Dư mua dư bán là gì? Ý nghĩa của dư mua, dư bán trong đầu tư chứng khoán
Thị trường chứng khoán với nhiều biến động, xu hướng giao dịch cũng khó đoán định. Tuy nhiên, dựa trên những dữ liệu, nhà đầu tư có thể phân tích, nhận định xu hướng có thể diễn ra tiếp theo. Dư mua dư bán là một kiểu dữ liệu như vậy. Thuật ngữ dư mua dư bán là gì? Nhà đầu tư có thể dựa trên dấu hiệu dư mua – dư bán để phân tích thị trường như thế nào?
Dư mua dư bán là gì? Ví dụ minh hoạ
Thuật ngữ dư mua – dư bán xuất hiện phổ biến trong giao dịch chứng khoán. Nhà đầu tư hãy cùng làm rõ dư mua là gì? Dư bán là gì? Và ví dụ minh họa làm rõ 2 xu hướng này trên thị trường chứng khoán nhé!
Dư mua là trường hợp số lượng lệnh giao dịch mua được đặt nhưng chưa có lệnh bán tương ứng, dẫn đến thừa lệnh mua. Cụ thể, trên bảng giá chứng khoán trường hợp dư mua được hiểu như sau:
- Cột giá 1 và khối lượng 1 mang ý nghĩa như sau: Giá đặt mua ở cột 1 là giá đặt lệnh mua cao nhất ứng với khối lượng tương đương.
- Giá cột 2 và khối lượng giao dịch 2: Giá đặt mua cao thứ 2, tương ứng với khối lượng tương đương.
- Giá cột 3 và khối lượng 3 có nghĩa: Giá đặt mua cao thứ 3 và khối lượng tương đương của mức giá đó.
Ngoài 3 mức giá nêu trên, sẽ có những mức giá mua thấp hơn, nhưng chưa tìm được người bán tương ứng, dẫn đến tình trạng dư mua, được thể hiện ở cột dư mua trên bảng giá.
Dư bán là trường hợp số lệnh giao dịch bán được đặt nhưng chưa có lệnh mua tương ứng, dẫn đến khối lượng bán thừa, tương tự với dư mua.
Ví dụ minh họa về dư mua – dư bán dễ hiểu nhất:
Ví dụ với mã cổ phiếu ACD: Bên mua chỉ muốn mua cổ phiếu với 2 mức giá cao nhất là 7.500 đồng/ cổ phiếu và 7.300 đồng/ cổ phiếu. Tuy nhiên, bên bán là muốn bán với mức 8.000 đồng/ cổ phiếu. Lúc này, 2 bên mua và bán không phù hợp, sẽ xuất hiện số lượng dư mua và dư bán ở 2 cột dư mua và dư bán tương đương 1.000 và 31.000, tương ứng với số lệnh mua và bán chưa được khớp lệnh trên thị trường.
Ý nghĩa của hiện tượng dư mua – dư bán là gì?
Tình trạng dư mua và dư bán có ý nghĩa nhất định trên thị trường chứng khoán, sẽ là dấu hiệu có ích cho nhà đầu tư phân tích và giao dịch.
- Cụ thể dư mua thể hiện nhu cầu mua nhiều hơn nhưng nguồn cung thấp, có thể giá cổ phiếu trên thị trường đang bị định giá thấp, có tiềm năng phát triển về giá trong tương lai, nhà đầu tư mua vào sẽ có cơ hội gia tăng lợi nhuận.
- Dư bán trên thị trường thể hiện nhu cầu bán nhiều hơn mua, có thể giá cổ phiếu đang bị thị trường định giá cao hơn giá trị thực, có nguy cơ sụt giá trong tương lai, nhà đầu tư cần cẩn trọng giao dịch.
- Hiện tượng dư mua nhiều hơn dư bán cho thấy nguồn cung đang thấp hơn so với nhu cầu hiện tại của thị trường, giá có thể tăng.
- Hiện tượng dư bán nhiều hơn dư mua cho thấy nguồn cung đang cao hơn so với nhu cầu hiện tại, giá có thể giảm.
Tuy nhiên, khi một mã chứng khoán có nguồn cung mất cân đối quá lớn trên thị trường, thì nhà đầu tư cần cẩn trọng xem xét, đánh giá. Bởi, có thể đây là mã chứng khoán bị đầu cơ, dẫn dắt, tiềm ẩn nhiều rủi ro khi giao dịch.
Cách giao dịch trên thị trường khi dư mua nhiều hơn dư bán và ngược lại
Dựa trên dấu hiệu dư mua và dư bán, nhà đầu tư có thể đưa ra các chiến dịch giao dịch phù hợp. Vậy nên làm gì khi dư mua nhiều hơn dư bán? Cụ thể một số cách giao dịch trên thị trường khi dư mua nhiều hơn dư bán sẽ như sau:
- Khi dư mua nhiều hơn rất nhiều so với dư bán cho thấy nhu cầu của thị trường về mã chứng khoán đó đang cao. Nhà đầu tư có thể xem xét mua vào để chờ cơ hội mã chứng khoán đó tăng giá, thu lợi nhuận. Ngược lại nếu dư bán nhiều hơn dư mua thì không nên mua hoặc nên bán ra để giảm thiểu rủi ro giảm giá của mã chứng khoán.
- Tuy nhiên, ngoài dấu hiệu dư mua và dư bán, nhà đầu tư cần đánh giá kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó trước khi quyết định giao dịch. Việc kết hợp các thông tin tài chính, phân tích kỹ thuật khác sẽ giúp bạn loại bỏ các rủi ro từ đầu cơ, rủi ro thị trường.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng, thực tế, dư mua dư bán chỉ thực sự có nghĩa ý nếu có sự chênh lệch quá lớn giữa hai bên.
Trên đây là nhận định làm rõ dư mua dư bán là gì. Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho nhà đầu tư mới đang tìm hiểu về các thuật ngữ chứng khoán cũng như dấu hiệu dư mua – dư bán trên thị trường. Nhà đầu tư cần cẩn trọng trong phân tích các dấu hiệu, kết hợp các yếu tố tài chính, đánh giá chung so với ngành hoặc so sánh với các mã chứng khoán khác để đưa ra quyết định giao dịch tối ưu nhất.
Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.
VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây
Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006
- Website: https://vnsc.vn
- Hỗ trợ trực tiếp: m.me/finhayvn
- Group Cộng đồng Finhay: https://www.facebook.com/groups/finhay/
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
- Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay
- HayBond – Đầu tư an tâm, lợi nhuận hấp dẫn
- [Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay
- CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN
- Thận trọng Finhay và VNSC by Finhay bị giả mạo [Cảnh báo]
- Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay
- Nhóm hàng nào triển vọng bứt phá cuối năm trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu giảm?
- Bản tin chứng khoán ngày 09/10: VN-Index tăng trở lại, ACB vụt sáng
- Volume trong chứng khoán là gì? Cách sử dụng volume hiệu quả trong đầu tư
- Dự báo lợi nhuận ngành dầu khí quý 3: Phân hóa sâu sắc trong đó PVS dẫn đầu tăng 112%, BSR giảm mạnh 55%
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu