Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng khoán cơ sở

Stop loss là gì? Khi đặt lệnh stop loss cần lưu ý gì?

View count icon 9185
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Quản trị rủi ro là việc làm hết sức quan trọng để đảm bảo giao dịch chứng khoán thành công. Một nhà đầu tư thông minh sẽ luôn biết cách vận dụng những công cụ hỗ trợ để ra quyết định đầu tư đúng đắn. Trong đó, lệnh Stop loss rất được nhà đầu tư ưa chuộng, sử dụng để kịp thời cắt lỗ, hạn chế rủi ro. Vậy lệnh Stop Loss là gì? Tại sao nên sử dụng lệnh này khi đầu tư?

Lệnh Stop loss là gì?

Stop loss là lệnh cắt lỗ được nhà đầu tư sử dụng để bán một mã chứng khoán tại mức giá (Limit price) đã định trước trên các sàn giao dịch. Lệnh này giúp hạn chế mức thua lỗ của một vị thế giao dịch mua hoặc bán. Khi mức giá đạt đến mức cắt lỗ, lệnh stop loss sẽ được đóng lại. 

Stop loss được dùng để bảo vệ lợi nhuận đã tạo ra khi lệnh này được đặt tại điểm hòa vốn (ở trên giá vào lệnh với vị thế mua và dưới giá vào lệnh ở vị thế bán).

stop-loss

Để hiểu hơn về lệnh cắt lỗ, hãy cùng tìm hiểu ví dụ sau: 

Bạn mua số lượng cổ phiếu X với giá 30.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó bạn đưa ra mức lỗ có thể chịu được là 10%. Lúc này, bạn sẽ đặt lệnh stop loss ở mức giá 27.000 đồng. Khi giá giảm đúng bằng giá này thì lệnh bán sẽ được tự động thực hiện, bạn không cần phải đặt lệnh bán đó nữa.

Lệnh stop Limit là gì?

Stop Limit hay còn gọi là lệnh dừng giới hạn – là sự kết hợp giữa 2 lệnh Stop (lệnh dừng) và lệnh Limit (lệnh giới hạn). Lệnh dừng giới hạn được dùng cho mục đích tối ưu lợi nhuận. Với lệnh này, bạn có thể thiết lập mức giá mua (sell limit) hoặc bán (buy limit) tốt nhất và giảm thiểu rủi ro nếu thị trường đi sai hướng dự đoán.

Ngay khi mức giá thị trường chạm đến mức giá đặt trước, lệnh giới hạn sẽ tự động được kích hoạt và thực hiện ngay cả khi bạn đang không online.

Phân loại lệnh stop loss

Có 2 loại lệnh stop loss là:

Lệnh Stop loss bán (lệnh cắt lỗ bán)

Được dùng với mục đích thực hiện bán cổ phiếu tự động khi đạt một mức giá nhất định; 

Ví dụ nhà đầu tư mua cổ phiếu X với giá 50.000đ/cổ phiếu và mong muốn chốt lời ở mức giá 55.000đ/cp. Khi cổ phiếu tăng giá lên mức 60.000đ/cổ phiếu, nhà đầu tư có thể đặt lệnh Stop Loss bán ở mức giá 55.000đ này. Trong trường hợp cổ phiếu giảm trở lại dưới 55.000đ/cổ phiếu, lệnh bán cổ phiếu sẽ được thực hiện với giá thị trường tại thời điểm đó.

Lệnh Stop loss mua (lệnh cắt lỗ mua)

Dùng cho việc mua cổ phiếu tự động khi đạt mức giá nhất định so với mốc đã cài đặt sẵn của nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư dự đoán rằng giá cổ phiếu đang có dấu hiệu tăng thì nên đặt lệnh Stop loss mua để chốt lợi nhuận từ đợt tăng giá này. 

Cũng với cổ phiếu X nhưng giá bạn mua là 55.000 đồng/cổ phiếu. Khi nhận thấy giá cổ phiếu tăng đến 60.000 đồng/cổ phiếu và có xu hướng tăng cao hơn, nhà đầu tư đặt lệnh dừng mua ở mức giá 60.000 đồng/cổ phiếu, trường hợp xu hướng giá tăng như dự đoán thì nhà đầu tư sẽ thu lợi nhuận.

Tại sao phải đặt lệnh stop loss khi đầu tư?

Đầu tư kiếm lời không phải là chuyện dễ dàng. Thực tế đã có quá nhiều người mất hết tài sản sau nhiều lần quyết định đầu tư sai lầm. Lệnh Stop loss chính là lệnh giúp người chơi quản trị vốn và rủi ro, tránh trường hợp FOMO, bị tác động bởi tâm lý chung của thị trường. Từ đó, giảm mức thua lỗ xuống thấp nhất có thể. Bởi vì tâm lý của con người rất dễ bị tác động bởi thị trường hay một tập thể nào đó.

stop-loss-la-gi

Đặt lệnh stop loss giúp nhà đầu tư:

  • Bảo vệ vốn
  • Lệnh chờ được kích hoạt khi giá đạt tới mức lỗ mà nhà giao dịch đã thiết lập trước đó, giúp tiết kiệm thời gian theo dõi thị trường.
  • Tự động đóng vị thế khi giao dịch thua lỗ.
  • Lệnh giúp loại bỏ cảm xúc khỏi quá trình ra quyết định giao dịch
  • Nhà đầu tư không cần kiểm soát vị thế giao dịch mọi lúc, mọi nơi.

Đặc điểm của lệnh stop loss

Ưu điểm 

  • Đây là lệnh tự động nên giao dịch sẽ tự thực hiện khi mức giá xuống mức mà nhà đầu tư đã đặt.
  • Giúp nhà đầu tư giảm bớt thua lỗ tài chính bởi khi đã đặt lệnh Stop loss. Người chơi giới hạn được khoản lỗ trong mức mà họ chấp nhận được, không phải đối mặt với cảnh cố chấp “gồng lỗ”.
  • Sử dụng lệnh này sẽ giúp nhà đầu tư duy trì mức độ rủi ro và lợi nhuận mong muốn. Đồng thời kiểm soát cảm xúc để họ không bị chi phối trong lúc chờ đợi giá tăng khi thị trường có những biến động mạnh.

Hạn chế

  • Rủi ro khi biến động ngắn hạn: Nếu nhà đầu tư đặt lệnh Stop loss bán trong chu kỳ ngắn hạn, lệnh bán này sẽ tự động thực hiện trước khi giá tăng trở lại làm cho nhà đầu tư bỏ lỡ một khoản lợi nhuận hấp dẫn.
  • Cần xác định được mức giá: Để đặt được lệnh Stop loss, nhà đầu tư phải xác định được mức giá mua và bán giới hạn. Mức giá phù hợp này không hề dễ dàng xác định, đòi hỏi bạn phải tính toán rõ ràng.

dac-diem-lenh-stop-loss

Nên đặt lệnh Stop Loss ở đâu?

Trước hết chúng ta phải hiểu rõ về nguyên tắc giao dịch lệnh Stop loss:

  • Đặt lệnh: Lệnh chỉ được đặt trong khoảng thời gian từ 8h30 – 15h các ngày giao dịch.
  • Giá đặt lệnh gốc: Giá LO, MP/ MTL/ ATC/ ATO… và không đặt giá PLO.
  • Giá cắt lỗ là giá LO, nếu có điều chỉnh phải đảm bảo thỏa mãn các quy định về bước giá của Sở giao dịch.
  • Biên độ cắt lỗ chỉ áp dụng khi nhập giá cắt lỗ và ngày kết thúc không được quá 30 ngày tính từ ngày đặt lệnh.
  • Nhà đầu tư có thể đặt lệnh Stop loss theo các vùng hỗ trợ/ kháng cự quan trọng/ mô hình định giá/ mô hình nến/ các chỉ báo kỹ thuật,… Tùy theo khẩu vị rủi ro và kinh nghiệm của mình, nhà đầu tư có thể xác định ngưỡng cắt lỗ phù hợp nhất. 

Nhà đầu tư có thể vào lệnh Stop loss mua/bán như sau:

  • Với lệnh mua (Buy): Stop loss nên đặt ở bên dưới vùng hỗ trợ quan trọng/vùng dưới dải băng dưới của đường MA.
  • Với lệnh bán (Sell): Nên đặt ở bên trên vùng kháng cự quan trọng/ trên dải băng trên của MA.

Ngoài ra, để đưa ra mức cắt lỗ phù hợp, nhà đầu tư cần tiến hành phân tích cơ bản:

  • Dựa vào số vốn đang sở hữu: Tiến hành xác định được điểm vào lệnh cùng khối lượng giao dịch, nhà đầu tư phải nhớ luôn giới hạn thua lỗ tối đa cho lệnh giao dịch này. Từ đó tính mức giá Stop loss. Thông thường, để bảo toàn vốn, người chơi lâu năm sẽ đặt lệnh này tại mức giá vượt quá 1 – 2% số dư vốn.
  • Dựa vào biến động thị trường: Khi đã thấy thị trường biến động mạnh, bạn nên đặt lệnh Stop loss cách xa điểm vào lệnh. Nếu như tình hình thị trường diễn biến khả quan thì nên đặt Stop loss ở gần điểm vào lệnh.

Dù là lệnh Stop loss hay bất kỳ lệnh giao dịch nào đều tồn tại những điểm hạn chế. Nhà đầu tư nên chắt lọc thông tin để phát huy tối đa tác dụng của nó trong việc quản trị rủi ro khi đầu tư chứng khoán.

lenh-stop-loss

Lưu ý cho nhà đầu tư khi sử dụng lệnh Stop loss

Stop loss là lệnh giúp người chơi quản trị rủi ro hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người mắc phải sai lầm khi sử dụng lệnh này trong quá trình đầu tư của mình:

  • Đặt lệnh ở mức Stop loss quá gần: Khi đó nhà đầu tư sẽ ít thua lỗ nhưng trường hợp thị trường quay đầu, bạn lại bị mất một khoản lợi nhuận đáng kể. Việc đặt mức Stop loss vừa đủ dựa vào những vùng hỗ trợ/kháng cự sẽ giúp bạn không bỏ lỡ cơ hội sinh lời.
  • Đặt mức Stop loss quá xa: Nếu đặt quá xa mức giá mua vào, bạn có khả năng sẽ bị thiệt hại nặng nề.
  • Nếu bạn thả hoặc dời mốc Stop loss: Động thái này xảy ra khi nhà đầu tư thấy giá đi ngược với kỳ vọng và họ muốn dời mốc để tránh bị quét, nhưng thị trường luôn thay đổi bất ngờ, việc bạn dời mốc Stop loss đôi khi gây ra sự tổn thất nhiều hơn nữa. Vì thế, bạn nên giữ vững quan điểm, nhận định ban đầu của mình, tránh bị tác động bởi thay đổi ngắn hạn của thị trường. 
  • Để đặt lệnh hiệu quả, bạn cần: 
    • Xác định điểm vào lệnh
    • Xác định mức thua lỗ nhà giao dịch sẵn sàng chấp nhận
    • Tính khối lượng chứng khoán giao dịch hợp lý
    • Tiến hành cài đặt lệnh.

Để hạn chế rủi ro, bạn cần trau dồi kiến thức, bám sát vào các chỉ số kỹ thuật, mô hình giá và không quên cân nhắc số vốn đang có để xác định mốc đặt lệnh hiệu quả. 

Trên đây là những thông tin quan trọng về lệnh Stop loss nhà đầu tư cần lưu ý. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về lệnh cắt lỗ này, từ đó có phương pháp đầu tư hiệu quả, cắt lỗ kịp thời, hạn chế rủi ro trong quá trình giao dịch.

Cùng chủ đề

Có nên đầu tư vào cổ phiếu GVR trong năm 2025 hay không?

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (cổ phiếu GVR) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành cao su và khu công nghiệp, với lợi thế …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 02-12-2024 4:47:58
7 rủi ro khi đầu tư trái phiếu bạn cần cân nhắc

Đầu tư trái phiếu từ lâu được xem là kênh an toàn, ổn định, phù hợp với những nhà đầu tư ưa thích sự chắc chắn. Tuy nhiên, không phải …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 02-12-2024 2:57:47
Những lưu ý khi đầu tư trái phiếu bạn cần biết

Đầu tư trái phiếu là một kênh sinh lời an toàn và ổn định, nhưng để đạt hiệu quả cao và giảm thiểu rủi ro, bạn cần lưu ý một …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-11-2024 2:39:41

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K