Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Đầu Tư

M&A là gì? Lợi ích của M&A và những thương vụ M&A nổi tiếng ở Việt Nam

View count icon 2529
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

M&A là một thuật ngữ quan trọng mà khi tìm hiểu về doanh nghiệp và thị trường chung bạn cần biết. Vậy M&A là gì ? Những lợi ích của M&A tác động như thế nào đến thị trường Việt Nam? Bài viết sau sẽ tổng hợp đầy đủ các thông tin về M&A để  bạn tham khảo và liệt kê những thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp nổi tiếng tại Việt Nam.

M&A là gì?

M&A là từ được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh – từ Mergers (Sáp nhập) và từ Acquisitions (Mua lại). Chính vì từ ghép này, khái niệm M&A được hiểu là hoạt động giành quyền kiểm soát của doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc tiến hành mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp khác nhằm sở hữu một phần hoặc sở hữu toàn bộ doanh nghiệp đó. Như vậy, M&A nghĩa là gì được hiểu theo khái niệm của cụm từ này.

M_A-nghia-la-gi

Tuy rằng, M&A được sử dụng ghép chung thành một từ nhưng đây bao gồm 2 hoạt động có sự khác biệt rõ ràng như sau:

  • M – Mergers (Sáp nhập): Đây là quá trình liên kết giữa các doanh nghiệp có quy mô tương đồng, mục tiêu chính là để trở thành 1 doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và duy nhất. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ nắm quyền quyết định về phân phối tài sản, các quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập.
  • A – Acquisitions (Mua lại): Đây là hình thức khi doanh nghiệp lớn hơn mua lại doanh nghiệp quy mô nhỏ và yếu hơn. Đồng thời doanh nghiệp mua nắm toàn bộ quyền kiểm soát doanh nghiệp bị mua lại nhưng vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân như cũ.

Hầu hết các thương vụ M&A đều nhằm mục đích chính là sự tham gia, quyền ra quyết định các vấn đề quan trọng của bên công ty bị sáp nhập hoặc mua lại chứ không chỉ riêng sở hữu cổ phần. Thương vụ M&A là gì cũng đều đem lại rất nhiều lợi ích hấp dẫn cho doanh nghiệp, mở rộng được thị phần và phát triển tốt hơn.

Các lợi ích của M&A với thị trường

loi-ich-cua-M_A

M&A được đánh giá sẽ tạo ra những giá trị tích cực cho doanh nghiệp (giá trị cộng hưởng) do cắt giảm được chi phí, mở rộng thị phần lớn hơn, tăng trưởng nhanh doanh thu và tạo nên nhiều cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng mà doanh nghiệp nhận được từ thương vụ sẽ giúp hoạt động kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp sau M&A nâng cao hơn. Những lợi ích cụ thể như:

Mở rộng quy mô doanh nghiệp

M&A tạo điều kiện thúc đẩy giúp doanh nghiệp có thể xâm nhập vào thị trường mới, tăng thêm dây chuyền sản xuất và mở rộng thêm quy mô phân phối, mở thêm chi nhánh, dự án… Quy mô của doanh nghiệp được từng bước mở rộng, kênh phân phối hàng hóa được đẩy mạnh sẽ giúp doanh nghiệp tăng thêm thị phần.

Giảm bớt chi phí cho nhân lực

Trong thực tế, khi có 2 hoặc nhiều bên sáp nhập thì nhu cầu việc làm sẽ giảm, các vị trí không còn quan trọng được cắt bớt. Vì vậy, sau khi thực hiện M&A cũng là dịp để các doanh nghiệp sàng lọc và loại bỏ những vị trí làm việc kém hiệu quả. Thay thế vào đó, doanh nghiệp nhiều cơ hội tiếp nhận nguồn lao động chất lượng với kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm hơn.

Nâng cao nguồn lực tài chính

Một trong những lợi ích nổi bật của M&A đó là nguồn lực về tài chính doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Sau M&A doanh nghiệp tăng thêm nguồn vốn hoạt động, khả năng tiếp cận các nguồn vốn lớn hơn, rủi ro chia sẻ đồng nghĩa giảm tỷ lệ rủi ro gặp phải và tăng cường sự minh bạch tài chính.

Cải thiện công nghệ và kỹ thuật

Thông qua việc tiến hành M&A, các doanh nghiệp có thể chuyển giao và vận dụng công nghệ hoặc kỹ thuật của nhau để học hỏi và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, nguồn vốn tăng cường cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trang bị thêm công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh.

Các hình thức M&A hiện nay

hinh-thuc-cua-M_A

Hiện nay có 3 hình thức  M&A thường gặp, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng, phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp và tập đoàn khi thực hiện mà chọn kiểu thích hợp. Những hình thức đó bao gồm:

M&A theo kiểu ngang hàng (Horizontal M&A)

Đây là hình thức M&A khi thực hiện sự sáp nhập hoặc thâu tóm lẫn nhau giữa các doanh nghiệp có chung loại sản phẩm hoặc tương đồng dịch vụ. Mục tiêu chính là nhằm tăng cường sức mạnh để cạnh tranh tốt hơn cũng như chiếm nhiều thị phần hơn của doanh nghiệp.

Ví dụ, Facebook và Instagram là đối thủ cạnh tranh, cùng cung cấp sản phẩm là ứng dụng mạng xã hội. Vào năm 2012, Facebook đã mua lại Instagram. Thương vụ này giúp Facebook thâu tóm nhiều thị phần hơn, đồng thời tiếp cận được nhóm khách hàng trẻ của Instagram.

M&A theo chiều dọc của chuỗi cung ứng (Vertical M&A)

Hình thức M&A này thường được áp dụng khi muốn sáp nhập giữa các doanh nghiệp có cùng một chuỗi giá trị sản xuất, chuỗi cung ứng nhưng có điểm khác biệt trong giai đoạn sản xuất. Mục tiêu chính của hình thức này là nhằm tạo ra hiệu quả cao về kinh tế và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Ví dụ, doanh nghiệp A và B cùng hoạt động trong lĩnh vực may mặc. Trong đó, doanh nghiệp A đã có chỗ đứng trên thị trường với tệp khách hàng trung thành lớn nhưng lại không thể tự gia công sản phẩm. Ngược lại, doanh nghiệp B có nhà xưởng cùng nhân công may mặc tay nghề tốt nhưng lại không có phương pháp tiếp cận khách hàng phù hợp, không giành được thị phần. Do đó, doanh nghiệp A mua lại doanh nghiệp B, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sẽ được hoàn thiện, giảm thiểu chi phí.

M&A kết hợp (Conglomerate)

Đây là hình thức M&A có sự sáp nhập hoặc mua bán các doanh nghiệp để hình thành một tập đoàn lớn hơn. Hình thức này chủ yếu được thực hiện giữa các doanh nghiệp có cùng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu trong cùng một lĩnh vực mà họ cung cấp lại khác nhau. Lúc này, những sản phẩm từ các doanh nghiệp trong cùng tập đoàn có thể được bổ sung hoặc đi kèm cùng nhau..

Cách thức để thực hiện thương vụ M&A là gì?

Quy trình thực hiện thương vụ M&A khác nhau tùy thuộc vào mục đích, quy mô và chiến lược M&A là gì mà có sự thay đổi. Đây là quá trình phức tạp và cần đến sự phối hợp thống nhất giữa các bên liên quan như: chuyên gia M&A, các luật sư, nhà đầu tư và những thành viên của công ty đối tác.

cach-thuc-cua-M_A

Để thực hiện mua bán sáp nhập M&A thành công, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng và thận trọng, đồng thời cần có đầy đủ thông tin đánh giá và quản lý rủi ro có thể gặp trong quá trình M&A. Một thương vụ M&A có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm mới hoàn thành. Sau đây là quy trình các bước thực hiện một thương vụ M&A cơ bản thường gặp:

Bước 1: Xây dựng một chiến lược M&A phù hợp: 

Người điều hành hoặc quản lý cần xây dựng chiến lược M&A một cách minh bạch, rõ ràng về kết quả muốn đạt được từ M&A và đưa ra phương thức để đạt được đúng kết quả đó.

Bước 2: Đưa ra tiêu chí khi tìm kiếm M&A: 

Đưa ra những tiêu chí quan trọng như: lợi nhuận, cơ sở nhóm khách hàng hay lựa chọn vị trí địa lý để doanh nghiệp xác định được chính xác các công ty mục tiêu có tiềm năng.

Bước 3: Chọn ra những mục tiêu tiềm năng: 

Áp dụng các tiêu chí ở bước 2 để tìm kiếm và chọn lọc các công ty mục tiêu từ bảng danh sách chung.

Bước 4: Lập chi tiết kế hoạch M&A: 

Doanh nghiệp cần tiến hành liên hệ với một hoặc nhiều công ty đã đáp ứng đủ tiêu chí phù hợp M&A để có thêm thông tin. Qua đó, các bên đánh giá mức độ thích hợp về vấn đề sáp nhập hoặc mua lại công ty mục tiêu.

Bước 5: Phân tích và định giá: 

Dựa vào những thông tin thu thập được, các chuyên gia cần phân tích, định giá về công ty mục tiêu để có mức giá mua phù hợp.

Bước 6: Tiến hành đàm phán: 

Sau khi định giá xong, bên mua bắt đầu đàm phán giữa các bên theo đề xuất trước đó, cùng thương lượng chi tiết các điều khoản liên quan.

Bước 7: Bước thẩm định: 

Tiến hành kiểm tra toàn diện và phân tích chi tiết mọi khía cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty mục tiêu để xác nhận lại hoặc điều chỉnh giá cho phù hợp.

Bước 8: Xác định hợp đồng: 

Khi đã xác nhận đồng thuận các điều khoản và không có vấn đề phát sinh thêm, hợp đồng mua bán được ký kết. Hai bên cùng đưa ra quyết định thống nhất cuối cùng về thỏa thuận mua bán sáp nhập doanh nghiệp.

Bước 9: Thay đổi về tài chính: 

Sau khi thỏa thuận được ký kết thỏa thuận, các nhà đầu tư sẽ sẽ nhận được phần cổ phiếu mở rộng của doanh nghiệp đã mua lại được tạo bởi thương vụ M&A.

Bước 10: Kết thúc quá trình giao dịch: 

Các bên doanh nghiệp sau quá trình M&A sẽ đưa ra một vài điều chỉnh về tài chính khi giao dịch kết thúc. Bên mua phải đảm bảo tích hợp doanh nghiệp mục tiêu vào doanh nghiệp mẹ hoặc cho phép họ vẫn hoạt động bình thường như một doanh nghiệp hoàn toàn độc lập.

Những thương vụ M&A nổi tiếng ở thị trường Việt Nam

thuong-vu-M_A-noi-tieng

Sau đây là một số thương vụ M&A nổi tiếng ở Việt Nam mà bạn có thể tìm hiểu để biết thêm về việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp và những ảnh hưởng mang đến cho thị trường:

– Thương vụ giữa Central Group – Big C: Tập đoàn nổi tiếng đến từ Thái Lan Central Group đã đầu tư số vốn 1,14 tỷ USD để sở hữu Big C của VIệt Nam vào quý 2/2016. Mục đích chính là thâu tóm phần lớn của thị trường mảng bán lẻ. Đồng thới, Central Group còn đầu tư mua lại toàn bộ hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim – một trong những hệ thống phân phối thiết bị điện tử lớn tại Việt Nam.

– Thương vụ khi tập đoàn Sumitomo Mitsui (SMBC) tiến hành mua lại 49% vốn của FE Credit: Vào ngày 28/10/2021, Ngân hàng VPBank đã ra thông báo chính thức về việc hoàn tất quá trình chuyển nhượng 49% vốn điều lệ tại FE Credit đến cho Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF) – đây là một đơn vị thành viên của Sumitomo Mitsui Group. VPBank kỳ vọng thương vụ này sẽ giúp củng cố năng lực tài chính của ngân hàng và mở rộng kinh doanh tại các phân khúc tiềm năng khác. Ngoài ra, vụ M&A này còn đóng góp thêm vào ngân sách nhà nước hơn 4000 tỷ đồng.

– Tập đoàn Shinhan (Hàn Quốc) mua lại 10% cổ phần của Tiki Global với giá 88 triệu USD vào giữa năm 2022. Đồng thời, Shinhan trở thành cổ đông chiến lược của Tiki Global và gián tiếp nắm giữ nguồn vốn trong Công ty TNHH TiKi. Cụ thể, 2 công ty con của Shinhan bao gồm Shinhan Bank và Shinhan Card lần lượt giữ 7% và 3% cổ phần của sàn thương mại điện tử Tiki.

– Thương vụ M&A giữa ThaiBev – Sabeco là thương vụ lớn nhất của ngành bia châu Á với giá trị 4,8 tỷ USD khi ThaiBev mua lại tổng cộng 53,59% cổ phần của Sabeco. Đây là bước đi hướng đến mục tiêu chiếm lĩnh thị trường Việt Nam của công ty nước giải khát lớn nhất Thái Lan, trong khi Sabeco nổi tiếng trong nước chiếm tới 41% thị phần.

Banner CTA

Bài viết trên đã giới thiệu khái niệm M&A là gì và một vài thương vụ M&A nổi tiếng trong khoảng thời gian gần đây tại Việt Nam. Mong rằng, với những kiến thức tổng quát ở trên, bạn đã hiểu hơn về giao dịch mua bán sáp nhập doanh nghiệp là gì và có những định hướng đầu tư nhất định cho bản thân.

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.

VNSC by Finhay – Tích lũyđầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Cùng chủ đề

Khác biệt giữa sàn HOSE và Upcom

Khác biệt giữa sàn HOSE và Upcom Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, trong đó sàn HOSE (Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM) và Upcom …

Author icon Người Viết Calendar icon 05-10-2024 12:13:23
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng lãi suất và ảnh hưởng của nó đến thị trường chứng khoán toàn cầu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng lãi suất và ảnh hưởng của nó đến thị trường chứng khoán toàn cầu Các quyết định chính sách tiền tệ của …

Author icon Người Viết Calendar icon 03-10-2024 11:02:32
Phố Wall là gì và tác động của nó đến thị trường Việt Nam như thế nào?

Phố Wall là gì và tác động của nó đến thị trường Việt Nam như thế nào? Phố Wall (Wall Street) là một trong những khái niệm kinh tế tài …

Author icon Người Viết Calendar icon 03-10-2024 10:45:51
QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay