Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Đầu Tư

Chính sách tiền tệ là gì? Mục tiêu và vai trò đối với nền kinh tế

View count icon 11638
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, chính sách tiền tệ giữ vai trò then chốt trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế. Vậy cụ thể chính sách tiền tệ là gì? Có mục tiêu và vai trò như thể nào với nền kinh tế? Mời bạn cùng VNSC tìm hiểu về chính sách tiền tệ trong bài viết dưới đây.

Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ được thực hiện bởi Ngân hàng Trung ương (NHTW) của một quốc gia, sử dụng các công cụ như lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc… nhằm kiểm soát tổng cung tiền trong nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Chinh-sach-tien-te-la-gi

Thông qua điều chỉnh lãi suất và thay đổi mức dự trữ bắt buộc của ngân hàng, chính sách tiền tệ kiểm soát lượng cung tiền trong nền kinh tế và các kênh cung ứng tiền khác. Tại Việt Nam, cơ quan chịu trách nhiệm ban hành và thực hiện chính sách này là Chính phủ và  Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Phân loại chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ được chia thành 2 loại, bao gồm chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt. Nội dung cụ thể 2 chính sách này như sau:

Chính sách tiền tệ mở rộng

Chính sách tiền tệ mở rộng (hay chính sách nới lỏng tiền tệ) được thực hiện nhằm tăng lượng cung tiền trong nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Một số biện pháp được áp dụng như giảm lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nâng hạn mức tín dụng… 

Chinh-sach-tien-te-mo-rong-la-gi

Bằng cách này, lượng tiền trong nền kinh tế tăng lên, người dân có tiền sẽ chi tiêu nhiều hơn, doanh nghiệp có tiền để mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ đó, tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính sách này được sử dụng khi nền kinh tế suy thoái.

Chính sách tiền tệ thắt chặt

Chính sách tiền tệ thắt chặt thường được sử dụng khi lạm phát tăng cao, nhằm giảm lượng cung tiền trong nền kinh tế, từ đó kiềm chế lạm phát. Một số biện pháp được thực hiện như tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thu hẹp hạn mức tín dụng….

Khi cung tiền giảm, mọi người tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu, tình hình lạm phát được cải thiện. Tuy nhiên, chính sách này có thể khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Đây là bài toán mà các NHTW cần giải quyết để cân bằng giữa kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Chính sách tiền tệ sử dụng những công cụ nào?

Chính sách tiền tệ tác động tới nền kinh tế thông qua việc cung ứng tiền tệ. Việc cung ứng này có thể thông qua nhiều con đường như tín dụng, thị trường mở, thị trường hối đoái… NHTW có thể lựa chọn sử dụng các công cụ khác nhau để thực hiện chính sách. Cụ thể các công cụ được sử dụng như sau:

Lãi suất chiết khấu

Chiết khấu hiểu đơn giản là sự nhượng bộ về giá trong kinh doanh. Lãi suất chiết khấu là lãi suất cho vay của NHNN đối với Ngân hàng Thương mại (NHTM) nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của NHTM. Công cụ lãi suất chiết khấu không trực tiếp ảnh hưởng tới lượng cung tiền mà gián tiếp đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Ví dụ, lãi suất chiết khấu giảm, NHTM vay tiền lãi với suất thấp hơn, lãi suất cho vay của NHTM cũng giảm. Doanh nghiệp không bị gánh nặng lãi có nhiều tiền hơn để mở rộng kinh doanh, tạo điều kiện phát triển trong tương lai.

Hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHNN buộc các NHTM và tổ chức tín dụng phải chấp nhận khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Hiểu đơn giản, NHNN quy định mức cho vay tối đa của các NHTM và tổ chức tín dụng, tác động trực tiếp vào cung tiền của nền kinh tế.

Ví dụ, khi NHNN quy định các NHTM và tổ chức tín dụng chỉ được cho vay tối đa 90% số vốn huy động được, NHTM và tổ chức tín dụng buộc phải chấp nhận quy định này. Nếu huy động được 1000 tỷ đồng, chỉ được cho vay tối đa 900 tỷ đồng mà thôi.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi của các NHTM hoặc tổ chức tín dụng. Tỷ lệ này do NHTW quy định, buộc NHTM và tổ chức tín dụng phải tuân theo. Trong đó, tiền gửi là số tiền gửi NHTM huy động được, tiền mặt là một phần nhỏ trong số tiền huy động được NHTM giữ lại dưới dạng tiền mặt tại ngân hàng.

Ty-le-du-tru-bat-buoc

Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của các NHTM. Các NHTM có thể giữ tiền mặt bằng hoặc nhiều hơn tỷ lệ này và không được sử dụng nó cho các mục đích khác.

