Wealth Management là gì? Cách lựa chọn nhà quản lý tài sản phù hợp
Quản lý tài sản – Wealth Management là dịch vụ cung cấp những giải pháp, tư vấn tài chính, tài sản cho khách hàng. Dịch vụ này đã quen thuộc trên thế giới nhưng còn xa lạ ở Việt Nam. Vậy Wealth Management là gì? Gồm những công việc gì? Cùng VNSC tìm hiểu về quản lý tài sản trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về Wealth Management
Khi sở hữu số lượng tài sản nhất định, để quản lý và sử dụng chúng hợp lý, đạt mục tiêu tài chính, dịch vụ Wealth Management được nhiều người quan tâm. Dịch vụ này bao gồm đưa ra lời khuyên về tài chính, lập kế hoạch tài chính, bất động sản,…
Wealth Management là gì?
Wealth Management nghĩa là quản lý tài sản, đây là dịch vụ quản tài chính thường được các doanh nghiệp hoặc người giàu có sử dụng. Dịch vụ Wealth Management cung cấp cho người sử dụng một số dịch vụ tài chính theo yêu cầu như tư vấn tài chính toàn diện, hướng dẫn về thuế, lập kế hoạch tài chính, lập kế hoạch đầu tư, lập kế hoạch bất động sản, quản lý tài sản, hỗ trợ pháp lý… Tất cả hướng tới mục tiêu an ninh tài chính, phát triển và bảo vệ tài sản.
Công việc quản lý tài sản gồm những gì?
Việc quản lý tài sản được thực hiện bởi một hoặc một nhóm người có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính liên quan, gọi là nhà quản lý tài sản. Họ có trách nhiệm giải đáp và giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính.
Họ cũng kết hợp với chuyên gia tài chính khác như kế toán để đưa ra lời khuyên tài chính cho khách hàng. Dưới đây là một số dịch vụ Wealth Management phổ biến:
- Quản lý đầu tư: Nhà quản lý tài sản sẽ lập chiến lược đầu tư phù hợp với mục tiêu và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. Nếu được cấp phép, họ cũng có thể thay mặt bạn chọn và quản lý các khoản đầu tư tài chính.
- Lập kế hoạch tài chính: Người quản lý tài sản có thể giúp bạn lập kế hoạch tài chính dựa trên mục tiêu tiết kiệm, đầu tư và chi tiêu của bạn. Họ cũng có thể giúp bạn lập kế hoạch tài chính để nghỉ hưu, tiết kiệm cho đại học và các mục tiêu khác trong cuộc sống.
- Tư vấn thuế: Người quản lý tài sản có thể đưa ra lời khuyên về việc phân bổ cấu trúc tài chính của bạn sao cho có lợi về thuế nhất. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn là chủ doanh nghiệp hoặc có nhiều nguồn thu nhập.
- Lập kế hoạch phân chia tài sản: Người quản lý tài sản có thể giúp bạn lập kế hoạch phân chia tài sản khi ly hôn, sau khi bạn qua đời…
Ngoài lập kế hoạch tài chính cho cá nhân, cũng có dịch vụ quản lý tài sản dành cho cả doanh nghiệp. Đây có thể là một phòng ban trong công ty hoặc thuê ngoài.
Ví dụ: Một người giàu sở hữu khối tài sản khổng lồ gồm tiền mặt, tiền gửi tiết kiệm, bất động sản, cổ phiếu, các khoản đầu tư. Người này cần quản lý, phân bổ tài sản sao cho an toàn và gia tăng số lượng tài sản hiện có thì nàh quản lý tài sản là một lựa chọn phù hợp.
Ai cung cấp dịch vụ quản lý tài sản?
Đối tượng cung cấp dịch vụ Wealth Management thường là các doanh nghiệp, cũng có thể là cá nhân có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong ngành. Lựa chọn nhà cung cấp nào phụ thuộc vào mục tiêu, nhu cầu và khả năng tài chính của bạn.
Chiến lược quản lý tài sản
Nhà quản lý tài sản sẽ xây dựng chiến lược phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. Có rất nhiều chiến lược quản lý tài sản như đầu tư giá trị, đầu tư tăng trưởng… Dưới đây là một số chiến lược phổ biến nhất:
- Phân bổ tài sản: Thực hiện phân chia danh mục đầu tư giữa các loại tài sản khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, vàng, bất động sản…
- Đa dạng hóa: Đầu tư vào nhiều loại tài sản để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư.
