Khẩu vị rủi ro là gì? Cách xác định khẩu vị rủi ro chính xác nhất
Trong đầu tư, việc xác định khẩu vị rủi ro là vô cùng quan trọng. Nó giúp bạn xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp với khả năng và kinh nghiệm, nhờ đó nâng cao hiệu quả, hạn chế rủi ro. Vậy khẩu vị rủi ro là gì? Cách xác định như thế nào? Hãy cùng Chứng khoán VINA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Khẩu vị rủi ro là gì?
Khẩu vị rủi ro là mức độ và khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư. Giống như khẩu vị ẩm thực, khẩu vị rủi ro giúp bạn lựa chọn đúng “món” đầu tư nào phù hợp với mình, mang tới trải nghiệm đầu tư tốt với hiệu quả cao. Mỗi người có khẩu vị rủi ro riêng, phù hợp với khả năng, điều kiện tài chính và kinh nghiệm đầu tư của mình.
Có những người ưa mạo hiểm, sẵn sàng chịu rủi ro để đổi lại cơ hội thu lợi nhuận cao. Nhưng cũng có những người thích sự an toàn, ổn định, họ đầu tư vào những kênh an toàn và chấp nhận hưởng mức sinh lời thấp hơn. Đây là ví dụ về 2 kiểu nhà đầu tư với 2 khẩu vị rủi ro khác nhau:
- Risk-seeking: Là thuật ngữ chỉ những nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn, chịu được những biến động lớn của thị trường để đạt được mức lợi nhuận cao.
- Risk-averse: Là thuật ngữ chỉ những nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp, họ lựa chọn đầu tư vào những tài sản ít rủi ro, mức lợi nhuận thấp, đổi lại sự an toàn, ổn định và khả năng bảo toàn vốn cao.
Trong đầu tư, rủi ro gặp phải chính là thua lỗ. Thực tế, nhà đầu tư muốn tham gia những dự án có lợi nhuận cao thì phải chấp nhận đối mặt với rủi ro lớn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Nếu bạn cứ nhắm mắt đầu tư vào một dự án mà không tìm hiểu kỹ từ trước, việc rủi ro là chắc chắn xảy ra.
Tại sao cần xác định khẩu vị rủi ro?
Nếu bạn không ăn được cay nhưng lại tham gia bữa tiệc toàn đồ cay, bạn sẽ chẳng ăn được gì trong bữa tiệc này cả. Để tránh điều này, bạn nên tìm hiểu khẩu vị ẩm thực của mình để lựa chọn bữa tiệc phù hợp. Việc xác định khẩu vị rủi ro cũng vậy, nó giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp để mang tới trải nghiệm và hiệu quả đầu tư tốt nhất.
Đồng thời, xác định khẩu vị rủi ro cũng giúp bạn lựa chọn và đưa ra quyết định dễ dàng và nhanh chóng hơn, nắm bắt tốt cơ hội đầu tư. Giả sử đối diện với cơ hội đầu tư mới, bạn dễ dàng xác định đây có phải là khoản đầu tư phù hợp với mình không và nhanh chóng đưa ra quyết định.
Các cấp độ rủi ro trong đầu tư
Để xác định khẩu vị rủi ro của mỗi người, trong đầu tư tài chính phân chia thành 5 cấp độ như sau:
Cấp độ 1: Không thích rủi ro
Nhà đầu tư thuộc nhóm này cực kỳ không thích rủi ro. Họ hầu như không đầu tư vào những kênh rủi ro lớn mà chọn những kênh có tính an toàn cao, có thể mang tới nguồn lợi nhuận ổn định như tiết kiệm, trái phiếu chính phủ, mua vàng…
Phần lớn nhà đầu tư trên thị trường thuộc nhóm này. Những người thuộc nhóm này thường không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm đầu tư, không quan tâm tới cổ phiếu, tiền điện tử… mà chỉ muốn có một khoản đầu tư bảo toàn vốn, chấp nhận lợi nhuận nhỏ.
Cấp độ 2: Rủi ro ở mức tối thiểu
Nhà đầu tư thuộc cấp độ 2 ưu tiên lựa chọn dự án và chiến lược đầu tư rủi ro thấp. Nghĩa là, họ vẫn sẽ chấp nhận mức độ rủi ro thấp nếu kế hoạch đầu tư không đúng như kỳ vọng. Họ không kỳ vọng lợi nhuận quá cao, chỉ cần bảo toàn vốn và tài sản an toàn. Đây thường là những nhà đầu tư mới, ít kinh nghiệm.
Cấp độ 3: Thận trọng
Những nhà đầu tư thuộc nhóm thận trọng chấp nhận rủi ro ở mức trung bình. Họ không yêu cầu mức sinh lời cao trong ngắn hạn, nhưng họ mong muốn mức sinh lời cao hơn lãi suất ngân hàng trong dài hạn.
