Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

Robot giao dịch chứng khoán là gì? Đặc điểm và chức năng của Robot đặt lệnh

View count icon 4101
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Trước những “ồn ào” về AI, công nghệ trí tuệ nhân tạo hay ứng dụng Chat GPT gần đây, các nhà đầu tư lại một lần nữa được nghe về robot giao dịch chứng khoán. Thực tế, Robot đặt lệnh chứng khoán đã xuất hiện từ khá lâu trước đây nhưng tại Việt Nam, thuật ngữ này vẫn còn tương đối mới mẻ. Cùng Chứng khoán Vina tìm hiểu thông tin chi tiết về robot chứng khoán trong nội dung sau đây.

Robot giao dịch chứng khoán là gì?

Thuật ngữ robot trong đầu tư chứng khoán được nhắc đến từ năm 1870 và trở nên phổ biến kể từ năm 1980 – 1990 tại Mỹ. 

Robot giao dịch chứng khoán (robot trading) được hiểu là một công cụ đặt lệnh tự động, cho phép nhà đầu tư sử dụng khẩu vị rủi ro cá nhân kết hợp với chiến lược đầu tư để tạo ra một bộ quy tắc riêng. Quy tắc cài đặt cho robot sẽ là những dữ liệu về thời gian, giá cả, khối lượng hay mô hình toán học,… 

Robot giao dịch đã được mã hóa nhằm mục đích bảo mật, không cho phép sự sao chép. Kể cả công ty chứng khoán cũng không thể tự ý truy cập thông tin giao dịch của nhà đầu tư.

robot-giao-dich-trong-chung-khoan

Robot giao dịch hiện nay sẽ tuân theo các quy tắc cơ bản như:

  • Entry Rules – quy tắc gia nhập: Thông báo thời điểm thích hợp nên thực hiện giao dịch.
  • Exit Rules – quy tắc thoái lui: Cảnh báo thời điểm nên rời bỏ vị thế hiện tại.
  • Position Sizing Rules: Quy tắc xác định khối lượng giao dịch.

Đặc điểm của robot đặt lệnh chứng khoán

Sử dụng có thuật toán sẵn

Thuật toán của Robot trading được xây dựng và phát triển bằng cách xác định các yếu tố cốt lõi áp dụng được trong mọi chiến lược giao dịch, thông qua tình hình thị trường, bối cảnh nền kinh tế,… Các nhà lập trình thường sử dụng phương pháp thống kê làm cơ sở để áp dụng.

Robot thực hiện giao dịch bằng cách phân tích các yếu tố đầu vào. Tức là nó sẽ xác định liên tục những điểm có tín hiệu kém hiệu quả trên thị trường mà tại đó giá của chứng khoán không thể phản ánh chính xác giá trị của tài sản. 

Để xây dựng chiến lược giao dịch cho Robot, có thể dựa vào một số yếu tố như: 

  • Dựa vào các tin tức vĩ mô: Lãi suất ngân hàng, thuế tăng/giảm,…
  • Dựa vào các báo cáo doanh thu, lợi nhuận,…
  • Dựa vào thống kê các giá trị tương quan, phương sai,…
  • Tham khảo thông số kỹ thuật: Đường trung bình động, chỉ số RSI,…

Thực tế các thị trường đều có những biểu hiện nhất định về sự kém hiệu quả, thất bại chung. Và khi robot liên tục lặp đi lặp lại việc xác định “hành vi” này của thị trường sẽ cung cấp cho lập trình viên cơ sở để xây dựng chiến lược cho riêng mình.

robot-trading

Tuy nhiên, bản thân người lập trình sẽ không thể xác định được nguyên nhân gây sự kém hiệu quả. Họ sẽ không thể đánh giá được khả năng thành công hay thất bại hoàn toàn của chiến lược. Tất cả sẽ đều chỉ mang tính chất dự báo. 

Robot có tính kiểm thử và tối ưu hóa

Tính Kiểm thử (Backtesting) 

Việc tối ưu hóa hiệu suất và giảm mức độ thiếu khách quan là mong muốn của hầu hết các nhà đầu tư sở hữu robot giao dịch. Để làm được điều này, bạn phải chọn một thước đo hiệu suất có khả năng bao quát mọi yếu tố rủi ro và lợi nhuận.