Tỷ lệ này tăng thì cung tiền giảm. Ngược lại, tỷ lệ này giảm thì lượng cung tiền tăng lên. NHNN sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát và điều tiết lượng cung tiền trong nền kinh tế.

Nghiệp vụ thị trường mở

Đây là hoạt động mua bán giấy tờ có giá (trái phiếu, cổ phiếu…) ngắn hạn trên thị trường tiền tệ của NHNN. Thực tế, hoạt động này thường phát sinh giữa NHNN và NHTM hoặc các tổ chức tín dụng. Khi NHNN mua vào giấy tờ có giá, lượng cung tiền tăng, NHNN bán ra thì cung tiền giảm.

Tái cấp vốn

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHNN cho NHTM. Khi một ngân hàng thương mại cần tiền, họ có thể đi vay NHTM hoặc tổ chức khác, hoặc cũng có thể vay NHNN với lãi suất hấp dẫn hơn. Khi NHNN tái cấp vốn cho NHTM, cung tiền tăng và ngược lại.

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái thể hiện tương quan sức mua giữa đồng tiền quốc gia này so với đồng tiền quốc gia khác. Nó thể hiện sức mua của đồng nội tệ và quan hệ cung – cầu ngoại hối. Chính sách tỷ giá ảnh hưởng tới rất nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế như xuất nhập khẩu, chứng khoán, sản xuất kinh doanh trong nước, thanh toán quốc tế…

Về bản chất, tỷ giá hối đoái không tác động trực tiếp hay gián tiếp tới cung tiền, nó không thực sự được coi là một công cụ của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, ở những nước có nền kinh tế chuyển đổi, đây là công cụ hỗ trợ quan trọng cho việc thực hiện chính sách tiền tệ.

Xem thêm:

Mục tiêu của chính sách tiền tệ là gì?

Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là kiềm chế lạm phát và kích thích tăng trưởng kinh tế. Để đạt được điều này, cần có những mục tiêu nhỏ hơn, cụ thể như sau:

Tạo việc làm

Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ được NHNN sử dụng để điều chỉnh tỷ lệ thất nghiệp. Khi lượng cung tiền tăng, doanh nghiệp có tiền mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, số lượng việc làm tăng và ngược lại.

Tao-viec-lam

Cung tiền tăng có thể làm tăng tỷ lệ lạm phát. Chính phủ cần có các biện pháp phù hợp để vừa giữ sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, vừa giữ tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, đồng thời giữ tình trạng lạm phát trong tầm kiểm soát.

Ổn định thị trường tài chính

Thị trường tài chính giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Nó cung cấp nguồn vốn cho toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, biến động của thị trường tài chính có ảnh hưởng lớn tới toàn bộ nền kinh tế. Để kiểm soát và điều tiết thị trường này, Chính phủ sử dụng công cụ lãi suất.

Khi lãi suất tăng, người dân có xu hướng gửi tiết kiệm, doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc vay vốn. Các hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên ảm đạm hơn, thị trường tài chính cũng giảm nhiệt. Ngược lại, khi lãi suất giảm, mọi người dễ dàng vay vốn hơn, nhờ đó mà hoạt động tài chính trở nên sôi động hơn.

Ổn định thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối là thị trường mà đồng tiền các quốc gia được trao đổi, buôn bán với nhau. Thị trường này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái. 

Thông qua thị trường ngoại hối, nhà nước có thể điều tiết sự ổn định của tỷ giá hối đoái. Điều này tác động tới quyết định của nhà đầu tư nước ngoài vào một quốc gia. Từ đó, tác động tùy mức độ vào nền kinh tế chung.

Ổn định giá cả

Ổn định giá cả giúp nhà nước hoạch định chính sách phát triển hiệu quả hơn vì loại bỏ được sự ảnh hưởng của giá. Đồng thời, giá cả ổn định, môi trường kinh doanh cũng ổn định hơn. Mọi nguồn lực trong xã hội được phân bổ hợp lý, tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng. 

Ví dụ, khi giá cả một mặt hàng tăng cao, nhà nước thông qua chính sách tiền tệ để bình ổn giá. Đối với mặt hàng xăng dầu, nhà nước bình ổn giá bằng việc trích lập quỹ bình ổn giá.

Ổn định lãi suất và kiềm chế lạm phát

Lạm phát khiến giá cả leo thang, toàn bộ nền kinh tế rơi vào tình cảnh khó khăn, có thể dẫn tới suy thoái. Ổn định lãi suất là cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát.

On-dinh-lai-suat-va-kiem-che-lam-phat

Khi lãi suất tăng, người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn (chẳng hạn gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất cao hơn), chi tiêu giảm. Từ đó, lượng tiền trong nền kinh tế giảm, lạm phát giảm. Ngược lại, khi lãi suất giảm, doanh nghiệp vay tiền dễ dàng hơn, cung tiền tăng, lạm phát tăng.

Tăng trưởng kinh tế

Mục đích cuối cùng của chính sách tiền tệ là tăng trưởng kinh tế. Cung tiền trong nền kinh tế dù tăng hay giảm đều tác động tới việc đầu tư sản xuất, cuối cùng là tổng sản lượng quốc gia, tức là sự tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ sử dụng các công cụ của mình để điều tiết cung tiền, hướng tới đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Chính sách tiền tệ có vai trò gì đối với nền kinh tế?

Nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế thị trường hướng tới xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Nền kinh tế sẽ biến động theo những chính sách kinh tế mà nhà nước thực hiện. Chính sách tiền tệ là một công cụ kinh tế hiệu quả giúp nhà nước thực hiện điều này.

Chinh-sach-tien-te-co-vai-tro-gi-doi-voi-nen-kinh-te

Hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng đóng vai trò như mạch máu của toàn bộ nền kinh tế. Điều hành chính sách tiền tệ giúp dòng tiền hay “mạch máu” được lưu thông ổn định tới toàn bộ cơ thể. Từ đó, nuôi dưỡng sự phát triển ổn định của nền kinh tế, hướng tới tăng trưởng.

Chính sách này giúp đồng tiền của Chính phủ hay NHNN được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, thực hiện được các mục tiêu kinh tế như ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, tăng trưởng kinh tế… Chính sách này còn giúp nhà nước kiểm soát chặt chẽ toàn bộ hệ thống ngân hàng và tổ chức tài chính, tín dụng trong phạm vi quốc gia.

Chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2023

Sau nhiều biến động năm 2022, nền kinh tế Việt Nam và thế giới phải đối mặt với lạm phát và suy thoái kinh tế trong năm 2023. NHNN phải đối mặt với áp lực từ trong và ngoài nước. Lúc này, chính sách tiền tệ trở thành công cụ vô cùng quan trọng để điều hành kinh tế vĩ mô. Một số hướng thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN trong 2023 như sau:

  • Áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt, hạn chế sử dụng dự trữ ngoại hối vào thời điểm quan trọng như đầu và cuối năm. Có thể đánh đổi một phần lạm phát để tăng phục hồi và trưởng kinh tế vì tỷ lệ lạm phát của nước ta vẫn ở mức thấp so với thế giới.
  • Chính sách lãi suất phụ thuộc vào tỷ giá. Khi tỷ giá chịu áp lực lớn, biện pháp tăng lãi suất được sử dụng để hỗ trợ tỷ giá. Tuy nhiên, có thể áp dụng lãi suất chiết khấu cho doanh nghiệp vì cần ưu tiên phát triển kinh tế. Đồng thời, cần giám sát chặt chẽ tình trạng đầu cơ ngoại tệ của cả cá nhân và doanh nghiệp.
  • NHNN, Bộ Tài chính và các ban ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ với nhau để xử lý dứt khoát những vấn đề tồn đọng trong hệ thống tài chính càng sớm càng tốt. Đặc biệt, nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp cần phải xử lý ngay để tạo điều kiện phát triển hệ thống tài chính những năm tới.
  • Thực hiện các gói hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ tiêu dùng cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng sau đại dịch, những gói hỗ trợ này sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua thời gian khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất. Đây chính là tiền đề quan trọng để phục hồi và ổn định nền kinh tế.

Như vậy, chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quan trọng nhất của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế quốc gia. Đặc biệt trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá ổn định giá cả và thị trường trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái như hiện nay.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về khái niệm, phân loại, công cụ và vai trò của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế. VNSC hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ về chính sách này, nắm bắt được cơ hội đầu tư trong tương lai.

Cùng chủ đề

Khác biệt giữa sàn HOSE và Upcom

Khác biệt giữa sàn HOSE và Upcom Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, trong đó sàn HOSE (Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM) và Upcom …

Author icon Người Viết Calendar icon 05-10-2024 12:13:23
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng lãi suất và ảnh hưởng của nó đến thị trường chứng khoán toàn cầu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng lãi suất và ảnh hưởng của nó đến thị trường chứng khoán toàn cầu Các quyết định chính sách tiền tệ của …

Author icon Người Viết Calendar icon 03-10-2024 11:02:32
Phố Wall là gì và tác động của nó đến thị trường Việt Nam như thế nào?

Phố Wall là gì và tác động của nó đến thị trường Việt Nam như thế nào? Phố Wall (Wall Street) là một trong những khái niệm kinh tế tài …

Author icon Người Viết Calendar icon 03-10-2024 10:45:51

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay