WACC là gì? Hướng dẫn chi tiết các cách tính WACC
Khi đầu tư vào một doanh nghiệp, nhà đầu tư cần quan tâm tới cách sử dụng vốn của doanh nghiệp đó. Nguồn vốn được phân bổ như thế nào, sử dụng ra sao, có hiệu quả không. WACC là một trong những tiêu chí được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vậy WACC là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số này như thế nào?
WACC là gì?
WACC – viết tắt của Weighted Average Cost of Capital, là Chi phí sử dụng vốn bình quân. WACC là mức bình quân chi phí sử dụng các loại vốn của doanh nghiệp tương ứng với tỷ trọng của chúng. Các loại vốn này bao gồm vốn cổ phiếu thường, vốn cổ phiếu ưu đãi, vốn trái phiếu, vốn vay và một số khoản vốn khác.
Về bản chất, WACC là chi phí cơ hội doanh nghiệp chấp nhận cho việc đầu tư vốn ra bên ngoài. Nếu đầu tư hiệu quả, doanh nghiệp thu được lợi nhuận, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư cũng có lợi nhuận. Vì vậy, dựa vào WACC nhà đầu tư có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Ý nghĩa của WACC là gì?
Dựa vào WACC có thể thấy ngay được cơ cấu vốn của doanh nghiệp, cách họ sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó đánh giá được sức khỏe tài chính và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, WACC có nhiều ý nghĩa quan trọng như:
Giúp doanh nghiệp xây dựng cơ cấu vốn tối ưu
Dựa vào WACC, doanh nghiệp biết được chi phí phải bỏ ra với mỗi đồng vốn họ huy động được. Từ đó điều chỉnh cơ cấu vốn vay và vốn chủ sở hữu sao cho doanh nghiệp có đủ vốn hoạt động, tối ưu hóa chi phí sử dụng vốn và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
Tác động tới quyết định đầu tư, mua sắm tài sản mới
Việc ra quyết định đầu tư hạng mục mới, mua tài sản mới của một doanh nghiệp không hề đơn giản. Doanh nghiệp cần phải quyết định xem nên mua bằng vốn chủ sở hữu hay vốn vay vì điều này ảnh hưởng lớn tới cơ cấu vốn, giá cổ phiếu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Khi đó, lãnh đạo doanh nghiệp dựa vào WACC để tính toán cân đối giữa chi phí vốn cần bỏ ra, giá cổ phiếu và lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư. Nếu tỷ suất lợi nhuận bình quân cao hơn WACC thì quyết định đầu tư đó thường sẽ được chấp nhận.
Căn cứ xác định rủi ro kinh doanh
Như đã biết, WACC là chi phí cơ hội doanh nghiệp chấp nhận khi sử dụng vốn, cũng là căn cứ xác định rủi ro kinh doanh. WACC giúp doanh nghiệp đánh giá xem họ có đang sử dụng vốn hiệu quả hay không, đồng thời so sánh chi phí sử dụng vốn với các doanh nghiệp cùng ngành khác.
Trường hợp chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với doanh nghiệp khác cùng ngành nghĩa là doanh nghiệp đang tạo ra nhiều giá trị hơn cho các bên liên quan và rủi ro kinh doanh thấp hơn. Vậy, WACC bao nhiêu là tốt? Sẽ không có một con số cụ thể cho giá trị này. WACC càng thấp doanh nghiệp càng được định giá cao, dễ dàng thu hút thêm vốn đầu tư.
Báo hiệu sức khỏe tài chính
WACC là cơ sở để nhà đầu tư và chủ nợ quyết định đầu tư hoặc cho doanh nghiệp vay tiền. Bởi lẽ, chi phí sử dụng vốn cao là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, khả năng cao trong tương lai không có nhiều tiền để chia cổ tức cho cổ đông và trả nợ.
Khi đó, doanh nghiệp khó nhận được đầu tư và khó vay vốn. Vì vậy, doanh nghiệp nên theo dõi chặt chẽ sự thay đổi của WACC để có thể đưa ra điều chỉnh kịp thời làm hài lòng cổ đông và chủ nợ.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng WACC khi quyết định nên hay không nên mua lại cổ phiếu đã phát hành, nên chia cổ tức cho cổ đông hay giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư… Thông thường, cổ tức được giữ lại tái đầu tư khi doanh nghiệp có cơ hội đầu tư mang lại tỷ lệ hoàn vốn cao và ngược lại.