Tính kiểm thử là quá trình xác thực robot giao dịch chứng khoán có đang thực hiện đúng theo những gì bạn muốn hay không. Việc này cho phép xác định liệu robot có thực sự hiểu cách hoạt động thông qua các loại tài sản, khung thời gian, điều kiện thị trường khác nhau,… Từ đó, người dùng có thể nhanh chóng phát hiện những sự việc bất ngờ và có ảnh hưởng lớn tới thị trường.

Tối ưu hóa (Optimization) 

Thực tế, có rất nhiều nhà đầu tư bị lầm tưởng về hiệu quả hoạt động tốt/xấu do robot của bạn bị phụ thuộc quá nhiều vào dữ liệu từ quá khứ, dẫn đến đánh giá xu hướng thiếu khách quan. Tương lai luôn có những diễn biến bất ngờ chưa từng có, việc xây dựng kế hoạch dựa hoàn toàn vào dữ liệu quá khứ sẽ làm robot giao dịch thất bại.

robot-dat-lenh-giao-dich

Vì thế, bạn nên cho phép robot được luyện tập, tiếp xúc với nhiều tệp dữ liệu khác nhau, giảm bớt các tính năng đầu vào, đơn giản hóa chiến thuật. Từ đó tìm ra được chiến thuật tối ưu nhất, hiệu quả nhất. 

Chức năng của robot chứng khoán

Robot trading có nhiều chức năng quan trọng như:

  • Robot sẽ tiến hành đặt lệnh dựa trên bộ quy tắc cài đặt từ trước. khi thị trường đáp ứng những thông số cài trong thuật toán thì robot tự động thực hiện giao dịch. Điều này giúp robot trading có thể thay thế con người theo dõi các biến động của thị trường, đặt lệnh giao dịch, giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, công sức.
  • Robot nhanh chóng gửi cảnh báo đến nhà đầu tư trước vài phiên giao dịch nếu phát hiện các dấu hiệu về một thị trường có xu hướng tăng/giảm. Khi đó bạn sẽ nắm bắt được những cơ hội đầu tư hấp dẫn cũng như nhanh chóng thoát khỏi vị thế để bảo vệ nguồn vốn của bản thân.
  • Robot giao dịch chứng khoán thực hiện giao dịch nhanh chóng, hiệu quả, kịp thời và triệt để. Nó loại bỏ yếu tố cảm tính của con người trong suốt quá trình ra quyết định.

Ví dụ: Nhà đầu tư thiết lập robot ban đầu như sau: Khi đường trung bình động 50 ngày – MA50 cao hơn mức trung bình động 200 ngày – MA200 thì thực hiện lệnh mua. Nếu MA50 thấp hơn thì tự động thực hiện lệnh bán số cổ phiếu đó trong danh mục đầu tư. Lúc này, bạn sẽ không cần liên tục theo dõi biến động thị trường, khi các điều kiện trên được thoả mãn, robot trading sẽ tự động đặt lệnh. 

Rất nhiều công ty chứng khoán hiện nay tập trung phát triển hệ thống Robot giao dịch để hỗ trợ khách hàng trong việc tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường. Tại Mỹ, Robot trading được các quỹ đầu tư và cả các nhà đầu tư cá nhân sử dụng để đầu tư trong trung và dài hạn. Các đối tượng nhà đầu tư này sử dụng robot trading để mua một lượng lớn cổ phiếu, giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo độ chính xác và không làm giá cổ phiếu bị ảnh hưởng. 

robot-giao-dich-chung-khoan

Ưu – nhược điểm của robot giao dịch chứng khoán

Robot chứng khoán đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, dù có nhiều chức năng, ưu điểm nhưng robot trading cũng có hạn chế mà bạn cần lưu ý. 

Ưu điểm

Trước hết, hãy điểm qua những ưu điểm nổi bật của robot trading:

  • Tiết kiệm thời gian: việc mua/ bán diễn ra tự động, tức thì ngay tại thời điểm có mức giá tốt nhất, từ đó giảm thiểu tối đa sự thay đổi về giá.
  • Hạn chế rủi ro: Giao dịch bằng robot chứng khoán giúp hạn chế rủi ro thao tác lỗi, tốc độ chậm,… do nó hoạt động dựa trên chương trình được lập trình sẵn.
  • Có tính linh hoạt: Robot có tính linh hoạt, vận hành trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, dựa trên dữ liệu lịch sử và thực tế hiện tại để kiểm thử, …
  • Hạn chế FOMO: Sử dụng Robot giúp loại bỏ yếu tố cảm tính, tâm lý của con người, hạn chế việc bị tác động bởi tâm lý đám đông, tâm lý FOMO.

Hạn chế

  • Robot sẽ không có khả năng xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp mà chỉ được lập trình dựa trên những cơ sở về giá và thanh khoản. Như vậy khả năng robot mua vào cổ phiếu của một công ty không mấy chất lượng là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.
  • Khi giá cổ phiếu đi ngang, tín hiệu bán sẽ được robot liên tục trả về. Thực tế robot giao dịch chứng khoán chỉ thật sự hiệu quả nếu giá trị thị trường có xu hướng tăng/ giảm rõ rệt. Trong trường hợp thị trường sideway, nhà đầu tư cần có phương án khác để thay thế. 
  • Robot hoạt động dựa trên bộ quy tắc lập trình sẵn, nhà đầu tư không thể can thiệp vào hệ thống, tự thay đổi theo ý mình muốn cho việc tìm kiếm cổ phiếu cho bản thân, theo yêu thích, … 

giao-dich-robot

Nhà đầu tư cần chuẩn bị gì khi sử dụng robot trading?

Có thể thấy, Robot trading giúp người dùng chuyển đổi một chiến lược xác định thành một chuỗi dữ liệu mà máy tính có thể xử lý. Đồng thời đảm bảo sự tương thích với phần mềm đặt lệnh. Như vậy, để sử dụng robot giao dịch, bạn cần phần mềm giao dịch tương ứng để kết nối.

Không dễ để có một robot giao dịch chứng khoán, điều này đòi hỏi nhà đầu tư phải có hiểu biết nhất định về chương trình máy tính để tự lập trình hoặc đi thuê bên lập trình. Đồng thời, chuẩn bị hạ tầng để kết nối với nền tảng giao dịch, qua đó sử dụng để đặt lệnh, thu thập dữ liệu thị trường,… Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị một cơ sở hạ tầng công nghệ phục vụ cho việc lưu trữ, kiểm tra, thực hiện, phân tích dữ liệu của robot.

Có một lưu ý rằng, nếu hệ thống của bạn bị lỗi, mất kết nối, độ trễ thời gian,… điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả giao dịch của robot. Nhà đầu tư phải luôn kiểm tra, vận hành kỹ trước khi đưa vào thực hiện, thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện lỗi.

Robot giao dịch chứng khoán đã và sẽ mở ra một kỷ nguyên giao dịch số thông minh, hiện đại. Ngay từ bây giờ, nhà đầu tư nên nắm rõ, hiểu được thế nào là robot giao dịch chứng khoán để chuẩn bị sẵn sàng kiến thức, kinh nghiệm,… Từ đó bắt đầu vận dụng vào quá trình đầu tư của mình nhé.

Cùng chủ đề

Có nên đầu tư vào cổ phiếu GVR trong năm 2025 hay không?

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (cổ phiếu GVR) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành cao su và khu công nghiệp, với lợi thế …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 02-12-2024 4:47:58
7 rủi ro khi đầu tư trái phiếu bạn cần cân nhắc

Đầu tư trái phiếu từ lâu được xem là kênh an toàn, ổn định, phù hợp với những nhà đầu tư ưa thích sự chắc chắn. Tuy nhiên, không phải …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 02-12-2024 2:57:47
Những lưu ý khi đầu tư trái phiếu bạn cần biết

Đầu tư trái phiếu là một kênh sinh lời an toàn và ổn định, nhưng để đạt hiệu quả cao và giảm thiểu rủi ro, bạn cần lưu ý một …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 29-11-2024 2:39:41

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K