09 Công thức định giá cổ phiếu hiệu quả nhất hiện nay

Để có lợi nhuận từ việc đầu tư, nhà đầu tư không thể bỏ qua việc định giá cổ phiếu. Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình đầu tư. Nếu định giá sai, có thể gây ảnh hưởng đến quyết định mua hoặc bán của bạn trong tương lai, dẫn đến kết quả không tốt. Vậy chúng ta cần biết những điều gì khi định giá cổ phiếu? Các công thức định giá cổ phiếu thế nào? Hãy cùng chứng khoán Vina tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!

Tìm hiểu về khái niệm giá cổ phiếu

Mệnh giá cổ phiếu là gì?

Mệnh giá cổ phiếu là mệnh giá được công ty xác định cho mỗi cổ phiếu và giá trị được ghi trên giấy của cổ phiếu đó. ​​Trong thực tế, giá trị kinh tế của mệnh giá cổ phiếu rất thấp và chỉ được sử dụng như giá trị danh nghĩa trong việc trao đổi.

Thông thường, mệnh giá cổ phiếu sẽ là 10.000 đồng. Tuy nhiên, giá trị giao dịch thực tế trên thị trường có thể cao hơn hoặc thấp hơn con số này. 

Thị giá cổ phiếu là gì?

Thị giá cổ phiếu (Stock Price) là giá trị mà một người muốn mua phải trả để sở hữu một cổ phiếu tại thời điểm giao dịch cụ thể. Sở dĩ có điều này là bởi các cổ phiếu được mua đi bán lại trên thị trường, nên giá trị của chúng cũng thay đổi theo từng thời kỳ và sự phát triển của công ty. 

Ví dụ: Cổ phiếu FPT đóng cửa ở mức 80.100 đồng/cổ phiếu vào ngày 5/2/2023. Vậy ta có thị giá cổ phiếu FPT đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/2/2023 là 80.100 đồng.

thi-gia-co-phieu

Thư giá cổ phiếu là gì?

Thư giá cổ phiếu là giá trị của cổ phiếu được ghi trong sổ kế toán. Nó thường được sử dụng bởi nhà đầu tư để đánh giá tình trạng vốn của công ty. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều nhà đầu tư chưa biết đến khái niệm này bởi trong việc mua bán, giao dịch, thư giá cổ phiếu thường không được quan tâm nhiều.

Giá trị nội tại của cổ phiếu là gì?

Thuật ngữ “giá trị nội tại” được sử dụng để ước lượng giá trị thực và lợi nhuận của một doanh nghiệp trong quá trình phân tích cơ bản. Trong thị trường chứng khoán, “giá trị nội tại” có thể được hiểu là giá trị thực tế của một loại cổ phiếu. 

Giá trị nội tại không có hình thức cụ thể như giá bán hay giá trị thị trường. Nó tồn tại một cách tổng quát, không ai có thể quy định, bao gồm cả người sở hữu. Giá trị nội tại cũng có thể thể hiện tiềm năng của doanh nghiệp và có thể thay đổi theo thời gian. 

Ý nghĩa của việc định giá cổ phiếu

Định giá cổ phiếu giúp xác định giá trị thực sự của chúng bằng cách sử dụng các công thức, phương pháp kỹ thuật. Để định giá cổ phiếu, nhà đầu tư cần có kiến thức, kỹ năng và cả kinh nghiệm. 

Qua việc định giá, nhà đầu tư có thể quyết định xem có nên mua cổ phiếu đó hay không. Nếu giá cổ phiếu rẻ hơn so với giá trị thực, nhà đầu tư có thể mua; còn nếu giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực, họ có thể bán. Đó là nguyên lý cơ bản trong việc tăng lợi nhuận khi đầu tư cổ phiếu, mọi nhà đầu tư cần hiểu rõ vấn đề này.

yeu-to-anh-huong-den-gia-co-phieu

Nếu nhà đầu tư không thể bán cổ phiếu với giá cao hơn hoặc bằng giá trị thực, trong nhiều trường hợp, tình huống này sẽ được gọi là “không thể thanh khoản”.

05 Yếu tố tác động đến giá cổ phiếu

Giá cổ phiếu liên tục thay đổi, biến động hàng ngày. Vì thế, để việc định giá hiệu quả, bạn cần lưu ý các yếu tố có thể tác động đến giá cổ phiếu:

  • Sự phát triển của nền kinh tế: Sự phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới là một trong những yếu tố quyết định giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu thường tương quan với sự phát triển kinh tế, đồng nghĩa rằng giá cổ phiếu sẽ tăng khi kinh tế phát triển và giảm khi kinh tế chậm phát triển.
    • Tình hình chính trị: Yếu tố này sẽ có phần ảnh hưởng đến tình hình kinh tế trong nước. Từ đó gây tác động phần nào đến giá cổ phiếu trên thị trường. Chỉ khi tình hình chính trị của đất nước ổn định thì nhà đầu tư mới có đủ tự tin để tiếp tục đầu tư.
    • Dựa trên quy luật cung cầu: Đây là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán. Khi nhiều người muốn mua, cầu tăng, giá có xu hướng tăng. Tương tự với chứng khoán, nếu mã cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư quan tâm, giá cổ phiếu sẽ tăng. Mặc dù quy luật cung cầu có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, nhưng nhà đầu tư cần cẩn thận vì không phải mọi cổ phiếu đều tốt, có tiềm năng phát triển. Hãy tìm hiểu kỹ và kết hợp dựa trên các phân tích kỹ thuật khác để quyết định đúng đắn hơn.
  • Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp: Các nhà đầu tư lâu năm thường quan tâm đến kết quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nếu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên bảng báo cáo tài chính được thể hiện tốt, tốc độ tăng trưởng cao và có khả năng tăng trưởng trong tương lai thì sẽ được nhiều nhà đầu tư quan tâm đến và giao dịch nhiều hơn.
  • Tâm lý của nhà đầu tư: Thị trường chứng khoán cần sự phân tích chính xác và quản lý thông tin tốt để đảm bảo quyết định đầu tư hợp lý. Nhà đầu tư cần chọn lọc các thông tin để tránh bị thao túng và đưa ra quyết định sai lầm. Thông tin tiêu cực về một công ty có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của nhà đầu tư lẫn giá cổ phiếu. Do đó, nhà đầu tư cần xác nhận và xem xét kỹ càng trước khi đầu tư.

Những công thức định giá cổ phiếu hiệu quả bạn không thể bỏ qua

Dưới đây là toàn bộ các phương pháp định giá cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư áp dụng và đánh giá cao: 

Định giá cổ phiếu bằng cách chiết khấu dòng tiền

Giá trị của một doanh nghiệp được xác định bởi sự dòng tiền vào ra của doanh nghiệp đó. Điều này giúp nhà đầu tư xác định được giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp một cách chính xác. Ta có công thức tính giá trị thực cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền như sau:

cong-thuc-chiet-khau-dong-tien

Định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền là phương pháp cơ bản và phổ biến nhất, giúp định giá giá trị của doanh nghiệp bằng cách xem xét dòng tiền vào và ra của nó. Nếu bạn là một nhà đầu tư mới, đây là phương pháp định giá bạn cần tìm hiểu đầu tiên.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ cung cấp thông tin tổng quát và không thể hiển thị giá trị chính xác của cổ phiếu. Vì vậy những nhà đầu tư lâu năm thường không ưu tiên sử dụng phương pháp này.

Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu ví dụ sau:

Một doanh nghiệp dự đoán được trong tương lai, doanh nghiệp tạo ra dòng tiền là 200 triệu/năm, lãi suất chiết khấu là 10%. Như vậy, vào năm thứ 6, giá trị dòng tiền của cổ phiếu so với hiện tại là: 

PV = 200.000.000 / (1 + 0,1)^6 = 112.894.786

Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức

Tỷ lệ cổ tức trả bằng tiền mặt được còn gọi là “chiết khấu cổ tức” hoặc “tỷ suất cổ tức”. Ta có công thức như sau: 

chiết khấu cổ tức

Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 30% thì số tiền nhận được sẽ là 3.000 đồng và mức cổ tức 15% sẽ là 1.500 đồng.

Phương pháp tính giá cổ phiếu dựa trên chiết khấu cổ tức là một trong những phương pháp cơ bản để định giá cổ phiếu và thường được sử dụng bởi những nhà đầu tư mới, chưa có nhiều kinh nghiệm.

Định giá bằng phương pháp P/B

Phần lớn những nhà đầu tư và nhà quản lý tài sản sử dụng chỉ số P/B (Price to Book Value Ratio) để đánh giá giá trị của một cổ phiếu cụ thể so với giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Phương pháp P/B có công thức như sau:

công thức p/b

Chỉ số này thích hợp để định giá các công ty có tài sản thanh khoản cao như công ty đầu tư, tài chính và ngân hàng. Tuy nhiên, nó không phù hợp với việc định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ. Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia đầu tư, phương pháp này cũng không hiệu quả đối với các công ty có tăng trưởng nhanh.

Ví dụ: một doanh nghiệp có giá trị tài sản là 2 tỷ đồng, tổng nợ là 1,5 tỷ đồng  số nợ này được ghi trong bảng cân đối kế toán. Vậy giá trị ghi trong sổ sách của doanh nghiệp sẽ là 500 triệu đồng. Doanh nghiệp hiện đang lưu hành 20.000 cổ phiếu, giá thị trường là 100.000 đồng/cổ phiếu. 

Dựa trên thông tin trên, ta có thể dễ dàng tính toán:

Giá trị sách của mỗi cổ phiếu là = 500.000.000/20.000 = 25.000 đồng/cổ phiếu

Tỷ số P/B = 100.000/25.000 = 4

Tỷ số P/B = 4 có nghĩa là giá trị của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cao hơn giá trị sách của cổ phiếu ghi trên sổ sách 4 lần.

Định giá theo phương pháp P/E

Chỉ số P/E (Tên tiếng anh: Price to Earning Ratio) cho thấy mức độ mà nhà đầu tư sẵn sàng trả cho lợi nhuận cổ phiếu của một doanh nghiệp. 

Công thức định giá cổ phiếu phương pháp P/E như sau:

công thức p/e

Bên cạnh đó, EPS của một cổ phiếu có công thức như sau:

công thức eps

Chỉ số P/E dựa vào mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng trả để mua một đồng lợi nhuận của một công ty. Khi chỉ số P/E thấp, giá cổ phiếu đang được định giá thấp, công ty có thể đang gặp vấn đề tài chính nhưng vẫn có tiềm năng tăng lợi nhuận. 

Trái lại, chỉ số P/E cao có nghĩa công ty có triển vọng tương lai tốt, lợi nhuận ít nhưng đây có thể chỉ là tạm thời. Nhà đầu tư có thể xem điều này làm tiêu chí để quyết định mua hoặc bán cổ phiếu.

Ví dụ: công ty A có lợi nhuận ròng trong vòng 12 tháng gần nhất, tính đến ngày 30/9/2022 là 6.000đ/cp. Vào ngày 08/12/2022, giá cổ phiếu của công ty A là 140.000đ/cp. Tỷ số P/E của ngành là 21. 

 Vậy công ty A đang có P/E là:

 P/E = 140.000/6.000 = 23,34

Giá trị thực của cổ phiếu A là 6.000 x 21 = 126.000 đồng.

Nhà đầu tư sẵn sàng trả 23,34 đồng cho mỗi đồng lợi nhuận của cổ phiếu A. Chênh lệch giá thực tế của cổ phiếu A là: 140.000 – 126.000 = 14.000 đồng.

phuong-phap-PE

Định giá bằng phương pháp PEG

Chỉ số PEG được coi là công thức tối ưu hơn so với chỉ số P/E. P/E chỉ thể hiện trạng thái “tĩnh” của một doanh nghiệp, trong khi PEG lại có thể thể hiện tính động của doanh nghiệp.

công thức peg

Qua kỹ thuật tính này, chúng ta có thể nhận ra rằng, khi chỉ số PEG của một cổ phiếu bằng 1, giá cổ phiếu đã được định giá trùng với giá trị thực. 