Ưu điểm và hạn chế của WACC
Để sử dụng WACC hiệu quả nhất, doanh nghiệp và nhà đầu tư cần hiểu rõ những ưu điểm và hạn chế của chỉ số này.
Ưu điểm
- Giúp nhà đầu từ xác định rủi ro khi mua cổ phiếu.
- Hỗ trợ việc xác định giá trị doanh nghiệp thông qua phân tích dòng tiền chiết khấu.
- Hỗ trợ nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời của một khoản đầu tư.
- Có thể giúp nhà đầu tư đánh giá sự chính xác của số liệu trong Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm, WACC cũng có những hạn chế cần chú ý như:
- WACC không dễ tính toán bởi chi phí vốn cổ phần không nhất quán. Mỗi người có thể báo cáo một con số khác nhau với nhiều lý do được đưa ra.
- Chỉ số này chỉ khả quan với những doanh nghiệp và dự án có quy mô nhỏ. Với dự án và doanh nghiệp quy mô lớn, WACC có thể làm thay đổi rủi ro kinh doanh khiến nhà đầu tư không đánh giá đúng tính khả thi của dự án.
Các công thức tính WACC
Tùy thuộc vào bộ số liệu thu được sẽ có nhiều cách tính WACC khác nhau. Dưới đây là 3 công thức tính phổ biến và dễ áp dụng nhất.
Dựa theo khái niệm, WACC là bình quân chi phí sử dụng của tất cả các nguồn vốn trong doanh nghiệp tính theo tỷ trọng của từng nguồn vốn. Công thức xác định WACC tổng quát như sau:
WACC = i=1nWi x Ri
Trong đó:
- WACC là Chi phí sử dụng vốn bình quân
- Ri là Chi phí sử dụng vốn của nguồn vốn thứ i
- Wi là Tỷ trọng nguồn vốn i trong tổng nguồn vốn
- i là Nguồn vốn theo thứ tự từ 1 đến n.
Trường hợp nhà đầu tư không nắm rõ chi phí sử dụng và tỷ trọng của từng nguồn vốn có thể áp dụng công thức khác dưới đây:
WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd*(1-Tc)
Trong đó:
- E là Giá trị thị trường của tổng nguồn vốn chủ sở hữu
- D là Giá trị thị trường của tổng vốn vay nợ
- V = E + D là Giá trị thị trường của tổng nguồn vốn doanh nghiệp
- Re là Chi phí vốn chủ sở hữu/vốn cổ phần
- Rd là Chi phí sử dụng nợ
- Tc là Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra cũng có thể áp dụng công thức mở rộng dưới đây:
WACC = Chi phí phần vốn của chủ sở hữu * % vốn của chủ sở hữu + Chi phí nợ * % nợ x (1 – thuế TNDN) + Chi phí của cổ phiếu ưu đãi * % Cổ phiếu ưu đãi
Ví dụ: Doanh nghiệp A có tổng vốn là 5 tỷ, trong đó vốn chủ sở hữu là 2 tỷ, vốn vay ngân hàng là 1 tỷ, vốn từ phát hành cổ phiếu là 1 tỷ, vốn lợi nhuận giữ lại chưa phân phối là 1 tỷ, doanh nghiệp đang trong thời gian được miễn thuế TNDN.
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là 15%, chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng là 10%, chi phí vốn cổ phiếu là 12%, chi phí vốn lợi nhuận giữ lại là 12%. Các bước tính chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp A như sau:
Tỷ trọng từng nguồn vốn trong doanh nghiệp là:
- Vốn chủ sở hữu: 40%
- Vốn vay ngân hàng: 20%
- Vốn cổ phiếu: 20%
- Lợi nhuận giữ lại chưa phân phối: 20%.
Như vậy, WACC của doanh nghiệp A là:
(40% x 15%) + (20% x 10%) + (20% x 12%) + (20% x 12%) = 12,8%
Một số chi phí cần sử dụng trong công thức tính WACC
Khi tiến hành tính WACC, cần tính trước nhiều loại chi phí khác của doanh nghiệp. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tính những loại chi phí này.
Cách tính chi phí sử dụng vốn huy động từ vay nợ
Để việc sử dụng vốn vay đạt hiệu quả thì tỷ suất sinh lời tối thiểu cần phải đạt được phải bằng với chi phí sử dụng vốn vay. Nhà đầu tư cần phân biệt chi phí sử dụng vốn vay trước thuế và chi phí sử dụng vốn vay sau thuế.
Công thức xác định chi phí sử dụng vốn vay trước thuế:
Vt = T11+Rdt+T2(1+Rdt)2+…+Tn(1+Rdt)n
Trong đó:
- Vt là Số tiền vay doanh nghiệp sử dụng cho đầu tư
- Ti là Số tiền gốc và lãi doanh nghiệp phải trả ở năm thứ i
- Rdt là Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế
- n là Số năm vay vốn.
Công thức xác định chi phí sử dụng vốn vay sau thuế:
Rd = Rdt × (1- t)
Trong đó:
- Rd là Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế
- Rdt là Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế
- t là Thuế suất thuế TNDN (%).
Cách tính chi phí sử dụng vốn cổ phiếu ưu đãi
Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu ưu đãi là mức tỷ suất lợi nhuận tối thiểu nhà đầu tư vào cổ phiếu ưu đãi yêu cầu đối với doanh nghiệp.
Rp = DpP0 – F
Trong đó:
- Rp là Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu ưu đãi
- Dp là Cổ tức cổ phiếu ưu đãi
- P0 là Giá phát hành cổ phiếu ưu đãi
- F là Chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi.
Ví dụ: Doanh nghiệp B phát hành 1 triệu cổ phiếu ưu đãi với giá 15.000đ/cổ phiếu để huy động vốn sử dụng cho chiến dịch đầu tư mới. Cổ tức cổ phiếu ưu đãi là 2.000đ/cổ phiếu, chi phí phát hành là 300đ/cổ phiếu.
Vậy Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu ưu đãi là:
RP = 3.00015.000 – 300 = 20,4%
Cách tính chi phí sử dụng vốn lợi nhuận giữ lại tái đầu tư
Kết thúc một chu kỳ kinh doanh (thường là 1 năm), doanh nghiệp có thể lựa chọn chia cổ tức cho cổ đông hoặc giữ lại phần lợi nhuận này để tái đầu tư. Nếu tỷ suất lợi nhuận dự án đầu tư cao hơn chi phí sử dụng vốn thì sẽ được giữ lại, ngược lại nếu tỷ suất lợi nhuận thấp hơn chi phí sử dụng vốn thì sẽ chia cổ tức cho cổ đông.
Như vậy, chi phí sử dụng vốn lợi nhuận giữ lại là mức tỷ suất lợi nhuận tối thiểu nhà đầu tư yêu cầu đối phần vốn từ lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp. Chi phí này không dễ đo lường, có 3 phương pháp phổ biến dưới đây.
Phương pháp 1: Chiết khấu dòng tiền
Đây là phương pháp tính đơn giản nhất, chỉ áp dụng với doanh nghiệp có trả cổ tức và cổ tức không tăng giảm đột biến. Công thức như sau:
Rs = D1P0+ g
Trong đó:
- Rs là Chi phí sử dụng vốn lợi nhuận giữ lại tái đầu tư
- D1 là Cổ tức dự kiến nhận được ở 1 năm sau khi nắm giữ cổ phiếu
- g là Tốc độ tăng trưởng cổ tức đều đặn hàng năm dự kiến
- P0 là Giá hiện hành của cổ phiếu thường.
Ví dụ: Giá cổ phiếu doanh nghiệp C hiện tại là 10.000đ/cổ phiếu, cổ tức năm trước là 1.000đ/cổ phiếu, tốc độ tăng trưởng cổ tức kỳ vọng là 9%/năm. Vậy chi phí sử dụng vốn lợi nhuận giữ lại là:
RS = 1.00010.000 + 9% = 19%
Phương pháp 2: Mô hình định giá tài sản vốn CAPM
Phương pháp này phức tạp hơn vì yêu cầu ước tính mức bù rủi ro và hệ số rủi ro cổ phiếu của doanh nghiệp, có thể áp dụng cho doanh nghiệp có hoặc không trả cổ tức. Công thức tính theo phương pháp mô hình định giá tài sản vốn CAPM này như sau:
Rs = Rf + β × (Rm – Rf)
Trong đó:
- Rs là Chi phí sử dụng vốn lợi nhuận giữ lại tái đầu tư
- Rf là Tỷ suất sinh lời của tài sản phi rủi ro (thường bằng lãi suất Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm hoặc 10 năm)
- Rm là Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường
- β là Hệ số rủi ro đối với cổ phiếu của doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp D có hệ số rủi ro β là 0.7, tỷ suất sinh lời của thị trường là 20%, lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm là 10%, chi phí sử dụng vốn lợi nhuận giữ lại sẽ là:
Rs = 10% + 0,7 × (20% – 10%) = 8%
Phương pháp 3: Lãi suất trái phiếu cộng mức bù rủi ro
Với phương pháp này, chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp được tính bằng tổng lãi suất nợ (thường là khoản nợ dài hạn) của doanh nghiệp và mức bù rủi ro. Nhà đầu tư đánh giá mức bù rủi ro của doanh nghiệp dựa vào xếp hạng tín nhiệm, đòn bẩy tài chính, chi phí nợ vay, năng lực sản xuất kinh doanh… của doanh nghiệp đó.
Ví dụ: Doanh nghiệp E có lãi suất khoản vay dài hạn là 12%, mức bù rủi ro là 2%. Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại tái đầu tư là: 12% + 2% = 14%.
Cách tính chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới
Hiện tại, rất ít doanh nghiệp trả toàn bộ cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Cùng với tiền mặt thường kèm theo trả bằng cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu mới phát hành thêm. Số cổ phiếu phát hành để trả cổ tức và cổ phiếu phát hành thêm này đều phát sinh chi phí sử dụng vốn.
Theo đó, chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường mới là mức tỷ suất lợi nhuận tối thiểu nhà đầu tư kỳ vọng khi mua thêm cổ phiếu mới. Ngoài ra, để phát hành thêm cổ phiếu cần tốn nhiều khoản phí khác như phí bảo lãnh phát hành, phí quảng cáo, phí kiểm toán… tất cả chi phí này đều tính vào chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường mới.
Như vậy, công thức tính như sau:
Re =D1P0 × (1 – F)+g
Trong đó:
- Re là Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới
- D1 là Cổ tức dự kiến nhận được ở năm thứ 1 (1 năm sau khi nắm giữ cổ phiếu)
- P0 là Giá phát hành cổ phiếu thường mới
- F là Chi phí phát hành cổ phiếu thường mới
- g là Tốc độ tăng trưởng cổ tức đều đặn hàng năm dự kiến.
Ví dụ: Doanh nghiệp F quyết định phát hành thêm cổ phiếu thường mới để huy động thêm vốn. Giá phát hành cổ phiếu thường là 17.000đ/cổ phiếu, cổ tức cổ phiếu năm trước là 1.500đ/cổ phiếu, tốc độ tăng trưởng đều đặn là 8%, chi phí phát hành cổ phiếu là 2% giá trị phát hành. Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường mới là:
Re = 1.50017.000 x (1-2%) + 8%= 17%
Đối với doanh nghiệp, WACC là chi phí sử dụng vốn họ phải bỏ ra để huy động nguồn vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư dự án mới. Đối với nhà đầu tư nhà người cho vay, WACC lại là chi phí cơ hội, là mức rủi ro phải chấp nhận khi đầu tư vào doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp đó vay tiền.
Trên đây là tất cả thông tin về WACC là gì, ý nghĩa và ưu nhược điểm của WACC cùng hướng dẫn chi tiết cách tính. Có thể thấy, WACC là một chỉ số quan trọng khi đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về WACC và vận dụng hiệu quả khi đầu tư tài chính.
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
- Danh mục chứng khoán ký quỹ (Margin) tại VNSC by Finhay
- HayBond – Đầu tư an tâm, lợi nhuận hấp dẫn
- [Cảnh báo] Thận trọng với các hình thức lừa đảo giả mạo VNSC by Finhay
- CEO Chứng khoán Vina tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc cùng lãnh đạo UBCKNN
- Thận trọng Finhay và VNSC by Finhay bị giả mạo [Cảnh báo]
- Ra mắt sản phẩm Hoàn tiền mua sắm trên VNSC by Finhay
- VNSC by Finhay hợp tác triển khai khoá học: Đầu tư chứng chỉ quỹ cùng Dragon Capital
- Một doanh nghiệp ngành điện trả cổ tức bằng tiền gấp 3 lần kế hoạch
- Giá vàng trồi sụt – Có nên mua vàng thời điểm này?
- Bản tin chứng khoán ngày 10/10: MSN và FPT tăng mạnh, khối ngoại mua ròng
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu
Cổ phiếu được quan tâm nhất
Xem thêmNổi bật
Định giá doanh nghiệp
Bộ thông tin theo từng doanh nghiệp được VNSC by Finhay phối hợp cùng các đối tác áp dụng công nghệ để xác định
- Xác định nhóm doanh nghiệp có tăng trưởng bền vững
- Dễ dàng ra quyết định với thông tin so sánh “Thị giá” - “Định giá” theo từng mã cổ phiếu