cac-khoan-trich-lap-du-phong-cua-doanh-nghiep

Dự phòng đầu tư tài chính

Nhằm đa dạng danh mục đầu tư, tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể thực hiện những dự án đầu tư tài chính ngoài lĩnh vực kinh doanh chính. Những dự án này có thể gặp rủi ro, doanh nghiệp cần trích lập dự phòng để bù đắp cho khoản này. Một số khoản trích lập dự phòng đầu tư tài chính như sau:

  • Trích lập dự phòng đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết: Là khoản dự phòng bù đắp trong trường hợp công ty liên doanh, liên kết thua lỗ.
  • Dự phòng đầu tư nắm giữ lâu dài (không phải chứng khoán kinh doanh và không ảnh hưởng đến bên nhận đầu tư): Là khoản dự phòng trong trường hợp khoản đầu tư này giảm giá trị, gồm 2 mục sau:
    • Dự phòng đầu tư cổ phiếu: Khoản dự phòng trường hợp cổ phiếu giảm giá, được trích lập theo giá thị trường của cổ phiếu đó.
    • Dự phòng khoản đầu tư không xác định được giá trị hợp lý khi lập báo cáo: Khoản dự phòng trường hợp đầu tư thua lỗ, xác định theo khoản lỗ của bên nhận đầu tư.

Ví dụ: Công ty A mua 1 triệu cổ phiếu với giá 20.000đ/cổ phiếu năm 2021. Cuối năm 2022 giá cổ phiếu giảm chỉ còn 10.000đ/cổ phiếu, công ty bị lỗ 10 tỷ đồng. Khoản dự phòng tài chính công ty A lập cuối năm 2021 được sử dụng để bù đắp tổn thất này.

Dự phòng hàng tồn kho

Sản phẩm chưa bán hết sẽ được nhập kho, gọi là hàng tồn kho. Sau này, khi sản phẩm được bán với giá trị thấp hơn giá trị ghi sổ tại thời điểm nhập kho, doanh nghiệp cần dự phòng cho khoản chênh lệch này. Đó gọi là trích lập dự phòng hàng tồn kho. Công thức tính trích lập dự phòng cụ thể:

Số tiền trích lập dự phòng = Số lượng hàng tồn kho tại thời điểm lập BCTC x (Giá trị ghi sổ – Giá bán thực tế)

Ví dụ: Năm 2022, công ty A sản xuất 1000 sản phẩm bán với giá 10.000đ/sản phẩm. Công ty bán hết 800 sản phẩm và nhập kho 200 sản phẩm với giá ghi sổ 10.000đ/sản phẩm. Năm 2023, 200 sản phẩm nhập kho được bán với giá 9.000đ/sản phẩm, chênh lệch với giá ghi sổ 1.000đ/sản phẩm. Khoản dự phòng hàng tồn kho được sử dụng để bù đắp phần chênh lệch này.

Dự phòng trợ cấp thôi việc

Người lao động mất việc hoặc thôi việc được doanh nghiệp trợ cấp một khoản tiền, doanh nghiệp cần trích lập dự phòng cho khoản chi này. Mức trích lập từ 1% – 3% trên quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Khoản dự phòng này được cộng dồn qua từng năm.

Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Đây là khoản dự phòng cho phần tổn thất của những khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và nợ chưa đến hạn nhưng có khả năng không thu hồi đúng hạn. Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cụ thể như sau:

Đối với khoản dự phòng nợ phải thu đã quá hạn thanh toán:

  • Quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm: Trích lập 30% giá trị khoản nợ.
  • Quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm: Trích lập 50% giá trị khoản nợ.
  • Quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm: Trích lập 70% giá trị khoản nợ.
  • Quá hạn từ 3 năm trở lên: Trích lập 100% giá trị khoản nợ.

Du-phong-no-phai-thu-kho-doi

Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông/Bán lẻ hàng hóa; Khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, khoản nợ phải thu từ bán lẻ hàng hóa hình thức trả chậm/trả góp của đối tượng là cá nhân, mức trích lập như sau:

  • Quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng: Trích lập 30% giá trị khoản nợ.
  • Quá hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng: Trích lập 50% giá trị khoản nợ.
  • Quá hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng: Trích lập 70% giá trị khoản nợ.
  • Quá hạn từ 12 tháng trở lên: Trích lập 100% giá trị khoản nợ.

Đối với khoản nợ chưa đến hạn nhưng có thể không thu hồi đúng hạn, doanh nghiệp dự phòng số tiền tối đa bằng giá trị khoản nợ ghi trên sổ sách kế toán.

Ngoài những khoản dự phòng trên, doanh nghiệp có thể trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng. Đây là khoản dự phòng cho những chi phí có thể phát sinh sau khi bán hàng hóa/cung cấp sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp vẫn có trách nhiệm hoàn thiện, sửa chữa… theo hợp đồng đã ký.

Các khoản trích lập dự phòng của ngân hàng

Vì thuộc lĩnh vực kinh doanh đặc biệt nên ngoài những khoản dự phòng của doanh nghiệp, ngân hàng có những khoản trích lập riêng. Những khoản trích lập dự phòng của ngân hàng bao gồm:

Dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng là khoản dự phòng bù đắp những rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể xảy ra trong tương lai. Khoản dự phòng này được hạch toán trong mục chi phí hoạt động trên BCTC của ngân hàng. Nếu không xảy ra rủi ro, khoản dự phòng này sẽ được ghi nhận là doanh thu.

Du-phong-rui-ro-tin-dung

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng gồm 2 mục, dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Mức trích lập khoản dự phòng rủi ro tín dụng được quy định như sau:

Trích lập dự phòng cụ thể

 Đây là khoản dự phòng đối với từng khoản nợ cụ thể. Công thức tính là:

R =i=1nRi

Trong đó:

  • R là tổng số tiền trích lập dự phòng.
  • i=1n là tổng số tiền dự phòng cụ thể của khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến số dư nợ thứ n.
  • Ri =  (Ai – Ci) x r  là tổng số tiền dự phòng cụ thể của số dư nợ gốc thứ i. Trong đó, Ai là dư nợ gốc thứ i, Ci là giá trị khấu trừ tài sản bảo đảm cho khoản nợ thứ i, r là tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm.

Phân loại nợ và trích lập dự phòng xác định r như sau:

  • Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) là khoản nợ có thể thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn: r = 0%.
  • Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) là khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày: r = 5%.
  • Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) là khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày, bao gồm khoản nợ được miễn giảm lãi: r = 20%.
  • Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) là khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày: r = 50%.
  • Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) là khoản nợ quá hạn trên 360 ngày: r = 100%.

Trích lập dự phòng chung

Là khoản dự phòng cho những rủi ro chưa xác định cụ thể. Tỷ lệ trích lập dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ các khoản dưới đây:

  • Tiền gửi tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
  • Vay hoặc mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
  • Tiền mua kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, phát hành tại Việt Nam.
  • Mua bán lại Trái phiếu Chính phủ trên thị trường theo quy định pháp luật.

Quỹ dự trữ và các quỹ khác

Ngoài khoản dự phòng trên, ngân hàng còn phải trích lập các quỹ dự phòng sau:

  • Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Khoản này được dùng để bù đắp bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng. Tỷ lệ trích lập là 5% lợi nhuận sau thuế, không vượt quá vốn điều lệ của ngân hàng.
  • Quỹ dự phòng tài chính: Khoản này được sử dụng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ trích lập thường là 10% lợi nhuận còn lại sau khi chia lợi nhuận cho các bên góp vốn và bù đắp các khoản lỗ năm trước.

Quy-du-tru-va-cac-quy-khac

Quy định trích lập dự phòng

Khi thực hiện trích lập dự phòng, doanh nghiệp cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Doanh nghiệp cần thực hiện trích lập dự phòng và hoàn nhập các khoản trích lập vào thời điểm lập BCTC.
  • Các khoản dự phòng được tính vào chi phí được trừ khi xác định phần thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Đảm bảo các khoản trích lập dự phòng hàng tồn kho không cao hơn giá thị trường và giá trị các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi không cao hơn giá trị có thể thu hồi tại thời điểm lập báo cáo.
  • Doanh nghiệp không trích lập dự phòng đối với những khoản đầu tư ra nước ngoài.
  • Để trích lập dự phòng hiệu quả và chi tiết, doanh nghiệp cần xây dựng quy định và phân chia rõ ràng trách nhiệm của từng bộ phận với các công việc quản lý vật tư, hàng hóa, danh mục đầu tư, công nợ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về trích lập dự phòng của doanh nghiệp. VNSC hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ về nguyên nhân, các khoản cần trích lập, tỷ lệ và nguyên tắc trích lập dự phòng. Đây là khoản tiền vô cùng quan trọng và cần thiết của doanh nghiệp. Nó có thể giúp doanh nghiệp chủ động trong việc bù đắp chênh lệch, tổn thất, tránh giảm vốn điều lệ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh.

Cùng chủ đề

Có nên đầu tư vào cổ phiếu GVR trong năm 2025 hay không?

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (cổ phiếu GVR) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành cao su và khu công nghiệp, với lợi thế …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 02-12-2024 4:47:58
7 rủi ro khi đầu tư trái phiếu bạn cần cân nhắc

Đầu tư trái phiếu từ lâu được xem là kênh an toàn, ổn định, phù hợp với những nhà đầu tư ưa thích sự chắc chắn. Tuy nhiên, không phải …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 02-12-2024 2:57:47
Những lưu ý khi đầu tư trái phiếu bạn cần biết

Đầu tư trái phiếu là một kênh sinh lời an toàn và ổn định, nhưng để đạt hiệu quả cao và giảm thiểu rủi ro, bạn cần lưu ý một …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-11-2024 2:39:41

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K