  • PEG > 1 thể hiện giá cổ phiếu hiện tại cao hơn so với giá trị thực. 
  • PEG < 1 cho thấy giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực.

Trong khi đánh giá giá trị cổ phiếu bằng công thức PEG, có thể xảy ra trường hợp chỉ số PEG âm do chỉ số G âm. Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp chưa ổn định, đang gặp những khó khăn tạm thời. 

Do đó, khi chỉ số G âm, nhà đầu tư không nên chỉ xem chỉ số G hiện tại mà nên xem chỉ số G trong dài hạn, khoảng từ 3 đến 10 năm tương lai để đưa ra quyết định chính xác nhất.

Định giá cổ phiếu bởi phương pháp P/S

Phương pháp tính giá P/S (Price Per Share) thường được áp dụng rộng rãi khi doanh nghiệp có lợi nhuận không ổn định hoặc đang gặp khó khăn. 

Chỉ số P/S là một trong những phương pháp xác định giá cơ bản cho cổ phiếu. Đây cũng là nền tảng cho một số phương pháp định giá chuyên sâu khác. Nếu bạn là người mới trong lĩnh vực đầu tư cổ phiếu, hãy nắm bắt chỉ số này để việc định giá cổ phiếu hiệu quả hơn.

công thức p/s

Hiện nay, trên một số trang web của các sàn chứng khoán, chỉ số P/S được các công ty chứng khoán tính toán sẵn để giúp cho nhà đầu tư và được đính kèm cùng với thông tin về từng loại cổ phiếu. Bạn có thể truy cập các trang web của Fireant, Vietstock hay các trang bảng giá chứng khoán của công ty chứng khoán để theo dõi chỉ số P/S của từng công ty.

chi-so-PS

Nguồn: Fireant

Phương pháp EV/EBIT

Phương pháp này ít phổ biến trong việc định giá cổ phiếu trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giới, rất nhiều nhà đầu tư nổi tiếng đã yêu thích áp dụng.

Công thức định giá cổ phiếu EV/EBIT như sau:

 cong-thuc-EV_EBIT

Công thức này hỗ trợ nhà đầu tư định giá và so sánh giá trị cổ phiếu của các công ty trong cùng ngành hàng và cùng phân khúc. Chỉ số EV/EBIT thường được xem là tốt khi < 10. Tuy nhiên, cần xem xét các yếu tố nhiễu khác để định giá và so sánh chính xác. Ví dụ: một loại cổ phiếu có chỉ số EV/EBIT thấp có thể do yếu tố nhiễu, nhưng vẫn được đánh giá cao về tiềm năng đầu tư trong nhiều trường hợp.

Phương pháp Benjamin Graham

Đây là phương pháp không quá phổ biến, được ít người biết và sử dụng. Tuy nhiên, những nhà đầu tư chuyên nghiệp cho rằng đây là một phương pháp định giá chính xác mà mỗi nhà đầu tư nên biết. Phương pháp Benjamin có công thức tính giá cổ phiếu như sau:

cong-thuc-benjamin-graham

Khi sử dụng công thức định giá cổ phiếu này, các nhà đầu tư cần lưu ý, “tính giá trị thực tế của cổ phiếu là một số chính xác là một sai lầm”. Thay vào đó, bạn nên tính trong một khoảng giá trị để đảm bảo sự chính xác. 

Định giá cổ phiếu kết hợp cổ tức và phương pháp tăng trưởng

Đây là công thức được áp dụng bởi hai nhà đầu tư cổ phiếu nổi tiếng và thành công trong lĩnh vực đầu tư – Peter Lynch và John Neff.

cong-thuc-ket-hop-co-tuc-va-phuong-phap-tang-truong

Khi sử dụng công thức này bạn có thể xác định giá trị của một mã cổ phiếu bất kỳ. Đồng thời, nhận ra nền tảng rủi ro hoặc lợi nhuận nếu giữ mã cổ phiếu đó trong một khoảng thời gian.

Để áp dụng phương pháp này hiệu quả, bạn cần có sự hiểu biết cơ bản về định giá cổ phiếu bằng các công thức đã được giới thiệu ở trên. Do đó, nếu bạn là nhà đầu tư F0, hãy tìm hiểu các phương pháp trên, trước khi sử dụng công thức này.

Tổng kết lại, sẽ không có một công thức chung và chính xác để định giá tất cả cổ phiếu trên thị trường. Bởi giá cổ phiếu biến đổi linh hoạt tùy theo tình hình thị trường. Bạn nên tìm hiểu nhiều công thức định giá cổ phiếu để áp dụng linh hoạt tùy từng trường hợp. Đừng quên sử dụng File excel định giá cổ phiếu để giúp việc theo dõi, thống kê chính xác và hiệu quả hơn nhé.

themes Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm themes

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngay 
Safe-256
themes Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm themes

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay

Danh sách chứng khoán được giao dịch ký quỹ tại VNSC (Cập nhật tháng 04.2024) Tải về danh mục tại đây

themes VNSC By Finhay themes 02-04-2024 10:15:06

HayBond – Đầu tư an toàn, lợi nhuận hấp dẫn

Chính sách và mô tả sản phẩm dưới đây chỉ đúng ở thời điểm tháng 04/2024. Để nắm được thông tin cập nhật chính xác nhất về sản phẩm, vui …

themes VNSC By Finhay themes 01-04-2024 11:00:02

[Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay

18/03/2024 Kính gửi Quý khách hàng, Hiện nay, chúng tôi đã ghi nhận một số trường hợp lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản qua hình thức chuyển khoản vào …

themes VNSC By Finhay themes 18-03-2024 11:24:37

CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN

Ngày 07/3 vừa qua, tại Thủ đô Seoul, Hàn Quốc, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với …

themes Nguyễn Hương Giang themes 11-03-2024 2:28:13

[Cảnh báo] Thận trọng với những trang web giả mạo Finhay và VNSC by Finhay

Nội DungTìm hiểu về khái niệm giá cổ phiếuMệnh giá cổ phiếu là gì?Thị giá cổ phiếu là gì?Thư giá cổ phiếu là gì?Giá trị nội tại của cổ phiếu …

themes VNSC By Finhay themes 30-01-2024 5:19:56

Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay

Từ ngày 07/12/2023, sản phẩm Hoàn tiền mua sắm chính thức được ra mắt trên ứng dụng VNSC by Finhay. Nội DungTìm hiểu về khái niệm giá cổ phiếuMệnh giá …

themes VNSC By Finhay themes 07-12-2023 10:52:24

Bản tin chứng khoán ngày 03/05: Thị trường phân hoá, khối ngoại mua ròng

Hôm nay, thị trường diễn biến khá ảm đạm với thanh khoản thấp. Dòng tiền cũng chỉ tập trung ở một vài cổ phiếu và nhóm ngành, thiếu sự lan …

themes VNSC By Finhay themes 03-05-2024 4:03:24

Chứng quyền là gì? Có nên đầu tư vào chứng quyền hay không?

Trên thị trường tài chính, ngoài cổ phiếu, còn rất nhiều sản phẩm khác nhà đầu tư có thể cân nhắc. Chứng quyền là một trong số đó với cơ …

themes VNSC By Finhay themes 03-05-2024 10:08:45

Dự báo lợi nhuận tăng mạnh năm 2024 – Có nên đầu tư cổ phiếu phân bón không?

Lợi nhuận ngành phân bón được dự báo tăng mạnh trong năm 2024 nhờ phục hồi kinh tế và một số dấu hiệu đẩy mạnh xuất khẩu từ đầu năm. …

themes VNSC By Finhay themes 03-05-2024 9:49:13

Tập đoàn Hòa Phát sắp phát hành thêm gần 600 triệu cổ phiếu

Với đợt phát hành cổ phiếu sắp tới, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE – Mã HPG) sẽ nắm chắc vị trí số 2 về công ty …

themes VNSC By Finhay themes 02-05-2024 4:57:40

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngay 
Safe-256

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

templates Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay