Bong bóng Dotcom là gì? Bài học của sự kiện này đối với nhà đầu tư
Việc lựa chọn cổ phiếu theo đám đông, không có chiến lược và kiến thức đã khiến nhiều nhà đầu tư Mỹ thua lỗ, vỡ nợ bởi bong bóng dotcom vào đầu những năm 2000. Vậy sự kiện bong bóng dotcom diễn ra như thế nào, để lại hậu quả gì và để lại bài học xương máu nào cho nhà đầu tư? Mời bạn cùng VNSC làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Bong bóng dotcom là gì?
Internet ra đời năm 1989, phát triển mạnh mẽ từ năm 1995, tên website thời kỳ này có đuôi .com. Nhận thấy sự phát triển của internet trong tương lai, nhiều công ty lớn đã lập website riêng với đuôi .com và tập trung phát triển kinh doanh trên website này. Về sau, họ được gọi chung với tên gọi là công ty dotcom. Đây là giải thích về tên gọi “bong bóng dotcom” ra đời sau này.
Sự kiện bong bóng dotcom diễn ra trong khoảng từ năm 1995 đến năm 2002, gắn liền với thời kỳ phát triển chóng mặt của internet và các công ty công nghệ tại Mỹ. Trong thời kỳ này, nhiều công ty công nghệ “mọc lên”, người người nhà nhà đổ xô đi mua cổ phiếu của các công ty này.
Giá cổ phiếu bị đẩy lên ngày càng cao, thậm chí gấp nhiều lần so với giá trị thực, giống như bong bóng hình thành. Đến khi giá cổ phiếu trở về đúng giá trị thực tế của nó, cũng là lúc bong bóng vỡ, các công ty dotcom không còn vốn để duy trì hoạt động và phải tuyên bố phá sản.
Việc cổ phiếu của các công ty công nghệ được ưa chuộng, hấp dẫn nhiều nhà đầu tử trên thị trường vào thời điểm đó còn xuất phát từ 2 nguyên nhân khác như sau:
- Thứ nhất, lãi suất vay thời kỳ này khá thấp, điều kiện vay vốn không khắt khe như hiện tại, nhiều người dễ dàng vay vốn để đầu tư.
- Giá trị cổ phiếu đẩy lên cao, dòng tiền đổ vào các công ty công nghệ ngày càng nhiều. Tuy nhiên, họ không sử dụng tiền để nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới mà đổ phần lớn vào marketing, nhận được càng nhiều sự tin tưởng của nhà đầu tư.
Kết quả, giá cổ phiếu bị đẩy lên cao, sau một thời gian rơi xuống giá trị thực khiến thị trường lâm vào khủng hoảng. Giá cổ phiếu tăng theo cấp số nhân và khi giảm cũng như vậy. Chỉ số NASDAQ tăng từ dưới 1000 lên hơn 5000, rồi lại giảm về mức 1000, phải mất 14 năm sau mới phục hồi như trước khi khủng hoảng.
Ví dụ về công ty bong bóng dotcom
Một công ty sản xuất đồ dùng cho thú cưng tên Pets.com đã phá sản khi vỡ bong bóng dotcom. Cụ thể, công ty này đã chi hơn 2 triệu USD để quảng cáo sản phẩm của mình, nâng giá cổ phiếu đạt 14 USD/ cổ phiếu vào đầu năm 2000. Tuy nhiên, khi bong bóng vỡ, giá cổ phiếu Pet.com sụt giảm chỉ còn 1USD/cổ phiếu, công ty báo lỗ 147 triệu USD và phá sản.
Amazon cũng bị cuốn vào sự kiện bong bóng dotcom nhưng đã sống sót sau khủng hoảng. Ban đầu, giá cổ phiếu của Amazon trung bình chỉ 1 USD/ cổ phiếu, năm 1997 tăng lên 5 USD/ cổ phiếu, năm 1998 vọt lên tới 92 USD/ cổ phiếu và tới mức 100 USD/ cổ phiếu vào năm 1999.
Khi bong bóng vỡ, giá cổ phiếu chỉ còn 6 – 7 USD/ cổ phiếu. Mặc dù công ty đã sống sót sau khủng hoảng nhưng phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Đến năm 2010, giá cổ phiếu của công ty mới có dấu hiệu tăng trở lại. Hiện nay, Amazon.com là website thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
Bối cảnh của bong bóng dotcom tại Mỹ 1990s
Trong thập niên 1990, nhiều trình duyệt ra đời như Netscape Navigator, Internet Explorer… giúp người dùng tiếp cận với internet dễ dàng hơn và ngày càng trở nên phổ biến. Từ đó, số lượng người sử dụng internet tăng cao, kéo theo nhiều ngành liên quan đến công nghệ thông tin phát triển. Điều này mở ra thời đại công nghệ thông tin, cũng là bước chuyển mình mới trong nền kinh tế – một nền kinh tế dựa trên công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, thời kỳ này có rất nhiều yếu tố khác thuận lợi cho việc đầu cơ cổ phiếu của các công ty dotcom như lãi suất cho vay thấp, Đạo luật cứu trợ người nộp thuế năm 1997, Đạo luật viễn thông 1996… Nhiều công ty tung ra các sản phẩm công nghệ chất lượng cao củng cố niềm tin về sự bùng nổ của lĩnh vực công nghệ thông tin.
Quá trình hình thành bong bóng
Với niềm tin rằng các công ty công nghệ sẽ phất lên nhanh chóng trong bối cảnh thuận lợi, nhiều nhà đầu tư lơ là trong việc đánh giá trước khi xuống tiền. Họ muốn đầu tư nhanh để nắm bắt cơ hội, tránh bỏ qua món hời lớn, họ mua bất kỳ cổ phiếu của công ty nào có “.com” đằng sau. Các công ty khởi nghiệp thành lập nhiều hơn, thu hút lượng vốn lớn trên thị trường.
Nhờ vậy, giá cổ phiếu tăng lên nhanh chóng, chỉ số NASDAQ đã vượt mức 5000, đạt 5.048,62 điểm vào năm 2000, gấp 200 lần P/E thực tế. Các công ty dotcom cũng nhanh chóng lớn mạnh, họ đổ phần lớn số tiền huy động được vào các chiến dịch marketing quảng cáo.
Khuynh hướng chi tiêu của công ty dot-com này là cố gắng “đánh bóng” tên tuổi mà không tập trung vào cốt lõi tạo ra giá trị, đó là phát triển sản phẩm chất lượng cao. Họ tung ra những sản phẩm tương tự nhau, phụ thuộc và quảng cáo để thu hút khách hàng, không có hoặc rất ít sản phẩm mang tính đột phá. Bong bóng hình thành và lớn dần trong giai đoạn 1995 – 2000, chờ đợi thời điểm phát nổ.
Quá trình vỡ bong bóng dotcom
Cuối cùng, khủng hoảng đã xảy ra. Từ đầu năm 2000, chi phí xây dựng tăng 35%, sản lượng thiết bị tăng 74%, trong khi đó, hàng hóa tiêu thụ chỉ ở mức 18%. Cùng với sự cố máy tính Y2K (sự cố lỗi hệ thống máy tính toàn cầu), FED đã nhận thấy sự tăng trưởng quá nóng trong nền kinh tế và quyết định tăng lãi suất. Đồng thời, nhà đầu tư cũng bắt đầu nghi ngờ về sự phát triển của các công ty dotcom.
Nhiều sự kiện khác xảy ra cũng báo hiệu bong bóng dotcom sắp nổ, cụ thể:
- Ngày 13/3/2000, điểm NASDAQ đạt 5048,62 điểm, gấp 200 lần mức P/E thực tế.
- Thương vụ sáp nhập AOL và Time Warner giá 165 tỷ USD, đây được coi là thương vụ tệ nhất lịch sử.
- 13/3/2000, Chính phủ Nhật tuyên bố rơi vào khủng hoảng tài chính.
- Microsoft nhận kết quả bất lợi trong vụ kiện liên quan đến chống độc quyền, phải bồi thường số tiền lớn khiến giá cổ phiếu sụt giảm.
- Tờ Barron’s đưa tin vạch trần sự thật về các công ty dotcom đang chịu lỗ và không có khả năng sinh lời, nhiều công ty sẽ cạn vốn trong 12 tháng tới trong bài “Burning Fast”.
- Nhiều công ty bán cổ phiếu của chính mình, nhà đầu tư cũng bắt đầu bán tháo cổ phiếu, tạo ra làn sóng panic selling mạnh mẽ.
- Sụt giảm vốn nghiêm trọng khiến nhiều công ty lao đao, vốn hóa giảm tới 75% – 98%, nhiều công ty khác tuyên bố phá sản.
Tác động của bong bóng dotcom đến nền kinh tế
Bong bóng dotcom vỡ để lại những hậu quả tồi tệ như sau:
- Khoảng hơn 1,75 tỷ USD bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán.
- Chỉ số NASDAQ sụt giảm tới 77%, chỉ còn 1139,9 điểm vào ngày 4/10/2002.
- Các công ty dotcom lần lượt sụp đổ mặc dù trước đó được định giá tới hàng trăm tỷ USD.
- Tới cuối năm 2001, phần lớn các công ty dotcom đã phá sản. Những công ty còn sống sót cũng bị thiệt hại nặng nề, giá cổ phiếu giảm hơn 50%.
- Khoảng 400.000 công việc IT biến mất, hàng trăm nghìn người bị mất việc, cho nghỉ việc.
- Cùng với sự kiện 11/9/2001, nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Bài học rút ra từ bong bóng dotcom
Bong bóng dotcom vỡ gây thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế Mỹ và toàn thế giới. Thông qua sự kiện này, nhà đầu tư và các doanh nghiệp đều rút ra được những bài học đắt giá cho mình.
Đối với nhà đầu tư, khi quyết định tham gia thị trường cần chú ý những điều sau:
- Tích lũy và liên tục cập nhật các kiến thức về đầu tư, về thị trường để nhận định đúng về tình hình hoạt động của công ty muốn đầu tư.
- Tìm hiểu kiến thức về lĩnh vực kinh doanh của công ty muốn đầu tư để đánh giá đúng hiện trạng, xu hướng phát triển trong tương lai.
- Nên tham khảo ý kiến chuyên gia, tư vấn từ các công ty môi giới uy tín để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, tránh chạy theo xu hướng đám đông.
- Thường xuyên theo dõi tin tức kinh tế, xu hướng phát triển của thị trường để nắm bắt cơ hội tiềm năng.
Đối với doanh nghiệp, để tránh hình thành bong bóng, cần chú ý những điều sau:
- Tập trung vào phát triển sản phẩm, cốt lõi tạo ra giá trị và lợi nhuận của công ty bền vững, lâu dài.
- Tránh xa những lời mời đẩy giá chứng khoán bằng các chiêu trò truyền thông, cam kết nâng cao giá trị công ty nhanh chóng.
- Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh với những biện pháp thực tế giúp tạo ra nhiều giá trị hơn trong tương lai.
Trên đây là tổng hợp thông tin về khái niệm, bối cảnh, quá trình hình thành và vỡ của bong bóng dotcom cũng những bài học dành cho nhà đầu tư và doanh nghiệp. VNSC hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ về bong bóng dotcom, vận dụng những bài học rút ra từ sự kiện này để đưa ra quyết định đầu tư thận trọng, đúng đắn nhất.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
- Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay
- HayBond – Đầu tư an tâm, lợi nhuận hấp dẫn
- [Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay
- CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN
- Thận trọng Finhay và VNSC by Finhay bị giả mạo [Cảnh báo]
- Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay
- VNSC by Finhay hợp tác triển khai khoá học: Đầu tư chứng chỉ quỹ cùng Dragon Capital
- Một doanh nghiệp ngành điện trả cổ tức bằng tiền gấp 3 lần kế hoạch
- Giá vàng trồi sụt – Có nên mua vàng thời điểm này?
- Bản tin chứng khoán ngày 10/10: MSN và FPT tăng mạnh, khối ngoại mua ròng
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu