Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Tin tổng hợp

Chuyên gia VPBankS: VN-Index đang vận động rất tích cực

17:20 02/07/2025

"Nhờ đó, trong tuần này hoặc tuần sau, thị trường có thể cán đích 1.380 đến 1.400 điểm", vị chuyên gia dự báo.

2019 12 2623 05 40 15773763585621839924535 crop 1577376368450249425215

Tại chương trình “Việt Nam và các chỉ số: Tài chính Thịnh Vượng”, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty Cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) đánh giá thị trường chứng khoán đang mở ra xu hướng mới, có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh.

VN-Index đang vận động tích cực 

Theo vị chuyên gia, tuần trước là giai đoạn bản lề, khi VN-Index lần đầu tiên vượt qua vùng kháng cự quan trọng, nối liền các đỉnh trong 2,5 năm qua là 1.360 điểm. Ngoài ra, đà tăng lan tỏa đều ra các ngành.

Đến tuần này, thị trường bước vào nhịp tăng mới, với dấu ấn từ những luật, nghị định vừa được thông qua. Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, công nghệ (FPT, CMG), bất động sản, cổ phiếu hưởng lợi từ mức thuế quan hợp lý (ANV, nhóm dệt may) đang dẫn dắt. "Thị trường đang vận động rất tích cực, nhờ đó trong tuần này hoặc tuần sau, có thể cán đích 1.380 đến 1.400 điểm", ông Sơn chỉ rõ. 

Về vai trò của nhóm cổ phiếu trong đợt tăng lên 1.400 điểm, vị chuyên gia từ VPBankS cho rằng trong xu hướng tăng này, phần lớn sẽ liên quan nhiều đến nhóm cổ phiếu chỉ số, đặc biệt trong rổ VN30. Những cổ phiếu vốn hóa lớn có thể tích cực, giúp chỉ số vượt qua những vùng cản mạnh, lên đỉnh cao mới.

Ở đầu sóng, để vượt qua những vùng khó khăn, những cổ phiếu như VIC, VHM đã hỗ trợ cho VN-Index. Sau đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng trở lại dẫn sóng, giúp thị trường đi lên nhịp mới. Đến giai đoạn hiện nay, đà lan tỏa ra các nhóm ngành đã xuất hiện rất rõ.

Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, có thể xảy ra hiện tượng chỉ số tăng nhanh hơn thanh khoản. Trong hai tuần vừa qua, điểm số đi lên rất tốt nhưng vì sự lan tỏa chưa rõ ràng, thanh khoản chi tăng ở mức thấp, từ 5 -7%.

Ông Sơn nêu rõ quan điểm: "Việc vượt qua được các vùng kháng cự sẽ là yếu tố tiên quyết, giúp cho thanh khoản thị trường tăng trở lại, hỗ trợ các nhóm cổ phiếu khác đi lên, sau khi nhóm vốn hóa lớn đã dẫn dắt xu hướng".

Nhóm ngành nào được dự báo KQKD tăng trưởng mạnh trong quý 2?

Liên quan tới bức tranh KQKD quý 2/2025, ông Sơn cho biết sau giai đoạn tăng trưởng nóng năm 2023 đến quý 1/2024, đà phục hồi lợi nhuận của toàn thị trường đã cho dấu hiệu chững lại nhưng vẫn neo ở mức cao.

Cuối năm 2024 đến đầu năm 2025, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại, nghiêng về trạng thái ổn định. Mức tăng trưởng mạnh của giai đoạn cuối 2023 dựa trên nền thấp của năm 2022, nên sau khi đã thoát khỏi nền thấp, đà tăng đã trở lại bình thường.

Tuy nhiên, chuyên gia đánh giá KQKD quý 2/2025 đang có triển vọng tích cực hơn khi đã vượt qua được những biến động của thị trường.

Dự báo cụ thể, chuyên gia VPBankS cho rằng lợi nhuận nhiều ngân hàng sẽ tăng trưởng tốt trở lại. Trong đó, CTG được dự báo tăng 85% so với cùng kỳ, VPB (42%), STB (61%), VIB (18%), HDB (31%), ACB(14%), đều có mức tăng lợi nhuận rất cao. Đặc biệt, việc luật hóa Nghị quyết 42 có thể tạo động lực giúp ngành ngân hàng xử lý nợ xấu tốt hơn.

Thứ hai, nhóm bán lẻ được kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ. FRT, DGW hay MWG được dự báo tăng trưởng rất tốt. Trong đó, DGW có thể lên tới 51%, MWG khoảng 24% còn FRT lên tới 290%. Lợi nhuận PNJ được dự báo gần như đi ngang.

Với nhóm BĐS dân cư, ngoài một số doanh nghiệp như KDH có kỳ vọng lợi nhuận yếu, PDR, DXG, NLG, VHM đều sẽ có mức tăng trưởng rất tốt, từ 12 đến 17%. Dự kiến cả năm 2025 cũng tương tự, với VHM tăng trưởng 28% lợi nhuận trước thuế, DXG tăng 28%, PDR tăng trưởng lợi nhuận tới 293%. Nhìn chung, tốc độ tăng của quý 1 sẽ tiếp tục ổn định trong quý 2, đặc biệt với những ngành đã có dấu hiệu phục hồi tốt.

Còn đối với nhóm BĐS khu công nghiệp, có những công ty tăng trưởng, nhưng sẽ phân hóa rõ rệt. Theo đó, đà tăng trưởng vẫn tiếp tục tích cực, bao gồm KBH, CIF, SIP, NTC nhưng sẽ yếu ở BCM, IDC và SZC. BĐS có sự phân hóa và ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại vẫn đè lên nhóm ngành này.

Về nhóm logistics, tăng trưởng dự báo sẽ tiếp tục phân hóa. HAH, GMD đạt được kết quả mạnh, nhưng cổ phiếu PVT có thể ghi nhận con số lợi nhuận yếu trong quý 2/2025.

Cuối cùng, với nhóm dầu khí, bước sang quý 2, xu hướng vẫn chưa thể tích cực được trở lại. Dự phóng cho thấy kết quả kinh doanh của GAS, PLX, BSR vẫn tiếp tục suy giảm. Trong khi đó, PVD và PVS có thể tăng trưởng nhẹ trở lại. Xét lợi nhuận cả năm 2025, GAS có thể đi ngang, BSR tăng trưởng mạnh trở lại trong những quý cuối còn PVS tích cực, đi lên khoảng 9% trong cả năm.

Dương Ngọc-Link gốc

Cùng chủ đề

Giá hàng nghìn mẫu điện thoại, tivi, tủ lạnh… đồng loạt ‘hạ nhiệt’ tại Thế Giới Di Động sau 1 đêm
Giá hàng nghìn mẫu điện thoại, tivi, tủ lạnh… đồng loạt ‘hạ nhiệt’ tại Thế Giới Di Động sau 1 đêm

Thay đổi thuế VAT từ 10% xuống còn 8% của Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh sẽ có tác động tích cực đến ngành bán lẻ điện máy, điện tử. Việc giảm giá sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng, giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí mua sắm. Điều này thể hiện cam kết của các doanh nghiệp hàng đầu trong việc hướng tới sự minh bạch, tử tế và chăm sóc khách hàng.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 03-07-2025 2:05:10
NVL: Kháng cáo không được chấp nhận, Novaland muốn lấy lại 2.700 tỷ đồng tại dự án Sài Gòn Đại Ninh phải thông qua tố tụng dân sự
NVL: Kháng cáo không được chấp nhận, Novaland muốn lấy lại 2.700 tỷ đồng tại dự án Sài Gòn Đại Ninh phải thông qua tố tụng dân sự

Tin tức về Bản án phúc thẩm liên quan đến Novaland có thể ảnh hưởng đến ngành bất động sản và đầu tư tài chính. Sự không chấp nhận kháng cáo của Novaland có thể tạo ra không chắc chắn về tương lai của Dự án Sài Gòn Đại Ninh và mối quan hệ với đối tác. Tuy nhiên, việc Hội đồng xét xử không xác định Novaland vi phạm pháp luật có thể giữ vững uy tín của công ty trong mắt cộng đồng và nhà đầu tư.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 03-07-2025 11:10:12
Từ DA thép 100.000 tỷ, thủy điện, xi măng, nuôi hàng triệu con lợn… đến làm chứng khoán: ‘Đại gia’ Xuân Thiện đang có gì trong hệ sinh thái ‘khủng’?
Từ DA thép 100.000 tỷ, thủy điện, xi măng, nuôi hàng triệu con lợn… đến làm chứng khoán: ‘Đại gia’ Xuân Thiện đang có gì trong hệ sinh thái ‘khủng’?

Tin tức về việc đổi tên CTCP Chứng khoán Sen Vàng thành Chứng khoán Xuân Thiện (XTSC) và kế hoạch mua cổ phiếu của lãnh đạo tập đoàn Xuân Thiện đã tạo ra sự chú ý đối với nhiều ngành liên quan. Việc thay đổi tên gắn kết công ty với hệ sinh thái của Tập đoàn Xuân Thiện, tăng cường uy tín và tận dụng nguồn lực hiện có. Kế hoạch mua cổ phiếu cũng thể hiện cam kết lâu dài và sự ổn định trong chiến lược phát triển của công ty. Điều này có thể tạo đà tích cực cho các ngành năng lượng, vật liệu xây dựng, nông nghiệp, logistics, bất động sản và giáo dục đào tạo mà Xuân Thiện đang hoạt động.

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 03-07-2025 10:30:11

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K