Vì vậy, họ thường đầu tư vào những loại cổ phiếu của công ty uy tín, có lịch sử phát triển bền vững trên thị trường hoặc các ngành hàng mang tính chất phòng thủ.
Cấp độ 4: Thử thách
Đây là những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro khá cao và kỳ vọng mức lợi nhuận cao, thường trên 20%. Họ thường là những người có kiến thức và kinh nghiệm trong đầu tư tài chính.
Trước mỗi cơ hội đầu tư, họ sẽ nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng để lựa chọn được phương án tốt nhất. Họ sẽ ưu tiên chiến lược an toàn và rủi ro thấp chứ không thuộc đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, họ cũng không ngại tham gia những cơ hội đầu tư tiềm năng với rủi ro tương đối cao.
Cấp độ 5: Mạo hiểm
Đây là nhóm chấp nhận mức độ rủi ro cao nhất. Họ là những người chịu được biến động thị trường, chấp nhận rủi ro cao, thậm chí có thể thu lỗ hết vốn nếu kế hoạch không thành công. Cùng với đó, họ thường yêu cầu mức sinh lời cao gấp 2 – 3 lần, thậm chí gấp 10 – 20 lần số vốn bỏ ra. Kênh đầu tư yêu thích của những nhà đầu tư này là cổ phiếu, tiền điện tử…
Các yếu tố ảnh hưởng tới khẩu vị rủi ro
Khẩu vị rủi ro không cố định, nó sẽ thay đổi theo thời gian để phù hợp với trình độ và trải nghiệm của nhà đầu tư. Dưới đây là 4 yếu tố tác động khiến khẩu vị rủi ro thay đổi:
- Lý lịch nhà đầu tư: Đây là yếu tố xác định khẩu vị rủi ro ban đầu của mỗi người. Ví dụ, một người chưa có kiến thức về tài chính với một người đã được đào tạo về tài chính sẽ có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau.
- Thời gian đầu tư: Thời gian ở đây bao gồm thời gian tham gia đầu tư của một người và thời hạn của khoản đầu tư. Nhà đầu tư tham gia thị trường lâu dài, tích lũy nhiều kinh nghiệm thì mức độ chấp nhận rủi ro sẽ tăng lên. Và khoản đầu tư ngắn hạn thường sẽ có tỷ lệ rủi ro cao hơn dài hạn.
- Mục đích đầu tư: Mục đích quyết định phần lớn tới khẩu vị rủi ro. Nếu bạn chỉ mong muốn có khoản đầu tư an toàn, thu nhập ổn định trong dài hạn, không yêu cầu lãi suất cao thì mức độ chấp nhận rủi ro thấp. Còn nếu bạn muốn đầu tư ngắn hạn với mong muốn thu lợi nhuận cao thì phải chấp nhận rủi ro cao.
- Sở thích cá nhân: Đây là yếu tố chủ quan, không liên quan nhiều tới kinh nghiệm đầu tư. Người thích sự an toàn, ổn định sẽ có khẩu vị rủi ro thấp, ngược lại người ưa mạo hiểm sẽ chấp nhận rủi ro cao hơn.
Cách xác định khẩu vị rủi ro
Bạn có thể xác định khẩu vị rủi ro nhanh chóng với 3 bước sau:
Bước 1 – Xác định rủi ro: Bạn cần liệt kê tất cả những rủi ro có thể xảy ra trong lĩnh vực đầu tư bạn dự định hoặc đang tham gia.
Bước 2 – Phân tích rủi ro và trả lời câu hỏi: Sau khi liệt kê tất cả rủi ro có thể xảy ra, bạn hãy tiến hành xác định khả năng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến kết quả đầu tư của bạn. Để xác định được điều này, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
- Tình trạng hôn nhân của bạn: Người đã lập gia đình, có nhiều mối lo và trách nhiệm hơn nên khả năng chấp nhận rủi ro có thể thấp hơn.
- Tính cách của bạn: Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi bị thua lỗ? Không sao cả, hơi tiếc một chút thôi hay cảm thấy nôn nao, khó chịu, mất ăn mất ngủ? Câu trả lời sẽ cho biết mức độ chịu rủi ro của bạn.
- Kiến thức và kinh nghiệm đầu tư của bạn: Kiến thức và kinh nghiệm càng nhiều thì khả năng chịu và chấp nhận rủi ro cao hơn.
- Lợi nhuận mong muốn: Bạn muốn mức lợi nhuận cao thì bạn buộc phải chấp nhận mức rủi ro tương ứng.
Bước 3 – Nhận định về khả năng chấp nhận rủi ro: Sau 2 bước trên, bạn sẽ biết mình có khả năng chịu rủi ro hay không, mức độ rủi ro là bao nhiêu. Từ đó, bạn có thể xác định khẩu vị rủi ro của mình.
Chiến lược đầu tư cho từng mức độ rủi ro
Sau khi xác định được khẩu vị rủi ro thì áp dụng vào việc lựa chọn danh mục đầu tư như thế nào? Bạn có thể tham khảo 3 mức độ như sau:
Người chấp nhận rủi ro thấp
Những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro thấp thường ưa chuộng những kênh đầu tư an toàn, đảm bảo thu hồi vốn, ít bị biến động bởi thị trường và chấp nhận mức lợi nhuận không cao. Một số kênh có thể lựa chọn là:
- Gửi tiết kiệm ngân hàng: Lãi suất hiện nay có thể lên tới 9%/năm.
- Trái phiếu Chính phủ: Đây là kênh đầu tư an toàn, có thể mang lại lợi nhuận 8%/năm.
- Qũy mở trái phiếu: Kênh đầu tư này mang tới nguồn thu nhập ổn định với lãi suất 8%/năm.
Người chấp nhận rủi ro trung bình
Với mức chấp nhận rủi ro này, nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn. Họ sẵn sàng bỏ nhiều tiền vào một lĩnh vực đầu tư mà họ am hiểu, mong muốn lợi nhuận cao. Họ chấp nhận rủi ro thua lỗ, với tâm lý “còn thở còn gỡ” họ không quá buồn rầu về việc này. Một số kênh đầu tư phù hợp với những nhà đầu tư này như:
- Trái phiếu doanh nghiệp: Đây là kênh đầu tư khá an toàn, mang lại mức sinh lời cao hơn lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải biết cách lựa chọn trái phiếu phù hợp. Tuy là một khoản nợ nhưng nếu doanh nghiệp thua lỗ, việc đòi lại tiền vô cùng khó khăn và mất nhiều thời gian.
- Quỹ mở cổ phiếu: Đây là kênh đầu tư được nhiều người quan tâm, lợi nhuận kỳ vọng lên tới 20%/năm. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải biết cách lựa chọn quỹ phù hợp để tránh rủi ro thua lỗ.
- Cổ phiếu: Lợi nhuận của việc đầu tư cổ phiếu thì đa dạng, tùy vào loại cổ phiếu bạn chọn. Đây là kênh đầu tư có rủi ro cao, yêu cầu nhà đầu tư phải có kiến thức về cổ phiếu, am hiểu thị trường để phân tích, lựa chọn loại cổ phiếu và thời gian giao dịch phù hợp.
- Bất động sản: Đầu tư vào lĩnh vực này mang lại lãi suất lên tới 15%. Tuy nhiên, để thu được mức lợi nhuận này, nhà đầu tư cần nhạy bén với thị trường và có nhiều mối quan hệ để thu thập thông tin đáng tin cậy. Đồng thời, nhà đầu tư cần kiên nhẫn vì bất động sản là kênh đầu tư dài hạn.
Người chấp nhận rủi ro cao
Người thuộc nhóm này mong muốn mức sinh lời cao, sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn. Họ có nền tảng và kinh nghiệm đầu tư vững chắc và tự tin với quyết định của mình. Một số kênh đầu tư được yêu thích là:
- Qũy mở cổ phiếu
- Qũy mở cổ phiếu ETF
- Cổ phiếu
- Ngoại hối
- Tiền điện tử: Đây là kênh đầu tư mang lại lợi nhuận khổng lồ đi kèm với rủi ro cao. Cơn sốt bitcoin bùng nổ vào năm 2017 khi mà 1 bitcoin có giá hơn 2000 USD. Hiện nay, cơn sốt này đã hạ nhiệt, có phần suy giảm nhưng vẫn là kênh đầu tư mạo hiểm được nhiều nhà đầu tư yêu thích.
Như vậy, việc xác định khẩu vị rủi ro là điều vô cùng quan trọng đối với mọi nhà đầu tư. Chứng khoán VINA hy vọng qua bài viết này, bạn có thể tự xác định khẩu vị rủi ro của mình, từ đó đưa ra lựa chọn đầu tư hiệu quả trong tương lai.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
- Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay
- HayBond – Đầu tư an tâm, lợi nhuận hấp dẫn
- [Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay
- CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN
- Thận trọng Finhay và VNSC by Finhay bị giả mạo [Cảnh báo]
- Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay
- VNSC CBTT Nghị quyết HĐQT thông qua giao dịch giữa VNSC và CTCP Finhay Việt Nam
- Viettel Construction – CTR trả cổ tức 27,2% bằng tiền, thị giá tăng 42%
- Bản tin chứng khoán ngày 18/09: Thanh khoản cải thiện, VN-Index hồi phục
- Phân tích cổ phiếu IDI – Cuối năm 2024 có nên đầu tư không?
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu