Trạng thái ngược chiều về chính sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương
Mới đây, ngày 12/1/2024, cả Mỹ và Trung quốc đều công khai số liệu CPI tháng 12/2023. Cả 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang đi về 2 hướng khác nhau: Lạm phát và giảm phát. Nhưng cả 2 chiều hướng đều tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong năm 2024.
Niềm hy vọng vào cục dự trữ liên bang Mỹ sớm đảo chiều lãi suất đã bắt đầu ảm đạo, sau khi só liệu lmaj phát tháng 12/2023 được công bố. Theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 12 so với cùng kỳ năm trước đó đã đánh dấu mức tăng 3,4%, cao nhất trong 3 tháng gần đây. Vấn đề nghiêm trọng ở chỗ, mức tăng trở lại của lạm phát Mỹ đã cao hơn so với kỳ vọng của Fed là 2% vươn lên đạt mức 3,2%.
Hoa Kỳ – Lạm phát nóng trở lại và FED chậm đảo chiều lãi suất?
Cơ quan thống kê Mỹ giải thích về việc lạm phát tăng trở lại, cho rằng do giá năng lượng tháng 12/2023 chỉ giảm 2%, mức giảm này ít so với hồi tháng 11 là 5,4%. Tỷ lệ lạm phát lõi đã trừ đi năng lượng và lương thực so với cùng kỳ năm ngoái giảm xuống còn 3,9%, dưới 4% của giai đoạn trước nhưng vẫn cao hơn mức kỳ vọng 3,8%.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ ở mức 3,7% đây là mức thấp nhất kể từ thập kỷ 1960 và đà giảm tốc của thị trường đã mang đến hy vọng của Fed sẽ đảo chiều chính sách sớm hơn vào tháng 3 năm nay. Tuy nhiên, sau khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 54 năm, nhưng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu lại tăng cao hơn vào tuần trước, từ 189.000 lên mức 214.000.
Theo phỏng vấn của Reuters với các chuyên gia kinh tế cho thấy kỳ vọng không tốt: Các chuyên gia tin rằng Fed sẽ kéo dài thời gian trước khi đảo chiều chính sách về lãi suất, có thể rơi vào tháng 5 hoặc 6/2024, chứ không theo kỳ vọng và số lần giảm lãi suất trong năm 2024 cũng ít hơn. Một kịch bản giả định đưa ra cú sốc cực đoan, các chiến lược gia kinh tế của Bank of America còn đưa ra cảnh báo xấu hơn cho năm 2024: “Nhóm 10 Ngân hàng Trung ương thế giới bao gồm cả Fed sẽ không cắt giảm lãi suất”.
Cấu trúc giá tạo nên lạm phát Mỹ cho thấy lạm phát lõi luôn cao hơn lạm phát tổng thể, tốc độ giảm phát lõi rất chậm. Giá cả hàng hóa thiết yếu cũng thiết lập mặt bằng mới. Theo cách khác, lạm phát giá năng lượng và lương thực trong giai đoạn 2020-2021, chi tiêu công tăng vọt cũng như lạm phát giá do tiền rẻ đi đã ngấm vào mặt bằng giá tiêu dùng. Nguyên nhân chính gây lạm phát ở Mỹ có nguồn gốc từ nội tại của nền kinh tế chứ không phải chỉ do đứt gãy chuỗi cung ứng hay xung đột địa chính trị khiến giá dầu thô tăng như nhiều chính sách và các nhà kinh tế đã đưa ra.
Các con số ghi nhận cũng cho thấy lạm phát ở Mỹ dễ bị tác động tiêu cực trở lại bởi giá dầu thô tăng. Giá dầu thô lại chịu tác động bởi xung đột địa chính trị giữa phương Tây – Nga và Trung Đông. Xung đột Trung đông đang có xu hướng lan rộng hơn, trong khi cuộc chiến tranh Nga – Ukraine chưa có hồi kết. Các cuộc tấn công do Hoa Kỳ dẫn đầu nhắm vào phiến quân Houthi khiến công ty Shell PLC SHEL – ANh tạm ngừng vận chuyển các chuyến hàng qua Biển Đỏ.
Thêm vào đó, khối tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và Nga (OPEC) vẫn theo đuổi chiến lược giữ giá dầu thô để thực hiện mục tiêu sinh lời, đảm bảo nguồn ngoại tệ cho Nga, khi chiến tranh kéo dài và các trừng phạt kinh tế từ phương Tây. Vào tháng 12/2023, khối POEC tiếp tục cắt giảm 2,2 triệu thùng/ ngày, chặn đà giảm mạnh của giá dầu thô thế giới. trong đó, dự trữ dầu thô Mỹ đang suy giảm kể từ khi đạt đỉnh vào năm 2020, xuống mức thấp nhất 20 năm qua, theo EIA cho hay.
Hiện không chỉ dầu thô mà tăng trưởng tiền lương của Mỹ cũng bất ngờ giảm mạnh đến 0,4% trong thời điểm tháng 12/2023 so với tháng 11 và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc tăng tiền lương bất ngờ của Mỹ được xem như một yếu tố khơi dậy lạm phát, theo giám đốc đầu tư của Northwestern Mutual Wealth Management Co – ông Brent Schutte.
Bất ổn chính trị gia tăng và tăng trưởng thiếu bền vững
Ghi nhận GDP của Hoa Kỳ đã phục hồi trở lại trong năm 2023, đạt mức 2,5%, cao hơn mức tăng 1,9% trong năm 2022 và thấp hơn dự báo của Fed là 2,6%. Các chỉ số cho thấy mức thiệt hại ít hơn dự đoán do thị trường việc làm đã mở rộng, hỗ trợ chi tiêu của người tiêu dùng. Dòng vốn từ các nhà đầ tư ngoại chậm lại và chỉ tăng 4,4% trong năm 2023, thấp hơn năm 2022 ở mức 5,2%. Đầu tư của người dân Mỹ cũng sụt giảm mạnh 10,7% trong khi năm 2022 chỉ giảm 9%. Ngoài ra, xuất khẩu cũng chậm lại ở mức 2,7% và nhập khẩu giảm 1,7%.
Cơ cấu tăng trưởng đang cho thấy hoạt động chi tiêu công vốn không bền vững, trong khi chi tiêu và đầu tư cá nhân đã chậm và bị thu hẹp. Nếu lạm phát không giảm như kỳ vọng, niềm tin kinh doanh sẽ suy giảm làm ảnh hưởng đến tăng trưởng tương lai.
Nhưng tại Mỹ, vấn đề mấu chốt không phải là phục hồi tăng trưởng thiếu bền vững mà là do chính sách lãi suất chưa thể đảo chiều khiến thị trường tài chính rủi ro hơn hết. Điều kiện tài chính đang thắt chặt quá lâu, khiến chất lượng tài sản chính bị suy giảm nhanh chóng và hậu quả các doanh nghiệp xác sống hay phá sản tăng vọt. Các gói nới lỏng định lượng QE 1, 2, 3 của Fed đang nhắm vào mua trái phiếu doanh nghiệp, nhằm đưa thị trường này mở rộng.
Trong năm 2019, lượng trái phiếu rác (hạng đầu cơ) chiếm 53% lượng trái phiếu đầu tư có xếp hạng tốt hơn BBB. Theo báo cáo của S&P Rating, giá trị lượng trái phiếu BBB này đạt 1,9 nghìn tỷ USD đáo hạn vào năm 2023. Tính đến hết quý III/2023, Mỹ vỡ nợ trái phiếu 47,8 tỷ USD, cao gấp 3,4 lần so với năm 2021. Theo dự đoán của Credit Benchmark, tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp của Mỹ và Anh sẽ tăng lên mức cao nhất trong quý III/2024. Trong đó, tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu đầu cơ của Mỹ đạt 4,4% và có thể đạt 4,5% trong năm nay.
Việc Fed không thể đảo chiều lãi suất sớm gây áp lực bán tháo lên các lớp tài sản tài chính của các ngân hàng thương mại, quỹ tài chính đang nắm giữ. Tình trạng này giống với vụ phá sản ngân hàng thung lũng Silicon hồi tháng 3/2023 hoặc Credit Suisse có thể sảy ra, các nền kinh tế trên khắp thế giới đang đối mặt với những khối nợ kỷ lục của cả khu vực công và tư.
Lãi suất của đồng USD đã đạt mức cao nhất trong 25 năm qua, sau 13 lần Fed liên tiếp tăng. Lãi suất không giảm và lạm phát kéo dài có thể bùng lên khủng hoảng tài chính vốn đang diễn ra âm ỉ. Đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã đảo chiều từ năm 2022 khi Fed tăng lãi suất. Trong lịch sử kinh tế Mỹ ghi nhận, bất kỳ lợi suất trái phiếu chính phủ nào đảo chiều, khủng hoảng tài chính sẽ xuất hiện sau đó.
Dù sao thì vấn đề của Mỹ vẫn ở tương lai. Hiện Mỹ tiếp tục giảm lạm phát từ từ và các rủi ro kinh tế cũng tăng dần theo đà xử lý lạm phát của Fed. Bởi vậy, Mỹ còn sức mạnh tiêu dùng và sức mạnh đồng USD đang thống trị toàn cầu, ngoài ra còn các sức mạnh đến từ các ngành công nghệ cao, vũ khí…. Để dần thu xếp và ứng phó với các vấn đề của chính họ. Trong khi các vấn đề của Trung Quốc đang khó khăn và rủi ro hơn nhiều. Trung Quốc hiện là bài toán khó và có tác động trực tiếp đến nền kinh tế, tài chính của nước ta.
Trung Quốc gặp vấn đề nan giải liên quan đến giảm phát
Nếu lạm phát được ví như nền kinh tế đang bị sốt thì giảm phát lại đẩy nền kinh tế vào trạng thái đóng băng. Khi giá cả giảm, tài sản lập tức giảm khiến các hộ gia đình sẽ thắt chặt chi tiêu, doanh nghiệp cũng sẽ thu hẹp sản xuất. Lý thuyết kinh tế và cả thực tiễn đều chứng minh rằng các phương pháp kích thích của chính phủ để làm nóng nền kinh tế trong trường hợp này sẽ là rất khó khăn, cần nhiều thời gian và các phương pháp tái cấu trúc thể chế mạnh mẽ.
Đối ngược với nhiều nền kinh tế lớn đang đối mặt với lạm phát thì Trung Quốc lại rơi vào giảm phát từ tháng 7/2023. Theo Cục thống kê của Trung Quốc ghi nhận CPI của nước này đã giảm 0.3% so với cùng kỳ và giảm 0.5% so với tháng 11 và ở mức thấp nhất trong 13 năm qua. Theo Brooks, giảm phát có thể xuất phát từ 1 trong 4 nguyên nhân, trong khi nền kinh tế Trung Quốc có cả 4 nguyên nhân này.
Thứ nhất, người tiêu dùng giảm chi tiêu do họ kỳ vọng giá sẽ giảm hoặc do họ mất niềm tin vào môi trường kinh tế vĩ mô. Họ tiết kiệm chi tiêu để đảm bảo kinh tế trong tương lai của bản thân và gia đình. Điều này đúng khi tình trạng trong nước suy yếu kèm theo thất nghiệp gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp của người trẻ trung quốc (độ tuổi từ 16-24) đang ở mức 14,9% ghi nhận trong tháng 12 và con số này đạt kỷ lục vào 21,3% trong tháng 6 năm vừa qua.
Nội dung đầy đủ được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 05-2024 phát hành ngày 29-01-2024.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
- Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay
- Chứng khoán Vina tự hào trở thành “Đại lý phân phối – Thành viên lập quỹ tích cực năm 2024”
- VNSC by Finhay năm thứ 2 liên tiếp được vinh danh quốc tế về ứng dụng AI trong lĩnh vực chứng khoán
- VNSC by Finhay hợp tác cùng Dragon Capital nâng cao kiến thức về quỹ mở
- HayBond – Đầu tư an tâm, lợi nhuận hấp dẫn
- [Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay
- CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN
- Thận trọng Finhay và VNSC by Finhay bị giả mạo [Cảnh báo]
- Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay
- Ông Donald Trump làm Tổng thống Mỹ sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế và chứng khoán Việt Nam?
- Bản tin chứng khoán ngày 06/11: Thị trường tăng mạnh
- Danh sách các chứng quyền phát hành 2024
- Kết quả Minigame Hỏi nhanh đáp gọn, ẵm trọn quà to
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu