OPEX là gì? Cách tối ưu chi phí vận hành cho doanh nghiệp
Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển cần vốn, chi phí để duy trì tất cả các hoạt động. Chi phí vận hành doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng cần được tối ưu, nhằm gia tăng lợi nhuận của công ty. OPEX là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong vận hành và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp. Bạn đọc quan tâm đến OPEX hãy cùng VNSC tìm hiểu qua bài viết dưới đây, để có cái nhìn chính xác nhất về tiêu chí tài chính này.
OPEX là gì?
OPEX viết tắt của cụm từ Operating Expense được hiểu là chi phí hoạt động hoặc chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Thuật ngữ OPEX mô tả tất cả các chi phí mà doanh nghiệp cần chi ra để vận hành và phát triển doanh nghiệp, bao gồm: Lương nhân viên, tiền thuê mặt bằng, tiền mua máy móc thiết bị, chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo tiếp thị…
Công ty muốn hoạt động hiệu quả, cần vận hành, tối ưu các chi phí này, nhằm tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận. Việc quản lý và tối ưu các chi phí hoạt động đóng vai trò quan trọng, giúp công ty tồn tại và phát triển trong tương lai.
Ý nghĩa của OPEX là gì?
Với vị trí quan trọng, OPEX đóng vai trò quyết định đến sự phát triển, hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào. Ý nghĩa của OPEX trong doanh nghiệp phải kể đến như:
- Đóng vai trò sống còn cho công ty, đảm bảo vận hành các bộ phận trong hệ thống.
- Chi phí hoạt động đóng vai trò quan trọng giúp xây dựng hình ảnh, thương hiệu, tạo sự uy tín của công ty trên thị trường, thông qua các hoạt động: Tiếp thị, quảng cáo, chiến lược marketing…
- Chi phí hoạt động là nền tảng cho sự phát triển, nghiên cứu sản phẩm mới, công nghệ… Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Tối ưu chi phí OPEX sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giảm chi phí hoạt động sẽ gia tăng lợi nhuận cho công ty, tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu chi phí hoạt động bị cắt giảm quá mức sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp, giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ… Do vậy, việc cân bằng giữa chi phí phục vụ hoạt động và biên lợi nhuận là điều cần thiết cho doanh nghiệp.
Thành phần của OPEX gồm những gì?
OPEX là danh mục các chi phí hoạt động của công ty, được cấu thành từ 3 danh mục bao gồm:
- Chi phí chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý: Tiền lương thưởng nhân viên, tiền bảo hiểm, tiền thuê mặt bằng, chi phí quảng cáo tiếp thị giá vốn bán hàng, chi phí vận chuyển, đi lại, chi phí cho luật sư và các vấn đề pháp lý liên quan…
- Chi phí về thuế: Thuế tài sản, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế môi trường…
- Chi phí tiện ích và giải trí: Chi phí cần thiết để xây dựng môi trường công ty đoàn kết, gắn bó, tạo sự hứng khởi cho nhân viên, giữ chân nhân tài…
>> Xem thêm: CAPEX là gì? Ứng dụng chỉ số CAPEX trong đầu tư chứng khoán
Cách tính chỉ số OPEX chuẩn xác nhất
Để quản lý được chi phí vận hành, doanh nghiệp cần biết cách tính chỉ số OPEX chính xác nhất. Mỗi công ty sẽ có đặc trưng về cơ cấu, cách quản lý vận hành doanh nghiệp riêng, nên chi phí hoạt động cũng khác nhau.
Người quản lý cần kê khai tất cả các chi phí cần thiết để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, từ đó tính được chỉ số OPEX. Giá trị của OPEX sẽ được xác định bằng tổng của các khoản sau:
- Tiền công và lương cho nhân viên, người quản lý.
- Chi phí kế toán công ty.
- Chi phí cho các giấy phép phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động doanh nghiệp.
- Chi phí văn phòng: Thuê văn phòng, mua văn phòng phẩm, thiết bị máy móc văn phòng, đồng phục…
- Các khoản thuế doanh nghiệp: Thuế bất động sản, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế hải quan, thuế môi trường…
- Chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị sản xuất, thiết bị văn phòng…
- Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động.
- Chi phí quảng cáo tiếp thị, marketing xây dựng thương hiệu, chiến dịch quảng cáo.
- Chi phí vật tư, nguyên liệu sản xuất.
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí cho hàng tồn kho, hư hỏng.
- Chi phí giải trí, sự kiện, event công ty, hội nghị khách hàng..
- Chi phí thuê luật sư, giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh.
Các khoản chi phí cần được phân loại danh mục để dễ dàng quản lý, ghi chép đầy đủ giúp tính giá trị OPEX chính xác.
Phương pháp tối ưu chi phí vận hành OPEX cho doanh nghiệp
Nhiệm vụ tối ưu chi phí vận hành OPEX đóng vai trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Bởi các khoản chi phí hoạt động và vận hành chiếm tỷ trọng lớn, nếu không được quản lý sẽ khiến doanh nghiệp thất thoát, tăng giá vốn, giảm sự cạnh tranh với đối thủ. Chi phí hoạt động quá lớn cũng sẽ khiến lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm. Vậy, phương pháp nào để tối ưu chi phí OPEX cho doanh nghiệp?
5 giải pháp được đề cập để tối ưu chi phí vận hành doanh nghiệp hiệu quả nên áp dụng:
Ứng dụng công nghệ số trong quản lý, vận hành doanh nghiệp
Công nghệ phát triển mang đến nhiều giải pháp thay thế con người trong vận hành, sản xuất. Ứng dụng giải pháp công nghệ giúp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp, trong nhiều lĩnh vực. Qua đó, việc quản lý được tối ưu, giúp tiết kiệm sức người và giảm chi phí vận hành.
Bổ sung và nâng cao môi trường làm việc, an toàn lao động
Trong quá trình làm việc, sản xuất có thể xuất hiện các rủi ro, tai nạn lao động ảnh hưởng đến người lao động. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, quá trình sản xuất cũng như chi phí cho doanh nghiệp. Do vậy, việc nâng cao hệ thống an toàn lao động, môi trường làm việc cho người lao động được cải thiện sẽ tối ưu chi phí OPEX cho doanh nghiệp. Cụ thể như:
- Nâng cao hệ thống phòng cháy chữa cháy, cảnh báo… Giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, thiệt hại về cơ sở vật chất và tính mạng con người.
- Nâng cao hệ thống ánh sáng, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, an toàn thực phẩm… Cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên. Từ đó giảm các chi phí thuốc men, giường bệnh, thăm khám, chế độ tai nạn lao động cho người lao động.
- Trang bị các giải pháp an toàn cho người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm.
Tối ưu bộ máy quản lý, các phòng ban của doanh nghiệp
Xây dựng bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả, tinh gọn, hiệu suất làm việc cao sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí OPEX. Có thể bắt đầu bằng việc tuyển chọn nhân lực chất lượng, có năng lực quản lý làm việc đa nhiệm, hạn chế tuyển dụng hàng loạt, số lượng lớn nhân sự cho nhiều vị trí.
Cắt giảm các phòng ban, tinh giảm bộ máy, tối ưu chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận sẽ giúp hạn chế bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả và tốn kém chi phí.
Xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng, marketing hiệu quả
So sánh với các phương thức marketing truyền thông, việc ứng dụng chiến lược marketing online, công nghệ hiện đại trong tiếp thị quảng cáo có thể tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống quản lý khách hàng mới và cũ hiệu quả. Đặc biệt, khi 80% doanh thu của doanh nghiệp đến từ 20% khách hàng cũ. Phát triển hệ thống chăm sóc khách hàng cũ, sẽ giúp tăng doanh thu và được khách hàng tin tưởng hơn. Điều này sẽ giúp bạn tăng doanh thu tối ưu mà không cần tốn kém chi phí để tìm khách hàng mới.
Doanh nghiệp hoạt động được cần có chi phí để duy trì tất cả các nghiệp vụ, bộ phận. Tùy đặc trưng doanh nghiệp mà chi phí hoạt động sẽ có sự khác biệt. Tối ưu OPEX sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả làm việc, tăng doanh thu, tính cạnh tranh với đối thủ.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
- Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay
- HayBond – Đầu tư an tâm, lợi nhuận hấp dẫn
- [Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay
- CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN
- Thận trọng Finhay và VNSC by Finhay bị giả mạo [Cảnh báo]
- Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay
- Tập đoàn Novaland (NVL) tiết lộ lý do chậm công bố báo cáo tài chính soát xét nửa đầu năm 2024
- Bản tin chứng khoán ngày 17/09: Thị trường hồi phục sau phiên rũ bỏ
- DOGS là gì? Tất cả những gì bạn cần biết về DOGS coin
- Đầu tư gì với 10 triệu?
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu