Phân biệt tài sản và tiêu sản? Hiểu để đạt tự do tài chính

Có lẽ bạn đã từng nghe nói: “Người giàu thì càng giàu, người nghèo lại càng nghèo” Nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc về ý nghĩa của câu nói này chưa? Câu trả lời nằm ở cách bạn quản lý tài chính, và một trong những nguyên tắc về quản lý tài chính đó là phân biệt tài sản và tiêu sản. Vậy thì tài sản là gì? Tiêu sản là gì? Và làm thế nào để phân biệt tài sản và tiêu sản? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Tài sản là gì?

Tài sản là những gì bạn bỏ tiền ra mua và có thể sinh ra lợi nhuận trong tương lai. Tài sản là những thứ có thể tăng trưởng theo thời gian và mang lại cho người sở hữu giá trị tương đương hoặc cao hơn so với giá trị mua tài sản đó ở thời điểm ban đầu. 

tai-san-la-gi

Tiêu sản là gì? 

Tiêu sản cũng là những gì mà bạn bỏ tiền ra để sở hữu chúng, tuy nhiên trong tương lai món đồ này vừa không mang lại lợi nhuận cho bạn mà ngược lại chúng sẽ hao mòn theo thời gian và còn khiến bạn phải bỏ thêm tiền để duy trì sử dụng món đồ đó như chi phí bảo dưỡng, chi phí chăm sóc, sửa chữa,…

Ví dụ về tài sản và tiêu sản

Để có thể hình dung rõ hơn về hai khái niệm tài sản và tiêu sản, các bạn có thể xem ở ví dụ dưới đây: 

Những gì được gọi là tài sản: 

  • Bạn bỏ tiền ra để xây dựng nhà trọ nhằm mục đích cho các bạn sinh viên ở nơi xa đến thuê. Sau khi hoàn thành, nhà trọ có người thuê. Số tiền này về lâu dài sẽ là một nguồn thu nhập, giúp bạn thu lại được tiền vốn đồng thời có thêm lợi nhuận.
  • Bạn bỏ tiền mua một khoá học, nâng cao kiến thức. Sau khi khoá học kết thúc, bạn áp dụng được những kiến thức này vào công việc, giúp nâng cao hiệu suất, qua đó có thêm thu nhập. Vậy đây cũng là một loại tài sản.

Một vài ví dụ cho tiêu sản: 

  • Nhà cửa: Khi xây nhà chỉ nhằm mục đích để ở, nhà của bạn cũng sẽ xuống cấp theo thời gian và bạn sẽ phải chi trả thêm các khoản bảo dưỡng, sửa chữa nhà cửa.
  • Điện thoại đời mới: Nhiều người có xu hướng cập nhật điện thoại theo xu hướng. Tuy nhiên, đây là một loại tiêu sản vì bạn sẽ không thu lại được gì. Bù lại, chiếc điện thoại giá trị cũng sẽ hao mòn theo thời gian,
  • Một bộ quần áo mắc tiền bạn cũng cần phải bỏ thêm công sức giặt ủi hay chi phí điện, nước, chi phí sửa chữa,… Và những chi phí này bạn sẽ không thể nào hoàn tiền lại được. 

vi-du-ve-tai-san-va-tieu-san

Phân biệt tài sản và tiêu sản 

Về mặt tài chính thì tài sản và tiêu sản đều là những vật mà bạn cần phải bỏ tiền ra thì mới có được. Tuy nhiên xét về ý nghĩa lâu dài, lợi ích nhận được trong tương lai thì tiêu sản và tài sản sẽ có những điểm vô cùng khác biệt. 

Một đặc điểm rõ ràng nhất để phân biệt được tài sản và tiêu sản chính là giá trị mà nó mang lại trong tương lai. Tài sản là những món đồ sẽ mang lại cho chủ sở hữu những giá trị lớn hơn so với số tiền ban đầu mà bạn phải bỏ ra, tức là mang lại lợi nhuận cho bạn. Trong khi đó tiêu sản cũng là những thứ bạn phải bỏ tiền ra, tuy nhiên chi phí dành cho tiêu sản sẽ không thể hoàn lại được. 

Ví dụ như: Cùng là một chiếc laptop nhưng, cái laptop đó sẽ là tài sản khi nó được dùng nhằm mục đích học tập, công việc, những mục đích mà có thể giúp chủ sở hữu kiếm thêm thu nhập trong tương lai. Và ngược lại laptop chỉ được sử dụng để chơi game hoặc làm những thứ không kiếm ra tiền thì chiếc laptop này sẽ là một tiêu sản. 

Có nên đầu tư tiền vào tiêu sản?

Robert Kiyosaki – Tác giả của cuốn sách: “Cha giàu cha nghèo” đã nói như thế này: “Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản, người nghèo chỉ toàn hoang phí”. Và cũng trong cuốn sách này ông đã định nghĩa: “Tài sản là những thứ bỏ tiền vào túi của bạn” và “Tiêu sản là những gì lấy tiền ra khỏi túi của bạn”

Quan điểm về tài sản và tiêu sản của ông có thể hiểu như sau: 

  • Người giàu sẽ ngày càng giàu hơn vì họ biết được thế nào là tài sản và họ biết được đâu sẽ là món đồ giúp mình mang lại nhiều giá trị hơn cho tương lai
  • Người trung lưu sẽ mua những món đồ có giá trị như nhà cửa, xe cộ vì họ cho rằng những thứ mà họ sở hữu được chính là tài sản, nhưng thực ra nó lại là tiêu sản vì những chi phí phát sinh sau này
  • Người nghèo hay còn gọi là người vô sản, một phần vì tiền họ có được không nhiều. Nên hầu như số tiền họ có được chỉ đủ để chi trả cho các khoản phí sinh hoạt thường ngày, phần lớn là họ sẽ không có khoản dư để mua các tài sản hay thậm chí là tiêu sản. 

Có thể thấy rằng ở đây ngoài sự khác biệt về lượng tài chính, còn có cả sự khác biệt về tư duy tài chính. Khi người giàu biết cách sử dụng tiền để chi tiêu hiệu quả, mua những thứ có thể giúp họ mang lại nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai thì người nghèo sẽ có xu hướng dùng số tiền của mình để chi trả cho những khoản phí sinh hoạt hằng ngày. Điều này sẽ khiến tài sản của họ bị tiêu hao dần đi, thậm chí là không có tiền dư để mua tài sản hay thậm chí là tiêu sản.

Nhưng nếu nhìn ở khía cạnh tích cực hơn, thì không phải lúc nào cuộc sống của chúng ta chỉ toàn là tài sản mà không có tiêu sản. Tiêu sản cũng là một thứ thiết yếu trong cuộc sống khi tiêu sản phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt vui chơi giải trí của con người. Tiêu sản giống như một món ăn tinh thần để con người có thêm năng lượng và động lực để đầu tư kinh doanh. 

Vì thế, một lời khuyên là hãy cân bằng cả tiêu sản và tài sản sao cho phù hợp với mục đích và giá trị mà mọi người muốn trong tương lai. 

>> Xem thêm: Học cách làm giàu từ hai bàn tay trắng bền vững bạn đã biết?

Làm sao để biến tiêu sản trở thành tài sản?

Đến lúc này, bạn đã hiểu được tài sản là gì, tiêu sản là gì, và mong rằng bạn đã có câu trả lời cho việc có nên đầu tư tiền vào tiêu sản rồi đúng không? Tuy nhiên, làm sao để biến tiêu sản trở thành tiêu sản? Bạn hãy tham khảo một vài cách làm dưới đây nhé!

  • Sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi của mình đem đi đầu tư: Bên cạnh việc gửi tiết kiệm là một biện pháp an toàn, thì bạn có thể sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi của mình để đem đi đầu tư. Có thể đầu tư dưới hình thức như: chứng khoán, bất động sản, vàng,…
  • Với những món đồ tưởng chừng như là tiêu sản như điện thoại, laptop, ô tô,… bạn có thể biến chúng trở thành tài sản của mình. Bằng cách sử dụng chúng để hỗ trợ cho việc kiếm tiền của bạn. Vd như dùng điện thoại để thực hiện các cuộc giao dịch mua bán, dùng laptop để học thêm về các khóa học hỗ trợ tăng thu nhập sau này,…

lam-sao-de-bien-tieu-san-thanh-tai-san

Cuối cùng để quản lý tài chính một cách hiệu quả, điều quan trọng nhất là bạn phải phân biệt tài sản và tiêu sản một cách rõ ràng. Từ đó bạn có thể kiểm soát chi tiêu hằng ngày, sắp xếp các khoản chi tiêu hợp lý để đầu tư vào tài sản và cuối cùng là để đạt được tự do tài chính.

themes Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm themes

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngay 
Safe-256
themes Điểm sức khỏe doanh nghiệp

Tải app để nắm bắt cơ hội đầu tư nhanh nhất của VNSC by Finhay

Xem thêm themes

Cổ phiếu được quan tâm nhất

Xem thêm arr

Nổi bật

Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay

Danh sách chứng khoán được giao dịch ký quỹ tại VNSC (Cập nhật tháng 04.2024) Tải về danh mục tại đây

themes VNSC By Finhay themes 02-04-2024 10:15:06

HayBond – Đầu tư an toàn, lợi nhuận hấp dẫn

Chính sách và mô tả sản phẩm dưới đây chỉ đúng ở thời điểm tháng 04/2024. Để nắm được thông tin cập nhật chính xác nhất về sản phẩm, vui …

themes VNSC By Finhay themes 01-04-2024 11:00:02

[Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay

18/03/2024 Kính gửi Quý khách hàng, Hiện nay, chúng tôi đã ghi nhận một số trường hợp lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản qua hình thức chuyển khoản vào …

themes VNSC By Finhay themes 18-03-2024 11:24:37

CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN

Ngày 07/3 vừa qua, tại Thủ đô Seoul, Hàn Quốc, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với …

themes Nguyễn Hương Giang themes 11-03-2024 2:28:13

[Cảnh báo] Thận trọng với những trang web giả mạo Finhay và VNSC by Finhay

Nội DungTài sản là gì?Tiêu sản là gì? Ví dụ về tài sản và tiêu sảnPhân biệt tài sản và tiêu sản Có nên đầu tư tiền vào tiêu sản?Làm sao để …

themes VNSC By Finhay themes 30-01-2024 5:19:56

Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay

Từ ngày 07/12/2023, sản phẩm Hoàn tiền mua sắm chính thức được ra mắt trên ứng dụng VNSC by Finhay. Nội DungTài sản là gì?Tiêu sản là gì? Ví dụ về …

themes VNSC By Finhay themes 07-12-2023 10:52:24

Hướng dẫn giao dịch trên Binance: Bí quyết và cách thức giao dịch hiệu quả

Bạn đang tìm hiểu về sàn Binance nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu, cách giao dịch hiệu quả trên sàn này và những lưu ý cần nắm là …

themes VNSC By Finhay themes 04-05-2024 2:21:36

Cách chơi chứng quyền và lưu ý dành cho nhà đầu tư mới

Hãy cùng VNSC tìm hiểu các bước cơ bản và chiến lược hiệu quả về cách chơi chứng quyền trong thị trường tài chính. Từ cách đọc mã chứng quyền …

themes VNSC By Finhay themes 04-05-2024 1:54:26

Bản tin chứng khoán ngày 03/05: Thị trường phân hoá, khối ngoại mua ròng

Hôm nay, thị trường diễn biến khá ảm đạm với thanh khoản thấp. Dòng tiền cũng chỉ tập trung ở một vài cổ phiếu và nhóm ngành, thiếu sự lan …

themes VNSC By Finhay themes 03-05-2024 4:03:24

Định giá doanh nghiệp

Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định

  • Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
  • Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Khám phá ngay 
Safe-256

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

templates Quét mã để tải xuống
ứng dụng VNSC by Finhay