Menu Icon
Giao dịch
VNSC / Chứng Khoán

Tìm hiểu thông tin về trái phiếu Techcombank, có nên đầu tư?

View count icon 1906
Share link icon
Facebook icon LinkedIn icon Instagram icon

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư cá nhân có xu hướng tham gia vào thị trường trái phiếu vì tính an toàn và lãi suất hấp dẫn. Trong đó, trái phiếu Techcombank là sản phẩm luôn được đánh giá cao. Vậy có nên đầu tư trái phiếu của Techcombank không? Đầu tư như thế nào? Cùng Chứng khoán VINA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Khái quát về Ngân hàng Techcombank

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank được thành lập năm 1993, hội sở đặt tại Hà Nội, với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chính của Techcombank là huy động và cho vay vốn ngắn, trung và dài hạn. Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư trái phiếu, đầu tư vào các công ty con…

Khai-quat-ve-Ngan-hang-Techcombank

Năm 1995, chi nhánh thứ 2 của Techcombank được thành lập tại Tp.HCM, vốn điều lệ tăng lên 51,495 tỷ đồng. Từ đó đến nay, ngân hàng này không ngừng mở rộng và phát triển. Nhiều Chi nhánh/Phòng giao dịch được thành lập trên toàn quốc. Vốn điều lệ hiện nay đã tăng lên gấp nhiều lần qua các đợt phát hành cổ phiếu và trái phiếu Techcombank.

Năm 2018, mã cổ phiếu TCB của Techcombank chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh, đánh dấu bước phát triển mới của Ngân hàng. Techcombank đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế, từng bước khẳng định vị thế ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

Một số giải thưởng và thành tựu nổi bật như sau:

  • Nhiều năm nằm trong top Ngân hàng có doanh số phát hành và thanh toán thẻ VISA cao nhất Việt Nam.
  • Giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2018” do Euromoney bình chọn.
  • Năm 2019 lọt top 25% Ngân hàng đứng đầu Đông Nam Á.
  • Năm 2020 được Forbes bình chọn là ”Thương hiệu số 1 về hoạt động hiệu quả”.
  • “Thương hiệu ngân hàng ấn tượng nhất” và “Thương hiệu ngân hàng có sức khỏe thương hiệu tốt nhất” do MiBrand bình chọn.

Thông tin về trái phiếu Ngân hàng Techcombank

Trái phiếu Techcombank là trái phiếu do Ngân hàng Techcombank phát hành với mục đích huy động vốn ngắn và trung hạn. Các sản phẩm trái phiếu được phát hành phù hợp với đối tượng nhà đầu tư cá nhân.

Các sản phẩm trái phiếu Ngân hàng Techcombank

Để đáp ứng nhu cầu khác nhau của nhà đầu tư, Techcombank phát hành 3 loại sản phẩm trái phiếu gồm:

  • Trái phiếu doanh nghiệp: Cung cấp sản phẩm trái phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, lãi suất lên tới 20%/năm. Kỳ hạn trả lãi định kỳ 6 tháng/lần. Sản phẩm này phù hợp với nhóm nhà đầu tư là tổ chức, doanh nghiệp.
  • Bán lẻ trái phiếu doanh nghiệp Smartbond: Techcombank chia nhỏ số trái phiếu doanh nghiệp ngân hàng đã mua và bán lại cho các nhà đầu tư cá nhân. Mở ra cơ hội tiếp cận và sở hữu trái phiếu doanh nghiệp cho mọi người.
  • Trái phiếu linh hoạt: Đây là quỹ đầu tư trái phiếu TCBF với lãi suất lên tới 10%/năm. Tạo thu nhập ổn định và dài hạn cho nhà đầu tư cá nhân. Danh mục đầu tư gồm trái phiếu của nhiều doanh nghiệp, được giám sát bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Ngân hàng Standard Chartered.

Cac-san-pham-trai-phieu-Ngan-hang-Techcombank

Giá trái phiếu Techcombank

Mỗi trái phiếu Techcombank có mệnh giá 1 tỷ đồng, do Công ty Chứng khoán Kỹ thương Techcombank phát hành. Nhà đầu tư được mua tối thiểu 1 trái phiếu. Những khách hàng VIP của Techcombank được ưu tiên mua trái phiếu này.

Lãi suất trái phiếu Techcombank

Thông thường, lãi suất trái phiếu sẽ cao hơn lãi suất tiết kiệm 1 – 2 %/năm. Mức lãi suất sẽ thay đổi tùy thuộc vào thời điểm phát hành. Thời điểm cao nhất, mức lãi suất trái phiếu của Techcombank đạt 8,5%/năm vào năm 2014. Hiện tại, mức lãi suất chung được điều chỉnh giảm, lãi suất trái phiếu Ngân hàng Techcombank giảm xuống còn khoảng 7%/năm.

Phí đầu tư trái phiếu của Techcombank

Khi tham gia đầu tư trái phiếu của Techcombank, ngoài giá mua bạn phải trả một số loại phí khác như phí môi giới, phí lưu ký trái phiếu, phí giao dịch… Cụ thể như sau:

  • Phí giao dịch trái phiếu niêm yết: Là số tiền nhà đầu tư phải trả khi mua – bán trái phiếu. Không có quy định chung, do Công ty Chứng khoán quy định.
  • Phí giao dịch trái phiếu không niêm yết: Được gọi là phí chuyển nhượng, cũng do Công ty Chứng khoán quy định.
  • Phí môi giới: Là phí nhà đầu tư phải trả khi giao dịch trái phiếu thông qua Công ty Chứng khoán. Phí được trả cho Công ty Chứng khoán làm nhiệm vụ môi giới trái phiếu, do công ty đó quy định.
  • Phí lưu ký trái phiếu: Đối với trái phiếu niêm yết và đăng ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, bạn phải trả 0,2 VNĐ/trái phiếu/tháng.

Lai-suat-trai-phieu-Techcombank

Cách đầu tư trái phiếu Techcombank

Muốn tham gia đầu tư trái phiếu của Techcombank, bạn phải đáp ứng các điều kiện và quy trình giao dịch do Techcombank quy định.

Điều kiện

Techcombank phát hành trái phiếu cho đối tượng khách hàng priority. Do đó, muốn đầu tư trái phiếu này, bạn phải đáp ứng các điều kiện để trở thành khách hàng priority sau:

  • Số dư các tài khoản tiết kiệm, tài khoản thanh toán… trong 3 tháng liên tiếp đạt 1 tỷ đồng.
  • Tổng giá trị quan hệ tài chính với Techcombank đạt 2 tỷ đồng.
  • Có tiền gửi tiết kiệm 3 tháng tại Techcombank đạt 1 tỷ đồng.
  • Có số dư tài khoản đầu tư đạt từ 1 tỷ đồng trở lên.

Cách mua

Có 4 bước thực hiện đầu tư trái phiếu Ngân hàng Techcombank như sau:

  • Bước 1 – Mở tài khoản trực tuyến: Truy cập website Techcombank > Điền đầy đủ thông tin > Xác nhận mã OTP > Hệ thống sẽ tự động đăng nhập tài khoản sau khi hoàn tất.
  • Bước 2 – Xác thực tài khoản: Bạn chụp thông tin CMND/CCCD/Hộ chiếu, quay video theo hướng dẫn > Gửi tới TCBS.
  • Bước 3 – Ký kết hợp đồng: Bạn xem kỹ điều khoản hợp đồng điện tử > Ký hợp đồng > Tài khoản giao dịch của bạn sẽ được kích hoạt sau 24 giờ kể từ khi hoàn tất hợp đồng.
  • Bước 4 – Đăng nhập và mua trái phiếu: Bạn chọn mục “Mua trái phiếu” > Chọn loại trái phiếu muốn mua > Đặt lệnh mua.

Cach-mua

Có nên mua trái phiếu Techcombank không?

Bạn cần xem xét và so sánh những ưu điểm khi đầu tư trái phiếu Ngân hàng Techcombank như sau:

  • Đảm bảo thu hồi vốn, tạo thu nhập dài hạn: Các quỹ trái phiếu Ngân hàng Techcombank tập trung đầu tư và trái phiếu Chính phủ và trái phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu nên sẽ đảm bảo chất lượng tín dụng, độ an toàn cao.
  • Kỳ hạn và thanh khoản linh hoạt: Kỳ hạn đầu tư trái phiếu linh hoạt từ 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 3 năm… Bạn được tất toán linh hoạt hàng tháng mà không cần tất kỳ thủ tục đăng ký trước nào. Bạn cũng có quyền bán vào các thời điểm tròn tháng tính từ ngày mua trái phiếu.
  • Lãi suất cạnh tranh: Lãi suất trái phiếu thường cao hơn mức lãi suất chung và lãi suất gửi tiết kiệm từ 1 – 2%/năm.

Cuối năm 2022 vừa qua, giá trị trái phiếu giảm, tăng trưởng NAV/CCQ của TCBF ở mức -15%, nhiều nhà đầu tư thua lỗ. Điều này khiến lòng tin của nhà đầu tư giảm sút, mọi người ồ ạt rút vốn. Lãi suất thị trường 2022 tăng cũng là một trong những nguyên nhân khiến kênh đầu tư trái phiếu giảm sức hấp dẫn.

Tuy nhiên, theo dự đoán thị trường trái phiếu Việt Nam sẽ phục hồi trong giai đoạn 2023 – 2024 và sẽ bước sang chu kỳ mới phát triển ổn định hơn vào 2025. Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước đã công bố giảm lãi suất điều hành bắt đầu từ 15/3/2023.

Co-nen-mua-trai-phieu-Techcombank-khong

Điều này khiến lãi suất chung của thị trường cũng giảm. Đây là điều kiện thuận lợi để thị trường trái phiếu phát triển. 

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng có thể đặt niềm tin vào khả năng thanh khoản của trái phiếu Techcombank khi đến hạn. Trong năm 2022 vừa qua, hoạt động kinh doanh của ngân hàng này đã đạt kết quả ấn tượng.

Cụ thể, hầu hết các khoản thu nhập của Techcombank đều tăng. Thu nhập từ lãi tăng 13,5%, thu nhập hoạt động dịch vụ tăng 24,8%, thu phí dịch vụ bảo hiểm tăng 12,3%, thu từ tín dụng tăng 154%. Tiền mặt & các khoản thanh toán tăng 76,2% so với cùng kỳ. Kết quả, lợi nhuận trước thuế đạt 25,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với 2021. Tổng tài sản đạt 699,0 nghìn tỷ đồng, tăng 22,9% so với đầu năm.

Tỷ lệ an toàn (CAR) theo Basel II đạt 15,2%, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đạt 3,2%, thuộc top đầu ngành. Như vậy, trái phiếu của Techcombank và quỹ trái phiếu TCBF là sản phẩm đáng cân nhắc để đầu tư.

Trên đây là tất cả thông tin về trái phiếu Techcombank mà Chứng khoán Vina muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: có nên đầu tư trái phiếu techcombank không.  Tất nhiên, không thể khẳng định đầu tư trái phiếu an toàn 100% nhưng đây là kênh đầu tư ít rủi ro và tỷ lệ thu hồi vốn cao. Tuy nhiên, bạn nên phân tích kỹ càng trước khi ra quyết định mua để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.

Cùng chủ đề

Có nên đầu tư trái phiếu doanh nghiệp? Triển vọng thị trường trong năm 2025

Năm 2022-2023 đánh dấu khoảng thời gian ảm đạm của thị trường trái phiếu. Sang tới năm 2024, tình hình có phần khả quan hơn nhưng vẫn chưa phục hồi …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 04-12-2024 4:50:46
Khám Phá Chỉ Số Greed & Fear Trong Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam

Cập nhật chỉ số phiên 04/12/2024: Kết phiên ngày 04/12/2024, chỉ số Greed & Fear đang ở mức 67.14, cho thấy rõ trạng thái lạc quan/tham lam của thị trường. …

Author icon VNSC By Finhay Calendar icon 03-12-2024 4:35:29
Có nên đầu tư vào cổ phiếu GVR trong năm 2025 hay không?

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (cổ phiếu GVR) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành cao su và khu công nghiệp, với lợi thế …

Author icon VNSC by Finhay Calendar icon 02-12-2024 4:47:58

Trải nghiệm đầu tư thông minh
cùng VNSC by Finhay

QR Code
QR code tải ứng dụng VNSC by Finhay

VNSC by Finhay - Save & Invest

Chứng khoán & các tài sản khác

icon star icon star icon star icon star icon star 20K