- Tái cân bằng: Sắp xếp lại danh mục đầu tư để duy trì tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận khi mọi thứ thay đổi.
- Tối ưu thuế: Một chiến lược được sử dụng để giảm thiểu thuế cần nộp của việc sử dụng và đầu tư tài sản.
Đây chỉ là một số chiến lược mà các nhà quản lý tài sản có thể sử dụng để giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính. Sử dụng chiến lược nào sẽ phụ thuộc vào tình huống riêng của mỗi người, mỗi thời điểm.
Ví dụ: Một người sắp về hưu, nhà quản lý tài sản sẽ chuyển đổi dần các khoản đầu tư tăng trưởng, có nhiều rủi ro sang những khoản đầu tư an toàn hơn. Điều này đảm bảo giữ an toàn tài sản, chuẩn bị nền tảng tài chính tốt cho người đó khi về hưu.
Quản lý tài sản thu phí như thế nào?
Thu phí như thế nào phụ thuộc vào nơi cung cấp dịch vụ bạn chọn. Nếu bạn sử dụng dịch vụ quản lý tài sản của một công ty, phí dịch vụ theo quy định của công ty đó. Nếu bạn sử dụng dịch vụ do cá nhân tư vấn, mức phí sẽ được thỏa thuận giữa 2 bên. Thông thường, mức phí sẽ khoảng 0,25% – 1% số tài sản thuộc quyền quản lý. Bạn cần hỏi rõ từng loại phí trước khi sử dụng dịch vụ.
Ngoài mức phí, nhiều công ty cung cấp dịch vụ Wealth Management sẽ đưa ra yêu cầu về số lượng tài sản tối thiểu khách hàng sở hữu. Ví dụ, công ty quản lý tài sản tư nhân Fidelity cung cấp một nhóm chuyên gia quản lý tài chính cho những khách hàng có ít nhất 2 triệu đô la đầu tư thông qua Fidelity Wealth Services và tổng tài sản có thể đầu tư là 10 triệu đô la. Đối với cố vấn cá nhân, khách hàng phải có tài khoản tối thiểu 250.000 USD.
Khi nào cần sử dụng dịch vụ quản lý tài sản?
Sử dụng nhà quản lý tài sản khi nào phụ thuộc vào tình hình tài chính, mục tiêu và chuyên môn tài chính của bạn.
- Nếu bạn có mục tiêu tài chính rõ ràng và tự tin vào khả năng quản lý tài chính của mình, bạn có thể không cần sử dụng dịch vụ này.
- Nếu bạn có khối tài sản lớn nhưng không có chuyên môn và không tự tin về chuyên môn tài chính của minh, bạn cần cố vấn để giúp bạn.
- Ngoài ra, nếu bạn chỉ cần quản lý số tài sản nhỏ, bạn có thể sử dụng một số phần mềm quản lý tài sản như GSOFT, Faceworks, Hinet, MISA AMIS…
So sánh Wealth Management và Asset Management
Hai cụm từ Wealth Management và Asset Management đều được hiểu là quản lý tài sản. Tức là đều cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ, lời khuyên từ các chuyên gia về tài chính, hướng tới đạt được mục tiêu tài chính và bảo vệ tài sản.
Tuy nhiên, mức độ chuyên môn của 2 công việc này khác nhau, cụ thể:
- Asset Management: Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ, giám sát tài sản của khách hàng từ các chuyên gia. Mục tiêu chính là tối đa hóa lợi nhuận, gia tăng tài sản, đạt được mục tiêu tài chính và bảo vệ tài sản.
- Wealth Management: Cung cấp dịch vụ tương tự như Asset Management nhưng toàn diện hơn. Mục tiêu hướng tới là định vị tình hình tài chính chung của khách hàng, cung cấp các giải pháp tối ưu để bảo vệ sự giàu có của khách hàng trong thời gian dài.
Ví dụ: Cùng là dịch vụ tư vấn đầu tư tài chính.
- Asset Management: Cung cấp tư vấn, lời khuyên, giải pháp để tối đa hóa lợi nhuận khoản đầu tư, đáp ứng mục tiêu tài chính của khách hàng.
- Wealth Management: Cũng cung cấp dịch vụ tương tự như trên nhưng kèm theo một số giải pháp dài hạn hơn như bảo hiểm tài sản, thành lập một quỹ tài chính cho mục tiêu cụ thể như mua nhà, học đại học, hưu trí…
Sự khác biệt giữa người quản lý tài sản và cố vấn tài chính là gì?
Nhiều người thường nhầm lẫn người quản lý tài sản và cố vấn tài chính là một. Tuy nhiên, 2 công việc này có sự khác biệt. Cố vấn tài chính là cụm từ chỉ chung những chuyên gia tài chính, không có yêu cầu và quy định về chứng nhận. Muốn trở thành người quản lý tài sản cần có chứng chỉ, chứng nhận nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực làm việc.
Nhà quản lý tài sản cũng cung cấp nhiều dịch vụ hơn so với cố vấn tài chính. Những dịch vụ này có thể bao gồm lập kế hoạch di sản giá đình, lập kế hoạch từ thiện, lập kế hoạch pháp lý… những lĩnh vực không liên quan mật thiết tới đầu tư tài chính.
Lưu ý khi chọn nhà quản lý tài sản
Quyết định lựa chọn nhà quản lý tài sản liên quan trực tiếp tới tài sản bạn sở hữu nên cần thật cẩn trọng. Khi tìm kiếm người quản lý phù hợp, bạn cần tìm hiểu bằng cấp, chứng chỉ, chuyên môn và chức danh của người đó. Như vậy sẽ đảm bảo bạn được cung cấp quy trình quản lý tài sản chuyên nghiệp.
Chứng chỉ tài chính
Để lựa chọn được nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp, chuyên môn cao, trước tiên, bạn cần kiểm tra các chứng chỉ tài chính của người đó. Một số loại chứng chỉ quốc tế có độ uy tín cao như sau:
- CFA: Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính
- CFP: Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính
- CIMA: Chứng chỉ Kế toán quản trị công chứng Anh Quốc
- ACCA: Chứng chỉ Kế toán công chứng Anh Quốc
- ChFC: Chứng chỉ tư vấn tài chính
- CMT: Chứng chỉ phân tích kỹ thuật thị trường.
Lưu ý chọn nhà quản lý tài sản
Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm đến những thông tin khác dưới đây:
- Danh tiếng: Tìm hiểu danh tiếng của công ty hoặc cá nhân người bạn có ý định sử dụng dịch vụ Wealth Management. Điều này đảm bảo uy tín, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng dịch vụ của họ.
- Khách hàng cũ của họ: Tìm hiểu các khách hàng cũ của người cố vấn tài sản. Bạn nên chọn lựa người mà khách hàng cũ của họ có đặc điểm tài chính tương tự với bạn. Điều này để đảm bảo người cố vấn đã có kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực bạn cần.
- Triết lý đầu tư: Mỗi chuyên gia tài chính sẽ có chiến lược và triết lý đầu tư yêu thích của họ. Bạn nên tìm hiểu điều này để xem bạn và họ có suy nghĩ chung hay không, tránh mâu thuẫn khi hợp tác. Nếu họ thích đầu tư mạo hiểm còn bạn lại thích sự an toàn, bạn cần xem xét lại có nên hợp tác với họ hay không.
- Dịch vụ cung cấp: Bạn nên nắm được thông tin cụ thể, chi tiết tất cả dịch vụ họ cung cấp. Tìm hiểu xem họ có cung cấp những dịch vụ phù hợp với yêu cầu của bạn hay không.
- Lệ phí: Trước khi quyết định hợp tác, bạn hãy thảo luận rõ những loại phí, lệ phí cần phải trả cho mỗi loại dịch vụ cụ thể. Một số công ty sẽ thu phí tư vấn tài chính.
- Sự tin tưởng: Bạn cần chắc chắn rằng, người ký hợp đồng hợp tác quản lý tài sản của bạn là người mà bạn tin tưởng, thoải mái khi hợp tác với họ. Bạn nên gặp gỡ và trò chuyện trực tiếp để đôi bên hiểu nhau hơn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về khái niệm, công việc và cách lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ Wealth Management phù hợp với mỗi người. VNSC hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ dịch vụ Wealth Management là gì cũng như phân biệt được với các dịch vụ tài chính khác.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
- Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay
- HayBond – Đầu tư an tâm, lợi nhuận hấp dẫn
- [Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay
- CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN
- Thận trọng Finhay và VNSC by Finhay bị giả mạo [Cảnh báo]
- Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay
- Một doanh nghiệp ngành điện trả cổ tức bằng tiền gấp 3 lần kế hoạch
- Giá vàng trồi sụt – Có nên mua vàng thời điểm này?
- Bản tin chứng khoán ngày 10/10: MSN và FPT tăng mạnh, khối ngoại mua ròng
- Nhóm hàng nào triển vọng bứt phá cuối năm trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu giảm?
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu